Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

108 Nhà thơ ANH

 


108 NHÀ THƠ ANH







© Nguyễn Viết Thắng giới thiệu, dịch và chú giải.
Không đăng lại trên các trang Web với mục đích thương mại.

Thơ Wystan Hugh Auden

 


Wystan Hugh Auden (21 tháng 2 năm 1907 – 29 tháng 9 năm 1973) – nhà thơ Mỹ và Anh, sinh ra và lớn lên ở Anh, trở thành nhà thơ nổi tiếng của Anh, năm 1939 sang Mỹ. Ông là người có sự ảnh hưởng rất lớn đến văn học Anh-Mỹ, là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XX.
 
Tiểu sử
Wystan Hugh Auden sinh ở York, Anh. Từ nhỏ được học ở trường St. Edmund's School (Hindhead), Surrey, sau đó, ở trường Gresham's School, nổi tiếng với việc giáo dục kỷ luật nghiêm khắc và gắn liền với giáo dục tôn giáo. Ở trường này, Auden nhận ra rằng mình là người đồng tính nên từ chối việc học các môn học tôn giáo. Auden tiếp tục học thơ cổ ở Đại học Oxford và bắt đầu hoạt động văn học từ ngày còn là sinh viên. Năm 1930 in tập thơ đầu tiên Thơ (Poems), chịu ảnh hưởng tư tưởng cách mạng của Karl Marx, Sigmund Freud, Charles Darwin, phê phán xã hội tư sản. Thập niên 1930, Auden sang Đức, sống ở Berlin một số năm, dạy học và sáng tác. Năm 1936 in tập thơ Hãy xem, Người xa lạ! (Look, Stranger!), kết hôn với con gái nhà văn Thomas Mann. Thời gian tiếp đó ông đi du lịch nhiều nơi cùng với Christopher Isherwood, và quyết định sang sống ở Mỹ. Việc ông di cư sang Mỹ trước thềm Thế chiến II, khiến đa số người dân Anh coi như một hành động phản bội, tuy vậy, đối với Auden là vì những lý do cá nhân.
 
Sang Mỹ năm 1939, ông dạy học ở nhiều trường Đại học và tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng. Nhiều tác phẩm sáng tác thời kỳ trước cũng được tập hợp in vào năm 1945. Năm 1948 ông được trao giải Pulitzer, năm 1954 được tặng giải Bollinger, và năm 1967 được tặng huân chương Văn học. Wystan Hugh Auden mất năm 1973 ở Vienna.
 
Tác phẩm chính

*Thơ (Poems, 1930)
*Vũ điệu của cái chết (The Dance of Death, 1933)
*Trèo lên F.6 (The Ascent of F.6, 1936)
*Hãy xem, người xa lạ! (Look, Stranger!, 1936)
*Tây Ban Nha (Spain, 1937)
*Hành trình ra trận (Journey to a War, 1939)
*Tuổi lo âu (The Age  of  Anxiety, 1947)
*Lá chắn của Achilles (The  Shield of Achilles, 1955)
*Dâng tặng Clio (Homage to Clio, 1960)
*Tuyển tập thơ (Collected Longer Poems, 1969)
*Tuyển tập thơ (Collected Shorter Poems 1927-1957, 1966)
*Thơ giai đoạn sau (Last Poems, 1974)
*Cám ơn sương mù (Thank You, Fog, 1974)
*Tuyển tập thơ (Collected Poems, 1976, new edns. 1991, 2007)
 
6 bài thơ
 


ANH Ở ĐÂU?
 
Ở những người yêu số phận của mình
Phải giải quyết một vấn đề tồn tại:
Đau khổ với tình hay với chính anh.
 
Vì thân xác thực chỉ trong bóng đêm
Và cái tôi kéo theo điều khao khát
Khi thức giấc sẽ trở lại chính anh.
 
Narcisssus không hình dung ra mình
Nhìn thấy không phải mình trong hồ nước
Nên không thể nào có được lặng yên.
 
Thác nước, lửa, đá và cả trẻ con
Luôn gây trò và nghĩ suy đơn giản
Tiếp nhận cuộc đời như nó tự thân.
 
Đối với ông già Proust thì tình
Chỉ là dối gian, chỉ là đau khổ
Càng yêu nhiều, lòng càng lắm cô đơn.
 
Người đang yêu thường có điều phi lí
Cái tôi thứ hai mong muốn cho mình
Nhưng hãy nhớ một điều rất giản dị:
Không bao giờ ta có được chính mình.
 
Are You There?
 
Each lover has some theory of his own
About the difference between the ache
Of being with his love, and being alone:
 
Why what, when dreaming, is dear flesh and bone
That really stirs the senses, when awake,
Appears a simulacrum of his own.
 
Narcissus disbelieves in the unknown;
He cannot join his image in the lake
So long as he assumes he is alone.
 
The child, the waterfall, the fire, the stone,
Are always up to mischief, though, and take
The universe for granted as their own.
 
The elderly, like Proust, are always prone
To think of love as a subjective fake;
The more they love, the more they feel alone.
 
Whatever view we hold, it must be shown
Why every lover has a wish to make
Some kind of otherness his own:
Perhaps, in fact, we never are alone.
 
 


TƯỞNG NHỚ W. B. YEATS (Trích)
(Mất tháng giêng năm 1939)
 
I
Anh ra đi giữa băng giá mùa đông
Sông đóng băng, những phi trường hoang vắng
Tuyết trắng rơi, phủ đầy lên bức tượng
Rót xuống miệng của ngày một giọt thủy ngân
Dường như mọi thiết bị đo đếm cũng đồng tình
Ngày anh ra đi tối tăm và giá lạnh.
 
Cách xa những ngày đau ốm của anh
Chó sói hãy còn chạy giữa rừng xanh.
Dòng sông quê không còn mê bờ đẹp
Và ngôn ngữ của đám tang
Ngăn cách thơ anh và cái chết.
 
Nhưng với anh, ngày cuối, như chính anh
Ngày của tin đồn và những cô y tá
Đặt lên thi thể vẻ không yên
Và hoang vu cả quãng trường lý trí.
Vùng ngoại ô bao trùm lên lặng lẽ
Những cảm giác dường như lặng ngừng
Anh trở thành người cho đời ngưỡng mộ.
 
Và bây giờ lan tỏa trong hàng trăm thành phố
Anh mang cho những cảm giác không quen
Để hạnh phúc trong cõi khác
Và xử phạt theo bộ luật của lương tâm
Lời của người đã chết
Cùng với người đang sống ở trần gian.
 
Nhưng sự quan trọng của ngày mai trong tiếng ồn
Nơi những người môi giới om sòm trên sàn chứng khoán
Nơi những kẻ nghèo khổ sở vì nghèo túng
Và mỗi người đều có tự do của mình
Nhưng cái ngày này không một ai hờ hững
Như ý nghĩ về một ngày không bình thường
Dường như mọi thiết bị đo đếm cũng đồng tình
Ngày anh ra đi tối tăm và giá lạnh.
 
In memory of W. B. Yeats
(d. January 1939)
 
He disappeared in the dead of winter:
The brooks were frozen, the air-ports almost deserted?
And snow disfigured the public statues;
The mercury sank in the mouth of the dying day.
O all the instruments agree
The day of his death was a dark cold day.
 
Far from his illness
The wolves ran on through the evergreen forests,
The peasant river was untempted by the fashionable quays;
By mourning tongues
The death of the poet was kept from his poems.
 
But for him it was last afternoon as himself,
An afternoon of nurses and rumours;
The provinces of his body revolted,
The squares of his mind were empty,
Silence invaded the suburbs,
The current of his feeling failed: he became his admirers.
 
Now he is scattered among a hundred cities
And wholly given over to unfamiliar affections;
To find his happiness in another kind of wood
And be punished under a foreign code of conscience.
The words of a dead man
Are modified in the guts of the living.
 
But in the importance and noise of to-morrow
When the brokers are roaring like beasts on the floor of the Bourse,
And the poor have the sufferings to which they are fairly accustomed,
And each in the cell of himself is almost convinced of his freedom;
A few thousand will think of this day
As one thinks of a day when one did something slightly unusual.
O all the instruments agree
The day of his death was a dark cold day.
 
 


YÊU NHIỀU HƠN
 
Khi nhìn lên những vì sao tôi biết
Sự thờ ơ – dù tôi về địa ngục
Nhưng sự bàng quan có ở trên đời
Không đáng sợ, cả thú cũng như người.
 
Có phải ngôi sao bằng đam mê thiêu đốt
Để chúng ta không còn quay về được?
Nếu như tình cảm không thể cân bằng
Thì hãy để cho tôi yêu nhiều hơn.
 
Tôi vẫn nghĩ rằng ngôi sao ban phước
Dù với ngôi sao thế nào cũng được
Và tôi cũng không thể nói như vầy:
Không có sao, tôi không phải là tôi.
 
Cứ để cho những ngôi sao biến mất
Khi đó chỉ còn bóng đêm dày đặc
Tôi sẽ quen nhìn bầu trời trống không
Dù điều này cần một ít thời gian.
 
The More Loving One
 
Looking up at the stars, I know quite well
That, for all they care, I can go to hell,
But on earth indifference is the least
We have to dread from man or beast.
 
How should we like it were stars to burn
With a passion for us we could not return?
If equal affection cannot be,
Let the more loving one be me.
 
Admirer as I think I am
Of stars that do not give a damn,
I cannot, now I see them, say
I missed one terribly all day.
 
Were all stars to disappear or die,
I should learn to look at an empty sky
And feel its total dark sublime,
Though this might take me a little time.
 
 


NẾU ANH CÓ THỂ NÓI VỚI EM
 
Mọi thứ đều sắp đặt bởi thời gian
Biết cái giá mà chúng ta phải trả
Nếu anh biết thì đã nói cùng em.
 
Hề làm trò – thì ta phải khóc lên
Ta vấp váp – khi nhạc công chơi nhạc
Mọi thứ đều sắp đặt bởi thời gian.
 
Tương lai thì ai biết được đâu em
Anh yêu em hơn những gì đã nói
Mọi thứ đều sắp đặt bởi thời gian.
 
Gió từ đâu, vẫn biết một điều rằng
Và tại sao chiếc lá vàng rụng xuống
Mọi thứ đều sắp đặt bởi thời gian.
 
Những bông hồng quả thực muốn lớn lên
Và ánh nhìn quả là mong ở lại
Nếu biết thì anh đã nói cùng em.
 
Giả sử những con sư tử đứng lên
Những dòng suối và lính đều bỏ chạy
Mọi thứ đều sắp đặt bởi thời gian?
Nếu anh biết thì với em đã nói.
 
If I could tell you
 
Time will say nothing but I told you so,
Time only knows the price we have to pay;
If I could tell you I would let you know.
 
If we should weep when clowns put on their show,
If we should stumble when musicians play,
Time will say nothing but I told you so.
 
There are no fortunes to be told, although,
Because I love you more than I can say,
If I could tell you I would let you know.
 
The winds must come from somewhere when they blow,
There must be reasons why the leaves decay;
Time will say nothing but I told you so.
 
Perhaps the roses really want to grow,
The vision seriously intends to stay;
If I could tell you I would let you know.
 
Suppose all the lions get up and go,
And all the brooks and soldiers run away;
Will Time say nothing but I told you so?
If I could tell you I would let you know.
 
 
VĂN MỘ CHÍ CHO BẠO CHÚA
 
Sự hoàn mỹ là điều hắn mê say
Thơ hắn làm ra mọi người dễ hiểu
Hắn biết sự ngu muội như bàn tay
Hắn quan tâm những binh đoàn, hạm đội
Khi hắn cười, nghị sĩ cười nắc nẻ
Khi hắn khóc, trẻ ngoài phố chết đầy. 
 
Epitaph on a Tyrant
 
Perfection, of a kind, was what he was after,
And the poetry he invented was easy to understand;
He knew human folly like the back of his hand,
And was greatly interested in armies and fleets;
When he laughed, respectable senators burst with laughter,
And when he cried the little children died in the streets.
 
 


ĐIỆU BLUES TRONG LỄ TANG
 
Quên đồng hồ đi, tắt điện thoại
Ngăn chó sủa bằng cách ném cục xương
Thôi đánh trống, ngưng tiếng dương cầm
Khiêng quan tài để người ta đến vái.
 
Hãy cho tàu bay lượn vòng than khóc
Vẽ lên trời dòng chữ Anh Đi Rồi
Buộc băng tang quanh cổ trắng bồ câu
Và găng đen đeo vào cho cảnh sát.
 
Anh với tôi là Đông, Tây, Nam, Bắc
Là tuần làm việc, chủ nhật nghỉ ngơi
Là trưa, tối, là lời, là khúc hát
Là tình yêu, tôi ngỡ, đến muôn đời.
 
Giờ ai cần những vì sao, hãy tắt
Dỡ mặt trời và đóng gói mặt trăng
Tát cạn bể và chặt hết cây rừng
Bởi giờ đây chẳng còn gì tốt đẹp.
 
Funeral Blues
 
Stop all the clocks, cut off the telephone,
Prevent the dog from barking with a juicy bone,
Silence the pianos and with muffled drum
Bring out the coffin, let the mourners come.
 
Let aeroplanes circle moaning overhead
Scribbling on the sky the message He is Dead.
Put crepe bows round the white necks of the public doves,
Let the traffic policemen wear black cotton gloves.
 
He was my North, my South, my East and West,
My working week and my Sunday rest,
My noon, my midnight, my talk, my song;
I thought that love would last forever: I was wrong.
 
The stars are not wanted now; put out every one,
Pack up the moon and dismantle the sun,
Pour away the ocean and sweep up the woods;
For nothing now can ever come to any good.
  


Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Thơ George Herbert

 


George Herbert (3 tháng 4 năm 1593 – 1 tháng 3 năm 1633) – nhà thơ siêu hình xuất sắc của Anh, tác giả của những bài thơ tâm linh, linh mục Anh giáo.
 
Tiểu sử
George Herbert sinh ra trong một gia đình quý tộc, giàu có, trí thức. Mẹ của ông là bạn và là người bảo trợ của nhà thơ John Donne, anh trai của ông, Edward Herbert cũng là một nhà thơ lớn và là nhà triết học theo thuyết thần thánh. Người cha mất khi George mới lên ba tuổi để lại góa phụ nuôi mười đứa con. George học tại Trường Westminster, sau đó tại Đại học Cambridge (1609-1613). Từ năm 1618, ông dạy môn hùng biện tại Cambridge, các  năm 1620-1628, ông là diễn giả trước công chúng của trường đại học. Từ năm 1624 – là thành viên Quốc hội. Ông được vua James I bảo trợ nhưng ông sớm qua đời.
 
2 bài thơ
 


BẢN CHẤT
 
Lạy Chúa tôi, thơ không là vương miện
Thơ không vì nổi tiếng hoặc hư danh
Không phải lời khen trong những tiệc tùng
Không phải cây đàn, không là thanh kiếm.
 
Thơ không biết chơi đàn hay nhảy nhót
Không phải người Pháp hoặc Tây Ban Nha
Thơ sinh ra không phải để làm trò
Hay giải trí để người ta mời mọc.
 
Thơ lặng lẽ, không ồn ào thế tục
Không phải sàn chứng khoán hay hội trường
Nhưng tôi làm thơ là để tôn vinh
Tôi ca tụng Chúa và tôi có hết.
 
The Quiddity
 
My God, a verse is not a crown,
No point of honour, or gay suit,
No hawk, or banquet, or renown,
Nor a good sword, nor yet a lute:
 
It cannot vault, or dance, or play;
It never was in France or Spain ;
Nor can it entertain the day
With a great stable or demesne:
 
It is no office, art, or news,
Nor the Exchange, or busy Hall;
But it is that which while I use
I am with thee, and Most take all.
 
 


ĐÔI CÁNH PHỤC SINH
 
Chúa tạo ra con người và của cải Chúa đã ban
Nhưng con người ngốc nghếch đã làm mất hết
Và ngày một suy tàn
Cho đến khi trở thành
Kém nhất.
 
Hãy cho con được bay lên
Với Chúa
Như một con chim sơn ca bé nhỏ
Hát ngợi ca những chiến thắng của Người
Nếu con bị ngã có tay Người nâng đỡ.
 
Con lớn lên trong nỗi buồn từ nhỏ
Những bệnh tật và xấu hổ vẫn còn
Người đã trừng phạt những lỗi lầm
Và con cảm thấy mình
Vô cùng nhỏ bé.
 
Hãy để cho con được hòa nhập lại
Với Người
Để ngợi ca chiến thắng ngày hôm nay
Người hãy ban cho con đôi cánh
Dù đớn đau, con bay đến với Người.
 
Easter-wings
 
Lord, who created'st man in wealth and store,
Though foolishly he lost the same,
Decaying more and more,
Till he became
Most poor.
 
With thee
O let me rise
As larks, harmoniously,
And sing this day thy victories;
Then shall the fall further the flight in me.
 
My tender age in sorrow did begin;
And still with sicknesses and shame
Thou didst so punish sin,
That I became
Most this.
 
With thee
Let me combine
And feel this day thy victory;
For, if I imp my wing on thine,
Affliction shall advance the flight in me.
 


Thơ Robert Southey

 


Robert Southey (12 tháng 8 năm 1774 – 21 tháng 3 năm 1843) – nhà thơ Anh thuộc trường phái Lãng mạn và là “Nhà thơ Hoàng gia” từ năm 1813 cho đến khi ông qua đời.
 
Tiểu sử
Robert Southey sinh ở Bristol, học tại Trường Westminster và Đại học Belliol, Oxford, nơi ông gặp và làm quen với Samuel Taylor Coleridge. Thời trẻ, ông say mê những ý tưởng của Cách mạng Pháp và đã viết vở kịch “Wat Tyler” với tinh thần cách mạng sục sôi. Năm 1795, ông đi du lịch đến Bồ Đào Nha, kết hôn với Edith Fricker (Coleridge kết hôn với em gái cô, Sara).
 
Năm 1800, Southey đi du lịch đến Tây Ban Nha và trở về định cư ở vùng hồ (Lake District), nơi ông ở cho đến cuối đời. Năm 1813 ông được bổ nhiệm làm “Nhà thơ Hoàng gia” sau khi Walter Scott từ chối vị trí này.
 
Năm 1838 Edith qua đời và Southey tái hôn với Caroline Anne Bowles, cũng là một nhà thơ. Ông qua đời ngày 21 tháng 3 năm 1843 và được chôn cất tại nhà thờ Crosthwaite. Có một đài tưởng niệm ông bên trong nhà thờ với một văn bia do bạn ông, William Wordsworth viết.
 
3 bài thơ
 


NHỮNG LỜI THAN PHIỀN CỦA NGƯỜI NGHÈO
 
“Tại vì sao người nghèo hay than phiền?”
Người đàn ông giàu hỏi tôi như vậy
“Hãy đi ra ngoài với tôi – tôi nói –
Tôi sẽ tìm câu trả lời cho ông”.
 
Buổi tối tuyết rơi trên những con đường
Và trong không gian một cơn gió lạnh
Còn chúng tôi ăn mặc không đủ ấm
Dù chúng tôi mặc quần áo mùa đông.
 
Chúng tôi gặp một ông già đầu trần
Những sợi tóc trên đầu ông bạc trắng.
Tôi hỏi: “Vì sao trong đêm giá lạnh
Mà ông vẫn bước ra đường?”
 
“Thật khổ cái thân này – ông già nói –
Nhà tôi không có lửa, lạnh như băng
Cực chẳng đã tôi phải bước ra đường
Mong sẽ xin ai đó cho bó củi”.
 
Chúng tôi gặp một đứa bé chân trần
Cô bé này mặc áo quần rách rưới
“Tại vì sao đi ra đường – tôi hỏi –
Giữa trời đêm gió lạnh và giá băng?”
 
Cô bé nói rằng: cha cô ở nhà
Đang ốm nặng, nằm liệt giường liệt chiếu
Mà trong nhà không có gì ăn cả
Cô phải đi để xin bánh nuôi cha.
 
Và chúng tôi thấy một người phụ nữ
Ngồi trên một hòn đá để nghỉ chân
Một đứa con cô mang ở sau lưng
Một đứa phía trước cô đang cho bú.
 
“Tại vì sao chị ở đây – tôi hỏi –
Giữa trời đêm gió lạnh của mùa đông
Tôi cảm thấy thương cho những đứa con”
Người phụ nữa trả lời tôi như vậy:
 
“Chồng của tôi là một người lính trận
Vì nhà vua đã đi ra chiến trường
Tôi ở nhà phải tự mình nuôi con
Phải ra đường xin bánh mì để sống”.
 
Một cô gái ăn mặc rất nhẹ nhàng
Mắt trũng sâu nhưng nhìn cô vẫn đẹp
Cô mỉm cười nhìn chúng tôi gần mặt
Có vẻ như một cô gái đứng đường.
 
Tôi hỏi rằng có tội lỗi gì không
Nếu tôi nói một điều không giấu giếm
Cô gái trả lời: “Nhà em nghèo lắm
Suốt cả ngày chưa có chút gì ăn”.
 
Người đàn ông giàu có đứng lặng im
Tôi nói rằng: “Bây giờ ông đã thấy
Mọi người đã trả lời cho câu hỏi:
Tại vì sao người nghèo hay than phiền?”
 
The Complaints of the Poor
 
And wherefore do the Poor complain?
The rich man asked of me,--
Come walk abroad with me, I said
And I will answer thee.
 
Twas evening and the frozen streets
Were cheerless to behold,
And we were wrapt and coated well,
And yet we were a-cold.
 
We met an old bare-headed man,
His locks were few and white,
I ask'd him what he did abroad
In that cold winter's night:
 
'Twas bitter keen indeed, he said,
But at home no fire had he,
And therefore, he had come abroad
To ask for charity.
 
We met a young bare-footed child,
And she begg'd loud and bold,
I ask'd her what she did abroad
When the wind it blew so cold;
 
She said her father was at home
And he lay sick a-bed,
And therefore was it she was sent
Abroad to beg for bread.
 
We saw a woman sitting down
Upon a stone to rest,
She had a baby at her back
And another at her breast;
 
I ask'd her why she loiter'd there
When the wind it was so chill;
She turn'd her head and bade the child
That scream'd behind be still.
 
She told us that her husband served
A soldier, far away,
And therefore to her parish she
Was begging back her way.
 
We met a girl; her dress was loose
And sunken was her eye,
Who with the wanton's hollow voice
Address'd the passers by;
 
I ask'd her what there was in guilt
That could her heart allure
To shame, disease, and late remorse?
She answer'd, she was poor.
 
I turn'd me to the rich man then
For silently stood he,
You ask'd me why the Poor complain,
And these have answer'd thee.
 
 


CORNELIUS AGRIPPA, BÀI BALLAD VỀ CHÀNG TRAI
ĐỌC SÁCH BẤT HỢP PHÁP VÀ BỊ TRỪNG PHẠT
 
Cornelius Agrippa một hôm lên đường
Đã cẩn thận khóa căn phòng của mình
Trao chìa khóa và dặn dò người vợ
Không cho một ai được phép vào trong.
 
“Nếu có ai hỏi muốn được vào phòng
Thì em từ chối người ta thẳng thừng
Bất kể ai, dù van nài cầu khẩn
Vẫn cứ nói không và chỉ nói không”.
 
Có một chàng trai trẻ sống ở gần
Từ lâu muốn được ghé vào gian phòng
Chàng nài nỉ và cầu xin người vợ
Người vợ ngu trao chìa khóa cho chàng.
 
Một cuốn sách dày dặn đặt trên bàn
Mà Agrippa vừa mới đọc xong
Những hàng chữ được viết bằng máu đỏ
Bìa bằng da của người đã lìa trần.
 
Những trang sách ma thuật và kinh hoàng
Đầy những hình ảnh quái dị lạ lùng
Na ná nhau và vô cùng khó hiểu
Chẳng làm sao kể lại được kỹ càng.
 
Và chàng trai bắt đầu đọc từng trang
Thấy khó hiểu, ý nghĩa rất tối tăm
Đột nhiên nghe thấy tiếng người gõ cửa
Chàng vẫn đọc nhưng tiếng gõ mạnh hơn.
 
Tiếng gõ càng mạnh và rất lạ lùng
Chàng không biết điều gì đến với mình
Chàng ngồi yên, run rẩy và khiếp sợ
Cho đến khi xuất hiện quỷ Sa-tăng.
 
Hai cái sừng trên đầu rất kinh hoàng
Giống như sắt chỉ vừa mới nung xong
Và một làn khói xanh từ lỗ mũi
Còn cái đuôi như con rắn vẫy vùng.
 
“Ngươi cần gì ở ta?” – quỷ kêu lên
Nhưng chàng trai trẻ chỉ biết lặng im
Mọi sợi tóc trên đầu chàng dựng đứng
Chân tay của chàng đều lẩy bẩy run.
 
“Người cần gì?” – quỷ tiếp tục kêu lên
Còn chàng trai trẻ tiếp tục lặng im
Những lời trên môi của chàng hóa đá
Một nỗi kinh hoàng thấu tận vào xương.
 
“Người cần gì?” – lần thứ ba kêu lên
Những tia chớp từ đôi mắt kinh hoàng
Quỷ giơ móng vuốt giữa bầu không khí
Chàng trai không kịp cầu nguyện cho mình.
 
Đôi mắt quỷ rực lửa và điên cuồng
Khi quỷ xé nát trái tim của chàng
Nhe hàm răng và quỷ cười toe toét
Theo tiếng sấm rền quỷ biến mất tăm.
 
LỜI RĂN
 
Hỡi những chàng trai trẻ, hãy coi chừng
Khi tìm đọc những cuốn sách linh thiêng.
 
Cornelius Agrippa; A Ballad, of a Young Man
that would Read Unlawful Books, and how he was Punished
 
CORNELIUS AGRIPPA went out one day;
His study he lock'd ere he went away,
And he gave the key of the door to his wife,
And charged her to keep it lock'd on her life.
 
"And if any one ask my Study to see,
I charge you to trust them not with the key;
Whoever may beg, and entreat, and implore,
On your life let nobody enter that door."
 
There lived a young man in the house, who in vain
Access to that Study had sought to obtain;
And he begg'd and pray'd the books to see,
Till the foolish woman gave him the key.
 
On the Study-table a book there lay,
Which Agrippa himself had been reading that day;
The letters were written with blood therein,
And the leaves were made of dead men's skin;-
 
And these horrible leaves of magic between
Were the ugliest pictures that ever were seen,
The likeness of things so foul to behold,
That what they were is not fit to be told.
 
The young man he began to read
He knew not what; but he would proceed,
When there was heard a sound at the door
Which, as he read on, grew more and more.
 
And more and more the knocking grew;
The young man knew not what to do;
But, trembling, in fear he sat within,
Till the door was broke, and the Devil came in.
 
Two hideous horns on his head he had got,
Like iron heated nine times red-hot;
The breath of his nostrils was brimstone blue,
And his tail like a fiery serpent grew.
 
"What wouldst thou with me?" the Wicked One cried,
But not a word the young man replied;
Every hair on his head was standing upright,
And his limbs like a palsy shook with affright.
 
"What wouldst thou with me?" cried the Author of ill;
But the wretched young man was silent still;
Not a word had his lips the power to say,
And his marrow seem'd to be melting away.
 
"What wouldst thou with me?" the third time he cries,
And a flash of lightning came from his eyes,
And he lifted his griffin claw in the air,
And the young man had not strength for a prayer.
 
His eyes red fire and fury dart
As out he tore the young man's heart;
He grinn'd a horrible grin at his prey;
And in a clap of thunder vanish'd away.
 
THE MORAL
 
Henceforth let all young men take heed
How in a Conjurer's books they read.
 
 
NHỮNG CUỐN SÁCH CỦA TÔI
 
Ngày của tôi giữa những người đã chết
Họ vẫn đâu đây ở xung quanh tôi
Đôi mắt của họ vẫn nhìn không rời
Những bộ óc của những người vĩ đại
Tôi kết bạn với những con người ấy
Và tôi trò chuyện với họ hàng ngày.
 
Ý nghĩ, tình cảm và những niềm vui
Tôi nhận biết, tôi sẻ chia với họ
Và tôi cảm thấy mình mang nợ
Với những con người này
Và tôi khóc mà không cần đến lời
Tôi biết rằng tôi luôn mang ơn họ.
 
Tôi đang sống giữa những con người đó
Ý nghĩ của tôi về tháng ngày qua
Trong mọi điều suy luận, trong tình yêu
Trong những niềm hy vọng và nỗi sợ
Và tất cả bài học mà tôi có
Đều đến từ những người vĩ đại kia.
 
Hy vọng của tôi với người đã chết
Tôi sẽ ra đi khi đến lượt mình
Cùng với họ tôi sẽ theo con đường
Mà số phận của mình từng sắp đặt
Nhưng tôi vẫn tin rằng những cuốn sách
Và cái tên còn mãi với thời gian.
 
His Books
 
My days among the Dead are past;
Around me I behold,
Where'er these casual eyes are cast,
The mighty minds of old;
My never-failing friends are they,
With whom I converse day by day.
 
With them I take delight in weal,
And seek relief in woe;
And while I understand and feel
How much to them I owe,
My cheeks have often been bedew'd
With tears of thoughtful gratitude.
 
My thoughts are with the Dead, with them
I live in long-past years,
Their virtues love, their faults condemn,
Partake their hopes and fears,
And from their lessons seek and find
Instruction with an humble mind.
 
My hopes are with the Dead, anon
My place with them will be,
And I with them shall travel on
Through all Futurity;
Yet leaving here a name, I trust,
That will not perish in the dust.