Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

Thơ John Dryden

 


John Dryden (19 tháng 8 năm 1631 – 12 tháng 5 năm 1700) – nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình người Anh. Ảnh hưởng của ông đối với những người đương thời lớn đến mức giai đoạn từ 1660 đến 1700 trong lịch sử văn học Anh thường được gọi là “Thời đại Dryden”. Nhà thơ nổi tiếng T.S. Eliot gọi ông là một trong ba đại diện vĩ đại nhất (cùng với Shakespeare và Milton) của văn học Anh thế kỷ 17.
 
Tiểu sử
John Dryden sinh ngày 19 tháng 8 năm 1631 tại Aldwincle, Northamptonshire, học tại Trường Westminster và Cao đẳng Trinity (Cambridge). Ông dành cả cuộc đời mình cho sáng tạo văn học. Ông làm thơ, viết kịch bản phim truyền hình, văn xuôi. Ông dịch rất nhiều từ tiếng Pháp và tiếng Latinh (bao gồm cả “Aeneid” của Virgil). Về mặt mỹ học, ông tôn trọng những hình tượng của chủ nghĩa cổ điển Pháp (Boileau, Moliere, La Fontaine).
 
Thời trẻ, Dryden là một đảng viên Cộng hòa Thanh giáo, và sau đó –  với sự phục hồi của triều đại Stuart – chuyển sang khuynh hướng đối diện. Trong các vở hài kịch xuất sắc “Marriage A-la-Mode” và bi kịch “All for Love” – chuyển thể từ “Antony and Cleopatra” của Shakespeare, “Oedipus” (đồng tác giả với Nathaniel Lee), Dryden đã chống lại các đối thủ chính trị của triều đại Stuart.
 
Tác phẩm văn xuôi lớn nhất của Dryden là “Về kịch thơ” (An Essay of Dramatick Poesie, 1668). Với một sự tôn trọng dành cho Shakespeare, Ben Johnson và những người tiền nhiệm lớn khác của ông, Dryden nói về những “khiếm khuyết” trong các tác phẩm của họ xét theo quan điểm từ học thuyết Mỹ học của Aristotle về ba sự thống nhất (thống nhất về hành động; thống nhất về nơi chốn; thống nhất về thời gian).
 
Dryden qua đời vào ngày 12 tháng 5 năm 1700, ban đầu được chôn cất tại nghĩa trang Thánh Anne ở Soho, trước khi được khai quật và cải táng ở Tu viện Westminster mười ngày sau đó. Ông là chủ đề của những bài văn tế thơ, chẳng hạn như “Luctus Brittannici” hay “Nước mắt của những nàng thơ Anh”… 
 
3 bài thơ
 

KHÚC CA TỪ “AMPHYTRYON”
 
Tôi yêu Iris, yêu đến mức đau khổ
Không bờ môi, chẳng ánh mắt tuyệt vời
Mà yêu tính tình nông nổi, dễ đổi thay
Và tôi cũng dối gian, thích đổi thay như thế
Chúng tôi không tin nhau một điều gì cả
Chúng tôi giấu nhau trước mặt mọi người.
 
Và tất nhiên cũng chẳng ai thề thốt với ai
Chúng tôi chỉ vui với những lời qua lại
Gặp nhau thì yêu, còn chia tay cũng thế
Chẳng nàng hay tôi cảm thấy khổ đau
Không hát bằng những truyền thuyết tình yêu
Đến với nhau dễ dàng thì ra đi cũng dễ.
 
Song. From “Amphitryon”
 
Fair Iris I love and hourly I die,
But not for a lip nor a languishing eye:
She's fickle and false, and there I agree;
For I am as false and as fickle as she:
We neither believe what either can say;
And, neither believing, we neither betray.
 
'Tis civil to swear and say things, of course;
We mean not the taking for better or worse.
When present we love, when absent agree;
I think not of Iris, nor Iris of me:
The legend of love no couple can find
So easy to part, or so equally join'd.
 
 
NGƯỜI HẠNH PHÚC
 
Người hạnh phúc là người có thể gọi
Rằng hôm nay là ngày của chính mình
Là người cảm thấy an toàn và có thể nói
Ngày mai dù trời sập thì hôm nay cũng đã xong.
 
Dù đẹp hay xấu, dù trời mưa hay nắng
Những niềm vui của tôi vẫn thuộc về tôi
Ngay cả trời cũng không thể nào ảnh hưởng
Những ngày đã qua tôi đã sống tuyệt vời.
 
Happy the Man
 
Happy the man, and happy he alone,
He who can call today his own:
He who, secure within, can say,
Tomorrow do thy worst, for I have lived today.
 
Be fair or foul or rain or shine,
The joys I have possessed, in spite of fate, are mine.
Not heaven itself upon the past has power,
But what has been, has been, and I have had my hour.
 
 

THƠ TRÀO PHÚNG VỀ MILTON
 
Ba nhà thơ sinh ra trong ba thời đại xa xăm
Một người Hy Lạp, một người Ý, một người Anh
Người đầu tiên với những nghĩ suy vượt trội
Tiếp theo là độ lớn trong cả hai người cuối
Sức mạnh của thiên nhiên không thể đi xa hơn
Người thứ ba đã kết hợp với hai người vừa nói.
_____________
*Ba nhà thơ: Homer, Virgil và Milton.
 
Epigram on Milton
 
Three poets, in three distant ages born
Greece, Italy, and England did adorn
The first in loftiness of thought surpassed
The next in majesty, in both the last:
The force of Nature could no farther go;
To make a third, she joined the former two
 

1 nhận xét: