Katherine Philips (1 tháng 1
năm 1631 – 22 tháng 6 năm 1664) – nhà thơ, dịch giả người Anh. Bà nổi tiếng với
tư cách là dịch giả các vở kịch “Pompée” và “Horace” của Pierre Corneille ra tiếng
Anh. Bà được nhiều nhà văn, nhà thơ bao gồm cả John Dryden và John Keats, đánh
giá cao.
Tiểu sử
Katherine Phillips sinh ở Luân Đôn. Lên 4 tuổi đã đọc Kinh Thánh một
cách thành thạo và biết nhiều ngoại ngữ. Năm 1647, lên mười sáu tuổi, cô kết
hôn với một nghị sĩ xứ Wales tên là James Phillips, người được cho là 54 tuổi.
Tuy nhiên, một tờ giấy đăng ký kết hôn đã chứng minh rằng anh ta chỉ mới 24 tuổi.
Cặp đôi có hai người con trong đó có cậu con trai tên là Hector chết sớm. Cái
chết của Hector là chủ đề cho một số bài thơ sau này của Philips, chẳng hạn như
“Về cái chết của đứa con đầu lòng”.
Năm 1662, bà đến Dublin để theo đuổi yêu sách của chồng mình đối với một
số bất động sản ở Ireland do những khoản đầu tư tiền tệ trong quá khứ của người
cha quá cố vào quân đội Anh. Tại đây bà đã hoàn thành bản dịch vở kịch “Pompée”
của Pierre Corneille, được dàn dựng thành công năm 1663 tại Nhà hát Smock Alley
và được in thành sách cùng năm ở Dublin và London với tựa đề “Pompey”.
Tháng 3 năm 1664 Philips trở về Luân Đôn với bản dịch vở kịch “Horace”
của Corneille gần như đã hoàn thành nhưng đã qua đời vì bệnh đậu mùa. Bà được
chôn cất tại nhà thờ St Benet Sherehog, nhà thờ này đã bị phá hủy trong trận Đại
hỏa hoạn Luân Đôn 1666.
2 bài thơ
VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐỨA CON ĐẦU LÒNG
Tôi lấy chồng đã gần được bảy năm
Rồi cũng sinh được thằng con yêu dấu
Sau bốn chục ngày con không còn nữa
Thật oái oăm niềm vui của người trần!
Vừa nhìn thấy con thì con đã mất
Vừa chạm tay đã rụng xuống bông hồng
Nhưng tôi không sợ hãi, không đau buồn
Giống như một bệnh nhân sắp phải chết.
Vì đau buồn giúp ích được gì không
Cho cái cảnh trái ngang vì số kiếp?
Nước mắt – nàng thơ, nỗi buồn – nghệ thuật
Tôi viết cho con một khúc bi thương.
Tìm một nơi kín đáo mẹ khóc con
Để không ai nhận thấy điều mất mát
Ôi thế gian này bao la bát ngát
Chẳng có lòng thương và thật nhẫn tâm.
Mẹ biết đặt gì lên mộ đau buồn
Chỉ những câu thơ bất chấp mọi thứ
Con hãy cất bài thơ này trong mộ
Bài thơ cuối cùng của mẹ đó con.
_____________
*Bài thơ về đứa con trai đầu lòng Hector Philips đã chết sau khi sinh
ra 6 tuần. Trên thực tế thì đây không phải là bài thơ cuối cùng của Katherine
Philips.
On the Death of My First and
Dearest Child, Hector Philips
Twice forty months in wedlock I did stay,
Then had my vows crowned with a lovely boy.
And yet in forty days he dropped away;
O swift vicissitude of human joy!
I did but see him, and he disappeared,
I did but touch the rosebud, and it fell;
A sorrow unforeseen and scarcely feared,
So ill can mortals their afflictions spell.
And now (sweet babe) what can my trembling heart
Suggest to right my doleful fate or thee?
Tears are my muse, and sorrow all my art,
So piercing groans must be thy elegy.
Thus whilst no eye is witness of my moan,
I grieve thy loss (ah, boy too dear to live!)
And let the unconcerned world alone,
Who neither will, nor can refreshment give.
An offering too for thy sad tomb I have,
Too just a tribute to thy early hearse;
Receive these gasping numbers to thy grave,
The last of thy unhappy mother's verse.
BÀI CA
Quả thật, đời ta chỉ là bệnh tật
Chỉ nỗi đau mà cứ ngỡ dễ dàng
Những ngôi sao là hạnh phúc, thành công
Xin hãy nói giùm cho tôi biết
Tại vì sao khó để mà chết
Còn sống thì cũng chẳng giản đơn!
Nếu niềm vui bị đánh tráo bằng nỗi buồn
Thì ai trả lại cho ta cuộc sống
Mọi thứ đều do số phận, thời gian
Không còn niềm hy vọng
Không còn mục đích cuộc sống
Ta không coi là gánh nặng của mình.
Song
'Tis true our life is but a long disease,
Made up of real pain and seeming ease.
You stars, who these entangled fortunes give,
O tell me why
It is so hard to die,
Yet such a task to live!
If with some pleasureb we our griefs betray,
It costs us dearer than it can repay,
For time or fortune all things so devours,
Our hopes are crossed,
Or els the object lost,
Ere we can call it ours.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét