Joseph Rudyard Kipling (30 tháng 12, 1865 – 18 tháng 1, 1936) là nhà
văn, nhà thơ Anh đoạt giải Nobel Văn học năm 1907.
Tiểu sử:
Rudyard Kipling sinh tại Mumbai, Ấn Độ. Cha là một chuyên gia Anh về lịch sử nghệ thuật Ấn Độ, giám đốc trường nghệ thuật Mumbai, mẹ là con một gia đình danh giá ở London, cả ông nội và ông ngoại đều là linh mục. Lên sáu tuổi, cậu bé Kipling được gửi sang Anh cho một gia đình theo đạo Calvin chăm sóc. Trong thời gian ở Anh, Kipling đã học tại các trường United Service College, Westward Ho, Bideford. Năm 1882 ông trở về Ấn Độ, viết một số truyện ngắn và làm trợ lý Tổng biên tập cho tờ báo Civil and Military Gazette ở Lahore.
Chàng thanh niên đã khiến xã hội sở tại kinh ngạc bởi những ý kiến sắc sảo trước các vấn đề xã hội và kiến thức về đất nước Ấn Độ. Những chuyến đi hàng năm tới thành phố Shimla trong vùng Hymalaya là nguồn gốc dẫn đến sự ra đời nhiều tác phẩm của nhà văn. Năm 1892 ông sang Mỹ và kết hôn với em gái chủ xuất bản người Mỹ Wolcott Balestier, người viết chung cùng Kipling cuốn tiểu thuyết Naulahka (1892). Năm 1896 họ trở về Anh. Theo lời khuyên của bác sĩ, mùa đông nhà văn sang Nam Phi. Trong Chiến tranh Boer (1899-1902) ông làm phóng viên mặt trận.
Trên đỉnh cao vinh quang và tiền bạc, Rudyar Kipling tránh công chúng, bỏ qua những phê bình thù nghịch, từ chối nhiều danh hiệu. Năm 1901 ông xuất bản tiểu thuyết Kim như một lời chào giã từ gửi đến đất nước Ấn Độ. Năm 1902 ông lui về sống tại một làng quê hẻo lánh ở Sussex (Anh) cho đến cuối đời.
Năm 1907 Kipling được trao giải Nobel khi mới 42 tuổi – là người trẻ tuổi nhất trong lịch sử giải Nobel Văn học. Ông được trao giải Nobel Văn học khi đã có trong tay 20 tập sách (trong đó có 4 tiểu thuyết, hàng trăm bài thơ, nhiều tập kí, bài báo...). Kipling đến Stockholm nhưng không đọc diễn văn nhận giải.
Ngoài giải Nobel, Kipling được nhận bằng danh dự và phần thưởng của nhiều trường đại học danh tiếng như Đại học Oxford, Đại học Cambridge, Đại học Edinburgh, Đại học Paris, Đại học Athena, Đại học Toronto..., giải Huy chương Vàng Văn học Hoàng gia Anh. Kipling mất tại London.
Thơ, văn của Kipling phản ánh cuộc sống người lính và nghĩa vụ của họ đối với Đế quốc Anh. Rudyard Kipling nổi tiếng với khả năng quan sát, trí tưởng tượng rực rỡ, độ chín muồi tư tưởng và tài năng thuật truyện xuất sắc. Những tác phẩm được biết đến nhiều nhất của ông có The Jungle Book (Sách rừng) - thấm sâu tư tưởng về sự sống khởi nguyên có tầng bậc giá trị rõ ràng và hết sức đơn giản mà nền văn minh không chạm đến được; và Kim - được coi là cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Anh hay nhất về Ấn Độ và là một trong những tiểu thuyết Anh hay nhất nói chung. Nhân vật chính do dự giữa những giá trị văn hóa Đông – Tây và cuối cùng đã chọn phương Tây nhưng vẫn canh cánh bên lòng một nỗi buồn nhớ phương Đông.
Kipling còn được coi là một nhà thơ xuất chúng. Những bài thơ nổi tiếng nhất của Kipling như: Ballad of East and West (Bài thơ Đông-Tây), Tommy, If (Nếu), Mandalay... đã được dịch ra tiếng Việt và in trong quyển Những nhà giải thơ Nobel, Hà Nội, 2006.
Về bài thơ NẾU của Kipling
Nếu (tiếng Anh If) (tên bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Viết Thắng) – là bài thơ nổi tiếng nhất của Rudyard Kipling sáng tác năm 1895 và in năm 1910 trong cuốn Phần thưởng và tiên (Rewards and Fairies), gồm truyện và thơ. Bài thơ này nằm trong truyện Chiến hữu giày vuông (Brother Square-Toes). Bài thơ được coi là một sự thể hiện đặc biệt thành công về chủ nghĩa khắc kỷ, chủ nghĩa chấp nhận nghịch cảnh của thời đại Victoria (Victorian stoicism). Theo kết quả thăm dò dư luận của đài BBC năm 1995, bài thơ này được coi là bài thơ tiếng Anh hay nhất mọi thời đại.
Trong tự truyện Something of Myself in sau khi nhà thơ mất, năm 1937, Kipling kể rằng bài thơ này lấy cảm xúc từ ngài Leander Starr Jameson, là người đã phát động chiến dịch Jameson Raid chống lại người Boer. Chiến dịch này bị thất bại và cuối cùng dẫn đến chiến tranh Boer, tuy nhiên báo chí Anh gọi Jameson là anh hùng, người đã thể hiện lòng dũng cảm trong những giờ phút hiểm nghèo và gọi thất bại của Jameson là một chiến thắng của nước Anh.
Bài thơ này được nhiều người dịch ra tiếng Việt dù mức độ thành công rất khác nhau. Hiện tại được biết có các bản dịch thơ của Nguyễn Viết Thắng, Nguyễn Phúc Giác Hải và bản dịch nghĩa bằng văn vần của Hồ Văn Hiền in trong cuốn Các nhà thơ giải Nobel, Hà Nội, 2006.
Phản ứng đối với bài thơ:
* Kipling kể rằng bài thơ này được nhiều nơi in thành tờ như những bức tranh để treo trong phòng làm việc, trong phòng ngủ hoặc những nơi trang trọng và họ coi bài thơ này như những lời răn dạy.
* Nhà thơ T. S. Eliot (giải Nobel Văn học năm 1948) gọi bài thơ này của Kipling là một “bài thơ vĩ đại” trong một số tiểu luận phê bình của ông.
*Nhà văn Anh Richard Aldington, trong tiểu thuyết nổi tiếng Death of a Hero (Cái chết của một anh hùng, 1929) viết về một "thế hệ mất mát" trong Thế chiến thứ nhất, đã trích dẫn Kipling để ca ngợi tính cứng rắn của người lính ngoài mặt trận, ca ngợi những ai biết chém giết mà không hề run sợ, và chỉ khi đó "... con trai, con là một Con Người!"
*Nhà đạo diễn người Anh Lindsay Anderson cũng đã dùng tên bài thơ để đặt tên cho một bộ phim nổi tiếng If, giải thưởng Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes, chứng minh rằng sự giáo dục theo những chuẩn mực của Kipling đôi khi cho kết quả ngược lại...
Đấy chỉ là một số ví dụ tiêu biểu nhất trong văn chương và điện ảnh thế giới cho thấy bài thơ mới đọc qua có vẻ tất cả đều rõ ràng, thực ra vẫn ẩn giấu bên trong những ý nghĩa sâu xa mà một vài bản dịch chưa thể nào lột tả hết được…
Tiểu sử:
Rudyard Kipling sinh tại Mumbai, Ấn Độ. Cha là một chuyên gia Anh về lịch sử nghệ thuật Ấn Độ, giám đốc trường nghệ thuật Mumbai, mẹ là con một gia đình danh giá ở London, cả ông nội và ông ngoại đều là linh mục. Lên sáu tuổi, cậu bé Kipling được gửi sang Anh cho một gia đình theo đạo Calvin chăm sóc. Trong thời gian ở Anh, Kipling đã học tại các trường United Service College, Westward Ho, Bideford. Năm 1882 ông trở về Ấn Độ, viết một số truyện ngắn và làm trợ lý Tổng biên tập cho tờ báo Civil and Military Gazette ở Lahore.
Chàng thanh niên đã khiến xã hội sở tại kinh ngạc bởi những ý kiến sắc sảo trước các vấn đề xã hội và kiến thức về đất nước Ấn Độ. Những chuyến đi hàng năm tới thành phố Shimla trong vùng Hymalaya là nguồn gốc dẫn đến sự ra đời nhiều tác phẩm của nhà văn. Năm 1892 ông sang Mỹ và kết hôn với em gái chủ xuất bản người Mỹ Wolcott Balestier, người viết chung cùng Kipling cuốn tiểu thuyết Naulahka (1892). Năm 1896 họ trở về Anh. Theo lời khuyên của bác sĩ, mùa đông nhà văn sang Nam Phi. Trong Chiến tranh Boer (1899-1902) ông làm phóng viên mặt trận.
Trên đỉnh cao vinh quang và tiền bạc, Rudyar Kipling tránh công chúng, bỏ qua những phê bình thù nghịch, từ chối nhiều danh hiệu. Năm 1901 ông xuất bản tiểu thuyết Kim như một lời chào giã từ gửi đến đất nước Ấn Độ. Năm 1902 ông lui về sống tại một làng quê hẻo lánh ở Sussex (Anh) cho đến cuối đời.
Năm 1907 Kipling được trao giải Nobel khi mới 42 tuổi – là người trẻ tuổi nhất trong lịch sử giải Nobel Văn học. Ông được trao giải Nobel Văn học khi đã có trong tay 20 tập sách (trong đó có 4 tiểu thuyết, hàng trăm bài thơ, nhiều tập kí, bài báo...). Kipling đến Stockholm nhưng không đọc diễn văn nhận giải.
Ngoài giải Nobel, Kipling được nhận bằng danh dự và phần thưởng của nhiều trường đại học danh tiếng như Đại học Oxford, Đại học Cambridge, Đại học Edinburgh, Đại học Paris, Đại học Athena, Đại học Toronto..., giải Huy chương Vàng Văn học Hoàng gia Anh. Kipling mất tại London.
Thơ, văn của Kipling phản ánh cuộc sống người lính và nghĩa vụ của họ đối với Đế quốc Anh. Rudyard Kipling nổi tiếng với khả năng quan sát, trí tưởng tượng rực rỡ, độ chín muồi tư tưởng và tài năng thuật truyện xuất sắc. Những tác phẩm được biết đến nhiều nhất của ông có The Jungle Book (Sách rừng) - thấm sâu tư tưởng về sự sống khởi nguyên có tầng bậc giá trị rõ ràng và hết sức đơn giản mà nền văn minh không chạm đến được; và Kim - được coi là cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Anh hay nhất về Ấn Độ và là một trong những tiểu thuyết Anh hay nhất nói chung. Nhân vật chính do dự giữa những giá trị văn hóa Đông – Tây và cuối cùng đã chọn phương Tây nhưng vẫn canh cánh bên lòng một nỗi buồn nhớ phương Đông.
Kipling còn được coi là một nhà thơ xuất chúng. Những bài thơ nổi tiếng nhất của Kipling như: Ballad of East and West (Bài thơ Đông-Tây), Tommy, If (Nếu), Mandalay... đã được dịch ra tiếng Việt và in trong quyển Những nhà giải thơ Nobel, Hà Nội, 2006.
Về bài thơ NẾU của Kipling
Nếu (tiếng Anh If) (tên bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Viết Thắng) – là bài thơ nổi tiếng nhất của Rudyard Kipling sáng tác năm 1895 và in năm 1910 trong cuốn Phần thưởng và tiên (Rewards and Fairies), gồm truyện và thơ. Bài thơ này nằm trong truyện Chiến hữu giày vuông (Brother Square-Toes). Bài thơ được coi là một sự thể hiện đặc biệt thành công về chủ nghĩa khắc kỷ, chủ nghĩa chấp nhận nghịch cảnh của thời đại Victoria (Victorian stoicism). Theo kết quả thăm dò dư luận của đài BBC năm 1995, bài thơ này được coi là bài thơ tiếng Anh hay nhất mọi thời đại.
Trong tự truyện Something of Myself in sau khi nhà thơ mất, năm 1937, Kipling kể rằng bài thơ này lấy cảm xúc từ ngài Leander Starr Jameson, là người đã phát động chiến dịch Jameson Raid chống lại người Boer. Chiến dịch này bị thất bại và cuối cùng dẫn đến chiến tranh Boer, tuy nhiên báo chí Anh gọi Jameson là anh hùng, người đã thể hiện lòng dũng cảm trong những giờ phút hiểm nghèo và gọi thất bại của Jameson là một chiến thắng của nước Anh.
Bài thơ này được nhiều người dịch ra tiếng Việt dù mức độ thành công rất khác nhau. Hiện tại được biết có các bản dịch thơ của Nguyễn Viết Thắng, Nguyễn Phúc Giác Hải và bản dịch nghĩa bằng văn vần của Hồ Văn Hiền in trong cuốn Các nhà thơ giải Nobel, Hà Nội, 2006.
Phản ứng đối với bài thơ:
* Kipling kể rằng bài thơ này được nhiều nơi in thành tờ như những bức tranh để treo trong phòng làm việc, trong phòng ngủ hoặc những nơi trang trọng và họ coi bài thơ này như những lời răn dạy.
* Nhà thơ T. S. Eliot (giải Nobel Văn học năm 1948) gọi bài thơ này của Kipling là một “bài thơ vĩ đại” trong một số tiểu luận phê bình của ông.
*Nhà văn Anh Richard Aldington, trong tiểu thuyết nổi tiếng Death of a Hero (Cái chết của một anh hùng, 1929) viết về một "thế hệ mất mát" trong Thế chiến thứ nhất, đã trích dẫn Kipling để ca ngợi tính cứng rắn của người lính ngoài mặt trận, ca ngợi những ai biết chém giết mà không hề run sợ, và chỉ khi đó "... con trai, con là một Con Người!"
*Nhà đạo diễn người Anh Lindsay Anderson cũng đã dùng tên bài thơ để đặt tên cho một bộ phim nổi tiếng If, giải thưởng Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes, chứng minh rằng sự giáo dục theo những chuẩn mực của Kipling đôi khi cho kết quả ngược lại...
Đấy chỉ là một số ví dụ tiêu biểu nhất trong văn chương và điện ảnh thế giới cho thấy bài thơ mới đọc qua có vẻ tất cả đều rõ ràng, thực ra vẫn ẩn giấu bên trong những ý nghĩa sâu xa mà một vài bản dịch chưa thể nào lột tả hết được…
Dù sao, dù người đời có trích dẫn theo nhiều vẻ
khác nhau càng cho thấy một điều là bài thơ này có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội
phương Tây và đã trở thành bất tử. Cuối cùng xin dành một đôi dòng về đối tượng
của bài thơ này – con trai của Kipling chết năm 1915 ở mặt trận nước Pháp. Cú sốc
này Kipling đã không thể hồi phục cho đến hết đời.
Xem thêm:
Dịch sang các ngôn ngữ thế giới:
“Nếu" – được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Bài thơ này được Aung San Suu Kyi dịch ra tiếng Myanma, đất nước có thành phố Mandalay – cũng là một kiệt tác của Kipling. Aung San Suu Kyi là lãnh tụ phe đối lập ở Myanmar, người được trao giải Nobel hòa bình năm 1991. Nhà văn Nam Tư Ivo Andrić, người được giải Nobel Văn học năm 1961 đã dịch bài thơ này ra tiếng Croatia.
Dưới đây là những bản dịch bài thơ IF- sang một số ngôn ngữ:
* Në munç, tiếng Anbani, bản dịch của Fan S. Noli
* A Kae Ywaet, tiếng Myanma, bản dịch của Aung San Suu Kyi.
* Ako… tiếng Croatia, bản dịch của Ivo Andrić.
* Když, tiếng Séc, bản dịch của Otokar Fischer
* Indien, tiếng Hà Lan, bản dịch của J.M. de Vries de Waal.
* Als, tiếng Hà Lan, bản dịch của Karel Jonckheere.
* Tu seras un homme, mon fils, tiếng Pháp, bản dịch của André Maurois năm 1918.
* Si..., tiếng Pháp, bản dịch của Jules Castier năm 1949.
* Ha, tiếng Hungari, bản dịch của ơGábor Devecseri và Kosztolányi Dezső.
* Se, tiếng Ý, bản dịch của Dario Fonti.
* Si..., tiếng Latin, chưa rõ tên người dịch.
* Ja, tiếng Latvia, chưa rõ tên người dịch.
* Vitanao ve?, tiếng Malagasy, bản dịch của Rajaona Andriamananjara.
* Hvis, tiếng Na Uy, bản dịch của André Bjerke
* Se, tiếng Bồ Đào Nha, bản dịch của Guilherme de Almeida.
* Dacă, tiếng Rumani, bản dịch của Dan Duţescu
* Заповедь, tiếng Nga, bản dịch của M. Lozinsky.
* Keď , tiếng Slovak, bản dịch của Ľubomír Feldek.
* Eğer, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, bản dịch của Bülent Ecevit.
Tác phẩm:
* Departmental Ditties (Những bài ca ở bộ, 1886), thơ
* Plain Tales from the Hills (Truyện kể núi đồi, 1887)
* Soldiers Three (Ba người lính, 1888), tập truyện ngắn
* The Ballad of East and West (Bài thơ Đông - Tây, 1889), thơ
* The Light that Failed (Ánh sáng đã tắt, 1890), tiểu thuyết
* The Naulahka - A story of West and East (1892), tiểu thuyết
* Barrack-Room Ballads (Những khúc ballad về trại lính, 1892), thơ
* Many Inventions (Vô số điều bịa đặt, 1893), tập truyện ngắn
* The Jungle Book (Sách Rừng xanh, 1894), tập truyện
* The Second Jungle Book (Sách rừng thứ hai, 1895), tập truyện
* The Seven Seas (Bảy biển, 1896), thơ
* Captains Courageous (Những người đi biển quả cảm, 1897)
* The Day's Work (Công việc của ngày, 1898), tập truyện ngắn
* The White Man's Burden (Gánh nặng người da trắng, 1899), thơ
* Kim (1901), tiểu thuyết
* The Five Nations (Năm dân tộc, 1903), thơ
* Traffics and Discoveries (Những lối đường và các khám phá, 1904), tập truyện ngắn
* Puck of Pook's Hill (Quả bóng từ đồi Pook, 1906), tập truyện ngắn
* Actions and Reactions (Hành động và phản ứng, 1909), tập truyện ngắn
* Rewards and Fairies (Phần thưởng và các nàng tiên, 1910), tập truyện ngắn
* If (Nếu, 1910), thơ
* Debits and Credits (Chi và thu, 1926), tập truyện ngắn
* Limits and Renewals (Những giới hạn và gia hạn, 1932), tập truyện ngắn
Một số bài thơ
“Nếu" – được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Bài thơ này được Aung San Suu Kyi dịch ra tiếng Myanma, đất nước có thành phố Mandalay – cũng là một kiệt tác của Kipling. Aung San Suu Kyi là lãnh tụ phe đối lập ở Myanmar, người được trao giải Nobel hòa bình năm 1991. Nhà văn Nam Tư Ivo Andrić, người được giải Nobel Văn học năm 1961 đã dịch bài thơ này ra tiếng Croatia.
Dưới đây là những bản dịch bài thơ IF- sang một số ngôn ngữ:
* Në munç, tiếng Anbani, bản dịch của Fan S. Noli
* A Kae Ywaet, tiếng Myanma, bản dịch của Aung San Suu Kyi.
* Ako… tiếng Croatia, bản dịch của Ivo Andrić.
* Když, tiếng Séc, bản dịch của Otokar Fischer
* Indien, tiếng Hà Lan, bản dịch của J.M. de Vries de Waal.
* Als, tiếng Hà Lan, bản dịch của Karel Jonckheere.
* Tu seras un homme, mon fils, tiếng Pháp, bản dịch của André Maurois năm 1918.
* Si..., tiếng Pháp, bản dịch của Jules Castier năm 1949.
* Ha, tiếng Hungari, bản dịch của ơGábor Devecseri và Kosztolányi Dezső.
* Se, tiếng Ý, bản dịch của Dario Fonti.
* Si..., tiếng Latin, chưa rõ tên người dịch.
* Ja, tiếng Latvia, chưa rõ tên người dịch.
* Vitanao ve?, tiếng Malagasy, bản dịch của Rajaona Andriamananjara.
* Hvis, tiếng Na Uy, bản dịch của André Bjerke
* Se, tiếng Bồ Đào Nha, bản dịch của Guilherme de Almeida.
* Dacă, tiếng Rumani, bản dịch của Dan Duţescu
* Заповедь, tiếng Nga, bản dịch của M. Lozinsky.
* Keď , tiếng Slovak, bản dịch của Ľubomír Feldek.
* Eğer, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, bản dịch của Bülent Ecevit.
Tác phẩm:
* Departmental Ditties (Những bài ca ở bộ, 1886), thơ
* Plain Tales from the Hills (Truyện kể núi đồi, 1887)
* Soldiers Three (Ba người lính, 1888), tập truyện ngắn
* The Ballad of East and West (Bài thơ Đông - Tây, 1889), thơ
* The Light that Failed (Ánh sáng đã tắt, 1890), tiểu thuyết
* The Naulahka - A story of West and East (1892), tiểu thuyết
* Barrack-Room Ballads (Những khúc ballad về trại lính, 1892), thơ
* Many Inventions (Vô số điều bịa đặt, 1893), tập truyện ngắn
* The Jungle Book (Sách Rừng xanh, 1894), tập truyện
* The Second Jungle Book (Sách rừng thứ hai, 1895), tập truyện
* The Seven Seas (Bảy biển, 1896), thơ
* Captains Courageous (Những người đi biển quả cảm, 1897)
* The Day's Work (Công việc của ngày, 1898), tập truyện ngắn
* The White Man's Burden (Gánh nặng người da trắng, 1899), thơ
* Kim (1901), tiểu thuyết
* The Five Nations (Năm dân tộc, 1903), thơ
* Traffics and Discoveries (Những lối đường và các khám phá, 1904), tập truyện ngắn
* Puck of Pook's Hill (Quả bóng từ đồi Pook, 1906), tập truyện ngắn
* Actions and Reactions (Hành động và phản ứng, 1909), tập truyện ngắn
* Rewards and Fairies (Phần thưởng và các nàng tiên, 1910), tập truyện ngắn
* If (Nếu, 1910), thơ
* Debits and Credits (Chi và thu, 1926), tập truyện ngắn
* Limits and Renewals (Những giới hạn và gia hạn, 1932), tập truyện ngắn
Một số bài thơ
BỤI
(Những cuộc hành quân bộ)
Một - hai - một - hai – ta đi khắp châu Phi
Ngày - đêm - ngày - đêm – khắp châu Phi đường dài
Bụi - bụi - bụi - bụi – từ bước chân chiến sĩ
Chiến trường không miễn thứ cho ai!(1)
Bảy - sáu - năm - mười một – hai chín dặm hôm nay
Bốn - mười một - mười bảy – ba hai dặm ngày mai
Bụi - bụi - bụi - bụi – từ bước chân chiến sĩ
Chiến trường không miễn thứ cho ai!
Không- không- không- không – phía trước nhìn thấy ai
Bụi - bụi - bụi - bụi – từ bước chân chiến sĩ
Người - người - người - người – vì bụi điên, mất trí
Chiến trường không miễn thứ cho ai!
Xem- xem- xem- xem – nghĩ điều khác cho rồi
Ô - lạy - Chúa - tôi – như cuồng điên mất trí
Bụi - bụi - bụi - bụi – từ bước chân chiến sĩ
Chiến trường không miễn thứ cho ai!
Đếm - đếm - đếm - đếm – đếm đạn trong dây cài
Nếu - mắt - buồn - ngủ – người trong hàng thức nhé
Bụi - bụi - bụi - bụi – từ bước chân chiến sĩ
Chiến trường không miễn thứ cho ai!
Ta - không - sợ - gì -- đói, khát, đường dài
Nhưng - không - không - không – chỉ một điều tồi tệ
Bụi - bụi - bụi - bụi – từ bước chân chiến sĩ
Và chiến trường không miễn thứ cho ai!
Không - đến - nỗi - nào – với đồng đội ban ngày
Nhưng - khổ - nỗi - đêm – trên bước đường thiên lý
Bụi - bụi - bụi - bụi – từ bước chân chiến sĩ
Chiến trường không miễn thứ cho ai!
Tôi - đi - qua - địa ngục – sáu tuần và xin thề
ở - đó - không - có – lò thiêu, bóng đêm và quỉ
Nhưng bụi - bụi - bụi - bụi – từ bước chân chiến sĩ
Và chiến trường không miễn thứ cho ai!
___________________
(1) Chiến trường không miễn thứ cho ai! (There’s no discharge in the war!) – Câu kết ở mỗi khổ thơ trích từ quyển Ecclesiastes (Truyền đạo) của Kinh Cựu ước: “There is no man that hath power over the spirit to retain the spirit; neither hath he power in the day of death; and there is no discharge in the war…” (Chẳng có ai cai trị được sinh khí để cầm sinh khí lại; lại chẳng có ai có quyền về ngày chết; trong khi tranh chiến chẳng có sự miễn thứ… Ecclesiastes 8:8). Câu này trong Kinh Thánh đã đi vào những khúc quân hành và Kipling nhắc lại theo nghĩa đen trần trụi: “Chiến trường không miễn thứ cho ai”.
BÀI THƠ ĐÔNG – TÂY
Cho đến một khi Đất và Trời chưa về ngày phán xử
Nhưng sẽ chẳng có Đông và Tây, không quê hương, bộ tộc, giống nòi
Khi hai người đàn ông lực lưỡng trên đường biên mặt đối mặt không thôi.
Kamal cùng với hai mươi người chạy ra vùng đường biên nổi loạn
Trộm con ngựa cái của ngài đại tá - con ngựa của ngài là niềm kiêu hãnh.
Kamal bắt con ngựa từ trong chuồng giữa buổi hoàng hôn
Quay những móng sắt dưới chân, nhảy lên ngựa phóng ra đường.
Khi đó con trai ngài đại tá kêu lên – chàng là đội trưởng(1):
“Chẳng lẽ mọi người không có ai biết ở đâu tên kẻ trộm?”
Thì Mohammed Khan, con trai của Ressaldar(2) nói rằng:
“Nếu có ai biết con đường trong sương thì biết nơi hắn dừng chân.
Hắn phóng về Abazai(3) buổi hoàng hôn rồi về Bonair đó
Phải đi qua Fort Bukloh, đường khác không hề có.
Và nếu ông đi qua Fort Bukloh thì ngựa phóng còn nhanh hơn cả chim bay
Chúa phù hộ cho ông thì đuổi kịp nó ở khe núi Jagai.
Nhưng nếu như nó đã đi qua khe núi Jagai thì hãy quay về ngay lập tức
Ở đó nguy hiểm vô cùng, người của Kamal đông nghịt.
Bên phải là vách đá, bên trái cũng là vách đá và những bụi gai
Nghe sột soạt tiếng vũ khí nhưng chẳng nhìn thấy người”.
Thế là vội vàng lấy con ngựa ô của mình – con trai ngài đại tá
Như cái miệng của chuông, địa ngục trong tim và cái đầu như giá treo cổ.
Con trai ngài đại tá phóng về Fort và người ta gọi chàng dừng chân
Nhưng ai đuổi theo kẻ trộm, người ấy nghỉ không cần.
Chàng phóng về Fort Bukloh, như chim bay, ngựa lướt
Một khi chưa thấy con ngựa của cha ở hẻm núi Jagai lòng chưa yên được
Một khi chưa thấy con ngựa của cha và Kamal cưỡi trên lưng
Và khi nhìn thấy tròng mắt của nó chàng rút súng, bật khoá nòng
Chàng bắn một phát, bắn hai phát, và đạn réo lên trong bụi
“Bắn như lính xem nào, ta xem mày đi ra sao” – Kamal nói.
Từ hẻm núi Jagai một bầy quỉ bụi bay ra
Con ngựa ô bay như hươu nhưng ngựa cái như con sa-moa
Con ngựa ô cắn vào cái hàm thiếc và ngựa ô thở dốc
Nhưng ngựa cái lướt nhẹ nhàng như cô gái khoe đôi tất
Bên phải là vách đá, bên trái cũng lại là vách đá và những bụi gai
Ba lần rút súng lên khoá nòng nhưng chẳng nhìn thấy ai người
Mảnh trăng non bị xua khỏi bầu trời và bình minh đánh vào móng guốc
Ngựa ô như con bò bị thương, còn ngựa cái như con đama nhẹ nhàng bay lướt
Ngựa ô vấp vào đống đá bên đường và rơi tõm xuống sông
Kamal dừng ngựa của mình, quay lại kéo người cưỡi ngựa lên
Và lấy khẩu súng từ tay chàng trai - đây không phải là lúc tranh đấu
“Tao quá tốt với mày – Kamal kêu lên – mày đuổi theo tao chậm quá.
Ở đây hai mươi dặm không tìm ra vách đá và chẳng có bụi cây nào
Nhưng nếu quì gối đầu hàng thì người của ta chẳng giết mày đâu.
Nếu tay ta nâng dây cương lên rồi đột nhiên ta hạ
Thì bầy chó rừng sẽ tiệc tùng đêm nay rất vui vẻ
Và nếu ta cúi đầu trên ngực rồi ta lại ngẩng cao đầu
Thì bầy diều hâu sẽ ăn no, không nhấc nổi cánh bay đi đâu”
Con trai ngài đại tá trả lời nhẹ nhàng: “Sẽ làm mồi cho chim và thú
Nhưng ngươi hãy tính xem, cái giá cho bữa tiệc kia ngươi phải trả
Nếu cả một nghìn tay kiếm sẽ đến đây để lấy xương ta về
Thì không chừng kẻ ăn trộm ngựa sẽ phải trả nhiều hơn kia.
Ngựa của họ sẽ giẫm nát mùa màng, họ sẽ thu hết thóc
Họ đốt hết những mái nhà tranh, sẽ giết cho không còn gia súc
Hãy nghĩ xem, với ngươi chẳng đáng gì, nhưng anh em sẽ không còn lại gì đâu
Chó và chim cũng một loài – cứ gọi chó với diều hâu
Nhưng nếu cái giá quá cao, anh em, mùa màng, gia súc
Thì trả lại con ngựa cái cho ta, đường quay lại ta tìm được”.
Kamal nắm bàn tay chàng trai và bốn mắt nhìn vào
“Đừng nói gì về chó, khi chó sói và chó sói gặp nhau
Dù đồ ăn thú vật cho ta, nếu ta làm cho mày điều ác
Ta không ngăn, nếu mày thích đùa cợt cùng cái chết”.
Con trai ngài đại tá trả lời: “Ta giữ danh dự của ta
Tặng con ngựa cái cho mày để đi cùng với ngựa ô”.
Con ngựa cái chạy đến bên người chủ, chúi mũi vào trong ngực
“Ta là hai thằng đàn ông lực lưỡng- Kamal nói – mà nó yêu người trẻ nhất
Thì cứ để nó mang đi món quà tên trộm – dây cương có ngọc lam
Đôi bàn xỏ chân bằng bạc và cả chắn ngựa, yên cương”.
Con trai ngài đại tá rút súng và trao cho Kamal khẩu súng:
“Ông lấy một của kẻ thù – còn cái này là trao cho ông người bạn”.
Kamal nói chân thành: “Máu trả bằng máu, quà sẽ trả bằng quà
Bố anh phái con trai đuổi theo ta, bây giờ ta gửi con trai của mình về với ông ta”.
Nói rồi Kamal huýt gió gọi con trai của mình từ vách núi đá
Và cậu con trai chạy như con nai rừng, có mặt ngay tại chỗ
“Bây giờ, đây là người chủ của con – anh ta là lính Hoàng gia
Con sẽ là tấm lá chắn chở che, là cánh tay trái của anh ta
Cho đến một ngày cha còn hoặc là cái chết kia chưa đến
Thì cuộc đời của con hãy gắn bó với người đội trưởng
Và con sẽ ăn cơm của Nữ Hoàng,(4) kẻ thù của Người là kẻ thù của con.
Và sẽ dẹp ổ loạn của cha để giữ gìn yên ổn đường biên
Và con sẽ là người lính trung thành, vinh quang con có được
Có thể người ta thăng chức tước cho con, còn cho cha roi vọt”.
Họ cùng nhìn vào mắt nhau và cảm thấy run run
Rồi họ mang muối với bánh mì để cùng hẹn ước, thề nguyền
Họ thề với nhau kết nghĩa anh em rồi cùng khắc lên trên vạt đất
Họ khắc trên cán gươm tên Chúa Trời của những điều kì diệu nhất.
Rồi con trai ngài đại tá cưỡi ngựa cái, con trai Kamal cưỡi ngựa ô
Cùng phóng về nơi trước đây đến chỉ một người – Fort Bukloh.
Và khi đến gần trại lính thì họ gặp một rừng lửa gươm sáng chói
Ai cũng muốn con dao của mình nhuốm đầy máu người dân miền núi.
“Dừng lại – con trai ngài đại tá kêu lên – dừng lại, bỏ vũ khí xuống ngay!
Đêm qua ta đuổi theo thằng kẻ trộm đường biên và ta dẫn về một chiến hữu đêm này!”
Ô, Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây không bao giờ gặp gỡ
Cho đến một khi Đất và Trời chưa về ngày phán xử
Nhưng sẽ chẳng có Đông và Tây, không quê hương, bộ tộc, giống nòi
Khi hai người đàn ông lực lưỡng trên đường biên mặt đối mặt không thôi.
__________________
(1) Đây là bài thơ rất nổi tiếng của Kipling. In lần đầu ở tạp chí MacMillan’s Magazine, tháng 12-1889, sau đó in trong tập thơ Barrack – Room Ballads, 1892. Câu chuyện trong bài thơ dựa trên thực tế ở vùng biên giới tây-bắc Ấn Độ thuộc Anh (khi đó còn bao gồm cả Pakistan và Băng-la-đét). Ấn Độ là một trong những nền văn văn minh đầu tiên của loài người. Ở đây có một sự va chạm và tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Đông – Tây. Đây cũng là một vấn đề lớn của thế giới hiện đại. Cho đến bây giờ chưa có ai có thể nói chính xác rằng Đông – Tây đã hội nhập đến mức nào, đã gặp gỡ đến đâu nhưng hễ có vấn đề gì là người ta lại thích trích dẫn Kipling: “Ô, Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây không bao giờ gặp gỡ…” Cũng cần nói một điều rằng Kipling chưa bao giờ có ý hạ thấp hay phủ nhận những giá trị của văn hóa phương Đông. Ông cố gắng tìm hiểu những qui luật bên trong của văn hóa phương Đông và tìm cách giải mã nó. Tiểu thuyết hay nhất của Kipling: Kim, 1901 là một tác phẩm về điều này. Nhân vật chính do dự giữa những giá trị văn hóa Đông – Tây và cuối cùng đã chọn phương Tây nhưng vẫn canh cánh bên lòng một nỗi buồn nhớ phương Đông. Bài thơ Đông – Tây cũng là một minh chứng cho điều đó.
(2)Guides: đội kị binh tuần tiễu của người Anh ở biên giới Ấn Độ - Afghanistan xưa (ngày nay là Pakistan và Afghanistan).
(3)Ressaldar: sĩ quan chỉ huy trong những đơn vị tuần tiễu là người bản xứ.
(4)The Abazai… Bonair… Fort Bukloh… Tongue of Jagai – những địa danh ở vùng biên giới Ấn Độ – Afghanistan.
(5)White Queen: Nữ hoàng Anh Victoria.
NẾU
Nếu con có thể bình tâm khi mà tất cả
Hết thảy kinh hoàng và đổ lỗi cho con
Nếu con vẫn vững tin khi mọi người nghi kỵ
Mặc ai đó không tin nhưng con vẫn vững lòng
Nếu con biết đợi chờ và kiên nhẫn chờ trông
Không lấy điều dối gian đáp lại điều gian dối
Hoặc bị căm ghét mà không căm ghét lại
Không nói những lời khôn, không ra vẻ thánh thần.
Nếu con mơ ước mà không để ước mơ làm chủ đời con
Nếu con có thể suy tư mà không lấy nó làm mục đích
Nếu cả Thành công, Thất bại trên đường đời con gặp
Mà vẫn như nhau - đối xử một tấm lòng
Nếu con biết nghe sự thật những lời của con
Bị kẻ bất lương làm bẫy lừa kẻ dại
Hoặc nhìn đời con đổ vỡ, đành làm lại
Và con cúi xuống dựng nên với công cụ đã mòn.
Nếu con dám đem những đồng vốn của mình
Đổ hết vào một trận ăn thua úp ngửa
Đành làm lại từ đầu vì đã mất tất cả
Mất mát của mình không một chút thở than
Nếu con ép được con tim, thớ thịt đường gân
Phục vụ cho mình để giành mục đích
Và cố níu giữ, dù chẳng còn sức lực
Nhưng ý chí vẫn đòi: “Hãy giữ vững lòng tin!”.
Nếu con giữ tư cách khi nói chuyện với mọi người
Hay khi ngồi với Vua – thường dân không gián đoạn
Nếu không để thiệt cho mình – dù với thù hay bạn
Không còn để ai nợ nần hay còn nợ gì ai
Nếu mỗi phút giây con có được trong đời
Không để phí hoài mà luôn luôn đặt trên đường chạy
Thì thế giới này sẽ là của con, cùng tất cả những gì trong đấy
Và – quan trọng hơn – con trai, con là một Con Người!
MẸ CỦA CON
Nếu con bị chết treo trên vách núi
Mẹ của con, ôi mẹ của con!
Con biết rằng tình ai theo con mãi
Mẹ của con, ôi mẹ của con!
Nếu con bị đắm chìm trong biển cả
Mẹ của con, ôi mẹ của con!
Con biết rằng ai sẽ tuôn dòng lệ
Mẹ của con, ôi mẹ của con!
Nếu con bị đày đọa cả thể xác, tâm hồn
Con biết ai cầu cho con bình an vô sự
Mẹ của con, ôi mẹ của con!
BÀI CA GỬI NGÀI MITHRAS(1)
(Quân đoàn 30, năm 350)
Mithras, thần buổi sớm và chúng tôi thổi kèn
Rôma cao hơn mọi quốc gia còn Ngài trên tất cả!
Chúng tôi lại lên đường khi đã điểm danh xong
Mithras cũng là lính, hãy cho chúng tôi sức khỏe!
Mithras, thần buổi trưa, cây cỏ bơi trong cái nóng
Mũ sắt đội trên đầu, xăng-đan rát bàn chân
Trong giờ giải lao – những đôi mắt mơ màng
Mithras cũng là lính, hãy giữ chúng tôi theo lời thề nguyện!
Mithras – vị thần của buổi chiều tà xế bóng
Ngài bất tử đi xuống từ trời rồi lại đi lên
Giờ phiên gác đã xong, bên chén rượu u buồn
Mithras cũng là lính, hãy giữ chúng tôi trong lành đến sáng!
Mithras, thần nửa đêm, ở đây con bò đã chết
Những đứa con của ngài trong bóng đêm. Những vật hy sinh
Ngài tạo ra nhiều con đường. Tất cả dẫn về ánh sáng quang vinh
Mithras cũng là lính, hãy dạy cho chúng tôi biết chết!
______________
(1)Mithras (Mithra) – thần mặt trời, thần của sự hoà thuận trong kinh Avesta. Mithra bảo vệ những quốc gia trung thành với hiệp ước và trừng phạt những ai vi phạm. Sự sùng bái Mithra rất phổ biến ở Đế chế La Mã những thế kỷ đầu sau CN, đặc biệt là trong quân đội.
BẢN TÌNH CA CỦA NÀNG HAR DYAL
Một mình em trên mái nhà nhìn về phương bắc
Trông những vì sao lấp lánh giữa trời xanh
Trời phương bắc phản chiếu bước chân anh
Người yêu hãy quay về hoặc là em sẽ chết.
Khu chợ nhỏ dưới chân em tĩnh mịch
Đang ngủ say sưa những chú lạc đà
Những chú lạc đà, những kẻ bị bắt tù
Người yêu hãy quay về hoặc là em sẽ chết.
Vợ của cha càng ngày càng cay nghiệt
Em còng lưng làm việc suốt ngày đêm
Nước mắt trào ra, em đau khổ, em buồn
Người yêu hãy quay về hoặc là em sẽ chết.
LỜI THỈNH CẦU
Nếu như bạn yêu mến
Những câu chuyện của tôi
Cho tôi yên đêm này
Nơi sau này bạn đến.
Ý nghĩ về người chết
Chỉ trong phút giây thôi
Bạn hãy tìm trong sách
Tôi gửi lại cho đời.
Nếu con có thể bình tâm khi mà tất cả
Hết thảy kinh hoàng và đổ lỗi cho con
Nếu con vẫn vững tin khi mọi người nghi kỵ
Mặc ai đó không tin nhưng con vẫn vững lòng
Nếu con biết đợi chờ và kiên nhẫn chờ trông
Không lấy điều dối gian đáp lại điều gian dối
Hoặc bị căm ghét mà không căm ghét lại
Không nói những lời khôn, không ra vẻ thánh thần.
Nếu con mơ ước mà không để ước mơ làm chủ đời con
Nếu con có thể suy tư mà không lấy nó làm mục đích
Nếu cả Thành công, Thất bại trên đường đời con gặp
Mà vẫn như nhau - đối xử một tấm lòng
Nếu con biết nghe sự thật những lời của con
Bị kẻ bất lương làm bẫy lừa kẻ dại
Hoặc nhìn đời con đổ vỡ, đành làm lại
Và con cúi xuống dựng nên với công cụ đã mòn.
Nếu con dám đem những đồng vốn của mình
Đổ hết vào một trận ăn thua úp ngửa
Đành làm lại từ đầu vì đã mất tất cả
Mất mát của mình không một chút thở than
Nếu con ép được con tim, thớ thịt đường gân
Phục vụ cho mình để giành mục đích
Và cố níu giữ, dù chẳng còn sức lực
Nhưng ý chí vẫn đòi: “Hãy giữ vững lòng tin!”.
Nếu con giữ tư cách khi nói chuyện với mọi người
Hay khi ngồi với Vua – thường dân không gián đoạn
Nếu không để thiệt cho mình – dù với thù hay bạn
Không còn để ai nợ nần hay còn nợ gì ai
Nếu mỗi phút giây con có được trong đời
Không để phí hoài mà luôn luôn đặt trên đường chạy
Thì thế giới này sẽ là của con, cùng tất cả những gì trong đấy
Và – quan trọng hơn – con trai, con là một Con Người!
MẸ CỦA CON
Nếu con bị chết treo trên vách núi
Mẹ của con, ôi mẹ của con!
Con biết rằng tình ai theo con mãi
Mẹ của con, ôi mẹ của con!
Nếu con bị đắm chìm trong biển cả
Mẹ của con, ôi mẹ của con!
Con biết rằng ai sẽ tuôn dòng lệ
Mẹ của con, ôi mẹ của con!
Nếu con bị đày đọa cả thể xác, tâm hồn
Con biết ai cầu cho con bình an vô sự
Mẹ của con, ôi mẹ của con!
BÀI CA GỬI NGÀI MITHRAS(1)
(Quân đoàn 30, năm 350)
Mithras, thần buổi sớm và chúng tôi thổi kèn
Rôma cao hơn mọi quốc gia còn Ngài trên tất cả!
Chúng tôi lại lên đường khi đã điểm danh xong
Mithras cũng là lính, hãy cho chúng tôi sức khỏe!
Mithras, thần buổi trưa, cây cỏ bơi trong cái nóng
Mũ sắt đội trên đầu, xăng-đan rát bàn chân
Trong giờ giải lao – những đôi mắt mơ màng
Mithras cũng là lính, hãy giữ chúng tôi theo lời thề nguyện!
Mithras – vị thần của buổi chiều tà xế bóng
Ngài bất tử đi xuống từ trời rồi lại đi lên
Giờ phiên gác đã xong, bên chén rượu u buồn
Mithras cũng là lính, hãy giữ chúng tôi trong lành đến sáng!
Mithras, thần nửa đêm, ở đây con bò đã chết
Những đứa con của ngài trong bóng đêm. Những vật hy sinh
Ngài tạo ra nhiều con đường. Tất cả dẫn về ánh sáng quang vinh
Mithras cũng là lính, hãy dạy cho chúng tôi biết chết!
______________
(1)Mithras (Mithra) – thần mặt trời, thần của sự hoà thuận trong kinh Avesta. Mithra bảo vệ những quốc gia trung thành với hiệp ước và trừng phạt những ai vi phạm. Sự sùng bái Mithra rất phổ biến ở Đế chế La Mã những thế kỷ đầu sau CN, đặc biệt là trong quân đội.
BẢN TÌNH CA CỦA NÀNG HAR DYAL
Một mình em trên mái nhà nhìn về phương bắc
Trông những vì sao lấp lánh giữa trời xanh
Trời phương bắc phản chiếu bước chân anh
Người yêu hãy quay về hoặc là em sẽ chết.
Khu chợ nhỏ dưới chân em tĩnh mịch
Đang ngủ say sưa những chú lạc đà
Những chú lạc đà, những kẻ bị bắt tù
Người yêu hãy quay về hoặc là em sẽ chết.
Vợ của cha càng ngày càng cay nghiệt
Em còng lưng làm việc suốt ngày đêm
Nước mắt trào ra, em đau khổ, em buồn
Người yêu hãy quay về hoặc là em sẽ chết.
LỜI THỈNH CẦU
Nếu như bạn yêu mến
Những câu chuyện của tôi
Cho tôi yên đêm này
Nơi sau này bạn đến.
Ý nghĩ về người chết
Chỉ trong phút giây thôi
Bạn hãy tìm trong sách
Tôi gửi lại cho đời.
MANDALAY
Bên ngôi chùa cổ Moulmein mơ màng nhìn hướng biển
Tôi biết em đang nghĩ về tôi, hỡi em cô gái Miến
Tiếng chuông chùa xuyên qua những cành lá cọ, như kêu:
“Hỡi người lính Anh hãy quay về Mandalay!”
-----Hãy quay về Mandalay
-----Nơi có những con tàu đậu bến
-----Anh có nghe từ Rangoon về Mandalay tiếng vọng?
-----Trên đường về Mandalay
-----Những con cá nhảy gọi bầy
-----Bình minh như tiếng sấm từ phía Trung Hoa rót vào Vịnh biển!
Em mặc váy màu vàng, em đội mũ màu xanh
Em như nữ hoàng của Theebaw, Supi-yaw-lat – tên em
Em thắp nén hương, rồi sau làn khói trắng
Em cầu nguyện, hôn đôi bàn chân thần tượng:
-----Em của tôi thờ phụng vị thần này
-----Thần tượng của em có tên là Bụt
-----Nhưng sau đó tôi ôm hôn em và em quên hết
-----Trên đường về Mandalay…
Mặt trời buông chầm chậm, trên đồng lúa sương mờ
Theo tiếng đàn banjo, em hát tôi nghe bài: “Kulla-lo-lo”
Tôi ôm lấy bờ vai nhỏ của em, áp má kề bên má
Chúng tôi nhìn trên sông có những con thuyền nhỏ.
-----Tựa như những con voi
-----Những con voi con làm việc suốt đêm ngày
-----Yên lặng dâng đầy, lời im theo nỗi sợ
-----Trên đường về Mandalay…
Nhưng ngày ấy giờ còn đâu – ngày ấy đã qua rồi
Không còn xe buýt từ Ngân hàng đi về Mandalay
Giờ ở London tôi mới hiểu lời người lính từ mười năm về trước:
“Ai nghe ra tiếng gọi của Phương Đông, không còn nghe gì khác”.
-----Không! Không còn nghe gì khác
-----Nhưng còn mùi tỏi nồng cay
-----Và ánh hoàng hôn, rừng cọ, tiếng chuông chùa
-----Trên đường về Mandalay…
Tôi mệt mỏi rảo bước trên con đường lát đá
Thấy lạnh thấu vào tận trong xương vì những cơn mưa nhỏ
Dù cả năm mươi cô gái theo tôi từ Chelsea đến Strand dưới chân cầu
Họ nói về tình yêu mà thực ra họ có hiểu gì đâu?
-----Họ nói về tình yêu
-----Mà có hiểu gì đâu?
-----Tôi từng có một người yêu ngọt ngào, yêu dấu nhất!
-----Trên đường về Mandalay…
Hãy trả tôi về phía đông Suez, nơi thiện và ác như nhau
Chẳng lỗi lầm, Mười điều răn của Chúa phai màu
Nơi có tiếng chuông chùa, nơi mà tôi muốn đến
Bên ngôi chùa cổ Moulmein mơ màng nhìn hướng biển
-----Trên đường về Mandalay
-----Nơi có những con tàu đậu bến
-----Giấu đi những u sầu ta về với Mandalay!
-----Trên đường về Mandalay
-----Những con cá nhảy gọi bầy
-----Bình minh như tiếng sấm từ phía Trung Hoa rót vào Vịnh biển!
LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI YÊU
Mắt màu tro – là bến
Mưa như nước mắt rơi
Nước mắt rơi trên biển
Năm tháng vẫn chơi vơi
Niềm tin và Hy vọng
Xin bạn hãy cùng tôi
Hát lên lời cầu nguyện:
“Yêu – là sống muôn đời!”
Mắt màu đen – bọt ngời
Bên phải và bên trái
Câu chuyện nào chơi vơi
Trong đem hè nhiệt đới
Để cho giữa bầu trời
Những ngôi sao rụng xuống
Hãy nghe lời cầu nguyện:
“Yêu – là sống muôn đời!”
Mắt nâu – là đêm hè
Thảo nguyên dồn bước ngựa
Tim rung theo nhịp cũ
Sánh bước ngựa – hai người
Cùng nghe câu trả lời
Lời nguyện cầu nức nở:
“Yêu – là sống muôn đời!”
Mắt xanh – là ngọn đồi
Trăng thanh ngời ánh bạc
Điệu nhảy van vui vầy
“Mabel” và “Chia tay”
Rượu vang và ma thuật
Nhưng lòng tôi chân thật:
“Yêu – là sống muôn đời!”
Nhưng thật khổ thân tôi
Là người không may mắn
Với bốn màu mắt này
Cả bốn lần phá sản.
Nếu số phận mỉm cười
Thì tôi sẽ bốn mươi
Lần hát lời cầu nguyện:
“Yêu – là sống muôn đời!”.
Mắt màu tro – là bến
Mưa như nước mắt rơi
Nước mắt rơi trên biển
Năm tháng vẫn chơi vơi
Niềm tin và Hy vọng
Xin bạn hãy cùng tôi
Hát lên lời cầu nguyện:
“Yêu – là sống muôn đời!”
Mắt màu đen – bọt ngời
Bên phải và bên trái
Câu chuyện nào chơi vơi
Trong đem hè nhiệt đới
Để cho giữa bầu trời
Những ngôi sao rụng xuống
Hãy nghe lời cầu nguyện:
“Yêu – là sống muôn đời!”
Mắt nâu – là đêm hè
Thảo nguyên dồn bước ngựa
Tim rung theo nhịp cũ
Sánh bước ngựa – hai người
Cùng nghe câu trả lời
Lời nguyện cầu nức nở:
“Yêu – là sống muôn đời!”
Mắt xanh – là ngọn đồi
Trăng thanh ngời ánh bạc
Điệu nhảy van vui vầy
“Mabel” và “Chia tay”
Rượu vang và ma thuật
Nhưng lòng tôi chân thật:
“Yêu – là sống muôn đời!”
Nhưng thật khổ thân tôi
Là người không may mắn
Với bốn màu mắt này
Cả bốn lần phá sản.
Nếu số phận mỉm cười
Thì tôi sẽ bốn mươi
Lần hát lời cầu nguyện:
“Yêu – là sống muôn đời!”.
HOA HỒNG XANH
Tôi mang đến tặng em
Hoa hồng đỏ và trắng.
Không hiểu sao em bỗng
Nói em thích hồng xanh.
Tôi đi khắp thế gian
Tìm thứ hoa như vậy.
Nhưng người ta cười nói:
“Chẳng có ở trên trần”.
Tôi trở về mùa đông
Em của tôi đã chết
Em có còn nhận biết
Hoa từ tay Tử thần.
Biết đâu nơi suối vàng
Có loài hoa ao ước.
Chẳng có hoa nào đẹp
Bằng hoa cõi trần gian.
Bài ca về các thành phố
BOMBAY
BOMBAY
Báu vật của biển – tôi là Nữ Hoàng
Với đôi bàn tay hào phóng của mình
Tôi thống nhất cả trăm nghìn bộ tộc
Gọi tất cả bằng một cái tên chung.
CALCUTTA
Thủy thủ yêu tôi, tôi sinh từ dòng sông
Chào nước Anh! Tôi giàu có vô cùng
Tôi là châu Á – Vị thần trên đất
Trong tay tôi có Cái chết, có Vàng!
MADRAS
Clive xưa hôn tôi vào miệng, mắt, lông mày,
Tôi trở thành Hoàng hậu, nụ hôn tuyệt vời
Dù bây giờ tôi giống như phù thủy
Ký ức thời oanh liệt vẫn còn đây.
RANGOON
Xin chào Mẹ! Người gọi tôi nhà buôn
Dù vận may số đỏ sư đâu cần
Những người yêu mặc áo quần tơ lụa
Vinh quang ngôi đền Shwe Dagon.
SINGAPORE
Xin chào Mẹ! Cả phương Đông, phương Tây
Đều cần đến sự giúp đỡ của tôi
Cửa ngõ thương mại mở ra thế giới
Dù không phải đầu, nhưng vẫn thứ hai.
HONG-KONG
Xin chào Mẹ! Xin hãy giữ gìn tôi
Những đội tàu yên ổn đã bao ngày
Nhưng đất liền biết đâu ngày mai sẽ
Xua chiếm hạm người ra khỏi vịnh này.
HALIFAX
Đội tàu của tôi tuần tiễu trong sương
Phía sau là những thành lũy sương giăng
Tôi giữ gìn danh dự cho phương Bắc
Thức suốt đêm – người lính gác trung thành.
QUEBEC AND MONTREAL
Vốn thanh bình. Nhưng có một tin đốn
Thật hay đùa, chẳng biết giận hay thương
Rằng quân thù sẽ đến. Ta đợi chúng
Còn đây trong ký ức những chiến công.
VICTORIA
Từ Đông sang Tây lời bay vòng quanh
Nhưng phương Tây bên biển Đông màu xanh
Đông sang Tây mắt xích này bền chặt
Chẳng tìm đâu ra thứ vững vàng hơn.
CAPE TOWN
Tôi đổi chủ sau những trận đánh nhau
Giấc mơ về Đế chế vởn trong đầu
Mong sao tất cả vẫn trong một xứ
Từ Natalia đến Sư Tử đầu!
MELBOURNE
Chào! Chẳng vì sợ hay lợi chọn ra địa điểm
Giữa cơn khát vàng và nỗi lo cái nóng
Tôi hiên ngang như ngọn sóng oai hùng
Dội vào trong vịnh biển.
SYDNEY
Chào! Tôi biến dở thành cái hay của mình
Tôi rèn luyện ý chí thật vững vàng
Trong máu tôi có hơi men nhiệt đới
Và dưới chân tôi có sự Thành công!
BRISBANE
Tôi mang phương Bắc về với phương Nam
Tạo Dân tộc trong Đế chế oai hùng
Đất nở hoa sau ít nhiều mất mát
Để cai trị trên đất mới Nữ Hoàng.
HOBART
Tình yêu sinh ra tôi, hận thù thành Địa ngục
Nhưng tôi dạy con mình một cách trung thực
Yêu lao động và yêu cuộc sống thanh bình
Chúa trời ban tặng cho bình an và hạnh phúc.
AUCKLAND
Con út thì tế nhị, đáng yêu hơn
Còn mùa mỉm cười trên những cánh đồng
Nhưng tại vì sao người ta cất bước
Họ đi tìm Hòn đảo Hạnh phúc chăng?
VỀ JOSHEP RUDYARD KIPLING
Lá cờ hiệu mà Nelson giương lên trước trận Trafalgar không viết: “England expects
that every man will be a hero” (Nước Anh kỳ vọng mỗi người lính sẽ là một anh hùng).
Mà viết: “England expects that every man will do his duty”
(Nước Anh hy vọng mỗi người lính sẽ làm tròn nghĩa vụ của mình).
<….> và nó là như thế.
Johan Huizinga. Trong bóng của ngày mai (In de schaduwen van morgen – In the Shadow of Tomorrow, 1935).
Năm 1936, Rudyard Kipling được ban cho vinh dự cao nhất sau khi chết của người Anh: ông được chôn cất tại Tu viện Westminster. Nhưng không một nhà văn nổi tiếng nào của nước Anh đi đưa đám ông. Theo cách nói của nhà sử học vĩ đại người Hà Lan về một chuyện khác thì “nó là như thế”: trong đám tang Gulliver, người Lilliput đi đưa cảm thấy bất tiện. Điều này không có nghĩa là những người “không có mặt” – như Herbert George Wells hay Henry Graham Greene chẳng hạn – một trăm lần nhỏ bé hơn Kipling về tài năng. Nhưng nếu nói về thơ – thì có lẽ như vậy. Tu viện Westminster tiếp nhận nhà thơ vĩ đại của nước Anh – có thể là nhà thơ lớn nhất, kể từ năm 1674, khi đôi mắt mù của John Milton khép lại vĩnh viễn.
Không ít người đương thời gắn cho Kipling cái mác thực dân. Nhà thơ Osip Mandenstam năm 1927 viết rằng: “trong tác phẩm của Kipling – nhà văn thực dân Anh – hầu như chỗ nào cũng có thể nhận ra âm hưởng động vật của tầng lớp thống trị”. Nhưng trong nghệ thuật có luật lệ cổ xưa của nó: một phần luôn lớn hơn toàn bộ, bởi vậy Đế chế Anh – mà Kipling và sáng tạo của ông là một phần – chỉ là một đất nước thời Kipling. Vì rằng Joseph Rudyard Kipling tự thân đã là một Đế chế.
Khi những Đế chế sụp đổ đã để lại sau mình một nền văn học lớn, mà nếu chúng sụp đổ một cách quá nhanh chóng như Đế chế của Alexander Đại đế hay của Napoleon thì vẫn còn lại những truyền thuyết – ở chỗ khác và ở thời đại khác – lại sinh ra nền văn học lớn. Mà Kipling, người sinh ra trong Đế chế “bên bờ biển, nơi tỉnh lẻ xa xôi” (ở Bombay), không phải là một người theo trường phái hiện thực như Galsworthy, hay hiện đại như T. S. Eliot, – Kipling là nhà thơ Anh cuối cùng của trường phái lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn là một đặc trưng của Đế chế, đặc biệt là một Đế chế đang tan rã. Không phải ngẫu nhiên mà người đầu tiên trong thế giới Anglo–Saxon bắt tay phục dựng tiếng thơm cho nhà thơ Kipling không phải là một người Anh mà là một “người nhập cư”, nhà thơ Mỹ T. S. Eliot – người đoạt giải Nobel Văn học năm 1948. Khi Kipling còn sống, Eliot thường gọi ông là nhà thơ trẻ nhất của giải Nobel Văn học. Sáu năm sau ngày Kipling mất, T. S. Eliot đã chọn một “Tuyển tập thơ” của Kipling theo cách của mình, ông viết về Kipling: “Một bậc thầy ngôn ngữ, một sự quan tâm lạ thường đối với tất cả, một khả năng quan sát mạnh mẽ bằng trí tuệ và tất cả tình cảm, một trí tưởng tượng rực rỡ <…> tài năng đến mức lo ngại rằng, một khi đã thừa nhận sự hiện diện của nó, chúng ta đã không còn đủ sức để mà nhận biết khi nó không còn – tất cả biến Kipling thành một nhà văn mà không thể nào nhận thức được đến cùng và một tầm cỡ không thể nào hạ thấp được <…>. Tôi xin quả quyết rằng khi nói về thơ của Kipling, chúng ta có quyền gọi chúng là những bài thơ vĩ đại <…>. Tôi có thể nhớ một loạt các nhà thơ đã tạo nên những tác phẩm thi ca vĩ đại, và rất ít người đã viết được những bài thơ vĩ đại. Nếu tôi không nhầm thì vị trí của Kipling ở mục sau này không chỉ đơn giản là xuất chúng mà còn là độc nhất vô nhị”…
Tác phẩm của Kipling được dịch ra tiếng Việt chưa nhiều, đặc biệt là thơ thì còn quá ít ỏi. Điều này là vì do nhiều lý do. Trong khi chưa có điều kiện dịch và giới thiệu đầy đủ hơn về Kipling, chúng tôi trích dịch bài viết của nhà tư tưởng, nhà văn nổi tiếng, Gilbert Keith Chesterton (1874—1936): Về Rudyard Kipling và chuyện làm cho thế giới nhỏ (On Mr. Rudyard Kipling and Making the World Small). Bài viết này nằm trong tác phẩm Heretics (1905), tuy nhiên trong nhiều trường hợp được in ở những hợp tuyển cũng như đăng tải ở nhiều trang web khác nhau.
Về Rudyard Kipling và chuyện làm cho thế giới nhỏ
<…> Đây là điều đầu tiên và chính xác nhất có thể nói về Kipling. Ông đã trả về cho chúng ta những vương quốc đã mất của thi ca. Ông không sợ lớp vỏ từ ngữ bên ngoài, biết cách thâm nhập vào bên trong, hướng tới sự lãng mạn của bản chất sự vật. Ông cảm nhận cái ý nghĩa cao xa và triết lý tiếng lóng của cư dân thành phố. Nếu bạn muốn, tiếng lóng là cặn bã của ngôn ngữ. Thế nhưng ông – người như thế không có nhiều – đã nhìn thấy chúng thân thuộc với điều gì, ông hiểu rằng không có lửa làm sao có khói, nói một cách khác – thì những gì bẩn thỉu nhất ở nơi có những gì sạch sẽ nhất. Và nói chung là ông có cái để mà nói, có cái để mà thể hiện, mà điều này luôn có nghĩa là con người này không sợ hãi và sẵn sàng đối mặt với nhiều thứ. Khi chúng ta có được một thế giới quan thì chúng ta sẽ làm chủ được thế giới.
Thông điệp của Kipling là ý tưởng yêu thích của ông – điều quan trọng nhất ở trong con người ông, như trong bất kỳ thứ gì khác. Ông thường xuyên viết những câu thơ dở, như Wordsworth. Ông thường nói những điều ngớ ngẩn, như Platon. Ông thường sa vào cuồng loạn chính trị, như Gladstone. Nhưng không thể nghi ngờ một điều rằng ông đã làm việc chăm chỉ và thành thật muốn nói điều gì đó, chỉ một câu hỏi – chính xác đó là điều gì? Có lẽ một cách tốt hơn và trung thực hơn là đi bắt đầu từ cái mà bản thân ông và đối thủ của ông nhấn mạnh – chủ nghĩa quân phiệt. Nhưng nếu bạn muốn hiểu ưu điểm của một con người thì không phải là khôn ngoan khi liên hệ với kẻ thù của anh ta, và hoàn toàn ngớ ngẩn – với anh ta.
Tất nhiên, Kipling không đúng khi tôn thờ chủ nghĩa quân phiệt nhưng đối thủ của ông cũng không đúng như vậy. Quân đội không phải là xấu khi biến một số người thành dữ tợn, kiêu căng, hoặc quá hiếu chiến. Mà là xấu khi vì lỗi của nó mà nhiều người trở thành nhút nhát, vâng lời và không nguy hiểm. Người lính chuyên nghiệp càng có nhiều quyền lực thì người dân càng có ít can đảm. Đội Cận vệ Praetorian Guard càng trở nên quan trọng vì Rome đã trở nên suy đồi và yếu hơn. Người lính có được quyền dân sự với mức độ mà người dân thường bị mất tinh thần dũng cảm của lính. La Mã cổ đại xưa đã vậy và chúng ta cũng như thế bây giờ. Chưa bao giờ các dân tộc có tính hiếu chiến như vậy. Chưa bao giờ những người lính tỏ ra hèn nhát như vậy. Mọi thời đại, mọi bài thơ đề cao tinh thần “arma varimque”*, chúng ta biết cách ngay lập tức hạ thấp giá trị đàn ông và hoàn thiện vũ khí một cách không thể tưởng tượng. Chủ nghĩa quân phiệt đã cho thấy sự suy tàn của La Mã và nước Phổ.
Kipling chứng minh điều này một cách vô thức và rực rỡ. Nếu bạn đọc ông một cách nghiêm túc và sáng suốt, bạn sẽ thấy rằng việc nhà binh không trở thành quan trọng nhất hay tuyệt vời nhất đối với ông. Ông viết về những người lính không hay bằng viết về những công nhân đường sắt, những thợ xây cầu hay ngay cả về các nhà báo. Vấn đề ở chỗ là quân đội cuốn hút ông không phải bằng lòng can đảm mà là kỷ luật. Thời Trung cổ lòng can đảm có nhiều hơn, khi vua không giữ quân đội nhưng mỗi người làm chủ cung hoặc kiếm. Quân đội bỏ bùa Kipling không phải bằng lòng dũng cảm (hầu như ông không nghĩ về điều này) mà là kỷ luật, là thứ mà ông thường xuyên viết đến. Quân đội hiện tại không có sự can đảm, không có khả năng để có được điều này – vì tất cả hầu như đều rất nhát gan. Thế nhưng quân đội tỏa sáng bằng trật tự, mà điều này là lý tưởng của Kipling. Chủ đề của những cuốn sách của ông không phải là lòng dũng cảm, rất quan trọng trong chiến đấu, mà là sự tuân lệnh và hữu dụng, những đức tính mà cũng đặc biệt quan trọng đối với các kỹ sư, thủy thủ, la và đầu máy hơi nước, bởi vì ông vẫn viết hay nhất về các kỹ sư, thủy thủ, la và đầu máy hơi nước. Thứ thơ ca đích thực, lãng mạn đích thực mà ông mở ra cho chúng ta là lãng mạn của kỷ luật và sự phân công lao động. Ông ca ngợi nghệ thuật đời thường hay hơn nghệ thuật quân sự, và ý tưởng chủ yếu của ông rất quan trọng và đúng: tất cả giống như quân đội, vì tất cả phụ thuộc vào sự tuân lệnh. Hiện không có chỗ cho những kẻ hưởng lạc, không có chỗ cho những kẻ vô trách nhiệm. Mọi con đường đã được mở ra bằng sự tuân lệnh và sau đó. Ta có thể nằm trên võng một cách cẩu thả, nhưng ta nói lời cám ơn rằng người bện võng đã không cẩu thả. Có thể nhảy lên chơi đùa trên con ngựa bập bênh của trẻ em, nhưng ta nói lời cám ơn rằng người thợ mộc đã không đùa mà đã làm rất cẩn thận. Trong những giây phút thăng hoa nhất Kipling kêu gọi chúng ta cúi chào không chỉ người lính đang lau thanh kiếm của mình, mà cả người thợ làm bánh đang nướng bánh mì, hoặc người thợ may đang may quần áo, bởi vì họ cũng như những người lính.
Tận tụy với cái nhìn của nghĩa vụ, Kipling, dĩ nhiên là công dân của thế giới. Ông vô tình lấy những ví dụ ở Đế chế Anh nhưng giống ở mọi Đế chế khác, nói chung ở những nước phát triển. Những gì mà ông khâm phục ở quân đội Anh thì còn dễ nhìn thấy hơn ở quân đội Đức, những gì ông muốn ở cảnh sát Anh thì cũng có ở cảnh sát Pháp. Kỷ luật – còn lâu mới là tất cả cuộc sống nhưng nó có mặt ở khắp nơi. Sự ngưỡng mộ nó mang đến cho Kipling trí tuệ dân gian, kinh nghiệm của kẻ lữ hành – là những vẻ đẹp đích thực trong những tác phẩm hay nhất của ông.
Ông chỉ còn thiếu, nói một cách dung tục, là lòng yêu nước – ông hoàn toàn không có khả năng dốc toàn bộ cho công việc hay cho xã hội, cho đến ngày cuối cùng, bởi tất cả những gì triệt để – là bi kịch. Ông khâm phục nước Anh nhưng không yêu nó, chúng ta khâm phục là vì cái gì đó thì mới khâm phục, còn yêu thì chỉ đơn giản là yêu thế thôi. Ông khâm phục nước Anh vì nước Anh hùng mạnh, chứ không phải nước Anh – là nước Anh. Tôi không hề có ý xúc phạm ông, mà ông đã từng thừa nhận điều này với vẻ hồn nhiên. Trong một bài thơ, ông viết:
Giá như nước Anh yếu đuối
– (mà không phải mạnh mẽ và thực dụng như ông ngỡ) –
Thì tôi đã bỏ nước Anh.
Nói cách khác, ông thừa nhận rằng ông ngưỡng mộ tất cả những gì đã cân nhắc – và điều này là đủ để phân biệt ông với người Phi gốc Hà Lan, những người mà ông đả phá. Nói về những người yêu nước thật sự, thí dụ về người Ailen, ông đã khó khăn để giữ được sự tức giận. Người cao thượng và đẹp ông chỉ có thể mô tả những suy nghĩ của một người đã đi khắp nơi, đến nhiều thành phố và đất nước:
Để chiêm ngưỡng và để nhìn
Để thấy thế giới này rộng mênh mông.
Ông thể hiện một cách tuyệt vời nỗi buồn trong cái ngoái nhìn của một người là công dân của nhiều cộng đồng, nỗi buồn trong cái ngoái nhìn của một người được nhiều phụ nữ yêu mến. Ông là người đào hoa của các dân tộc. Có thể biết rất nhiều phụ nữ, dan díu với họ mà không biết đến tình yêu, có thể biết nhiều xứ sở như Ulysses từng biết mà không biết đến lòng yêu nước.
Kipling trong những dòng thơ nổi tiếng đã hỏi rằng những người chỉ biết mỗi nước Anh thì biết gì về nước Anh. Chính xác hơn và khôn ngoan hơn sẽ hỏi: “Những người chỉ biết cả thế giới thì biết gì về nước Anh?”, vì rằng thế giới không bao gồm nước Anh, cũng như thế giới không bao gồm Nhà thờ. Khi ta yêu một cái gì đó chân thành và thực sự thì cả thế giới – nghĩa là tất cả những gì còn lại – sẽ trở thành kẻ thù của ta. Bởi thế mà Kitô hữu thường nói rằng họ ở bên ngoài thế giới, nhưng những kẻ đang yêu thì nói: “Cả thế giới là gì nếu chẳng có em (anh)?”. Theo quan điểm khoa học, tôi hiểu rằng nước Anh ở trong thế giới, trên trần gian, trên trái đất này, ngay cả Kitô hữu, ngay cả những người đang yêu – họ cũng sống trên trái đất này. Nhưng mà họ cảm nhận một chân lý đặc biệt – hễ bạn yêu vào thì thế giới sẽ trở thành kẻ thù của bạn. Kipling, tất nhiên, biết thế giới, ông là một kẻ lữ hành, và ông vốn có sự hẹp hòi cố hữu của tất cả những người tù ở thế gian này. Ông biết nước Anh và như một người Anh có học, ông biết Venice. Ông thường xuyên về thăm Anh, và ông đã ở đó một thời gian dài. Tuy nhiên, ông không thuộc về nước Anh hoặc một nơi chốn nào khác, và bằng chứng – ở chỗ rằng nước Anh là một “nơi chốn” đối với ông. Khi chúng ta đặt nguồn cội ở một nơi nào đó thì “nơi chốn” sẽ biến mất, chúng ta không nhìn thấy nó. Giống như một thân cây, chúng ta thu nhận cuộc sống từ cả Hoàn vũ.
Những ai đi khắp thế giới sống trong một thế giới nhỏ hơn rất nhiều so với người nông dân. Người này luôn luôn thở không khí “nơi chốn”. London là một “nơi chốn” nếu so với Chicago, còn Chicago – so với Timbuctoo (Timbuktu). Nhưng Timbuctoo không phải là một “nơi chốn”, nếu như những người sống ở đó, đối với họ – đấy là cả thế giới. Một người trong khoang tàu thủy nhìn thấy nhiều chủng tộc người và nghĩ về những thứ phân chia con người: về ẩm thực, về trang phục, về nghi lễ, về nhẫn châu Phi đeo ở mũi hay nhẫn châu Âu đeo ở tai, về sơn màu xanh của người cổ xưa hay sơn màu đỏ của người Anh hiện tại. Một người trên cánh trồng cải bắp không nhìn thấy gì nhưng người này nghĩ về những thứ thống nhất con người: về nạn đói, về trẻ em, về vẻ đẹp của phụ nữ, về ơn huệ hay sự giận dữ của ông trời.
Với tất cả những ưu điểm lớn nhất của mình, Kipling là một kẻ lữ hành, ông không có đủ sự kiên nhẫn cho một thứ gì khác. Không buộc tội một người trung thực nhường ấy, vĩ đại nhường ấy ở chủ nghĩa quốc tế (cosmopolitanis), nhưng dù sao, chính chủ nghĩa quốc tế là điểm yếu nhất của ông. Điểm yếu này được thể hiện một cách tuyệt vời trong những bài thơ hay nhất của ông, nơi mà nhân vật thừa nhận rằng không sợ gì đói, khát, đường dài, chịu đựng thứ gì cũng được, miễn là cuộc sống không ở yên một chỗ. Cảm giác như thế rất nguy hiểm. Một cái gì đó càng không sinh động, càng thiếu sự sống, càng khô khan thì càng dễ dàng thả ra trong gió – thí dụ như hạt bụi, cây cúc gai, viên tham tán ở Nam Phi. Tất cả những gì trĩu quả thì nặng nề, như cây bị đè nặng bởi trái ở vùng bùn lầy sông Nin. Khi ta còn nhởn nhơ và khi ta còn trẻ trung, ta muốn bác bỏ câu tục ngữ: “Đá lăn nhiều thì rêu chẳng bám”**. Ta sẽ hỏi: “Ai cần đến rêu, trừ những bà già lẩm cẩm?”, nhưng theo thời gian ta hiểu ra rằng câu tục ngữ này là chính xác. Hòn đá lăn thì kêu to nhưng nó chết. Rêu lặng lẽ trong im lặng nhưng nó sống.
Quả thực, sự thám hiểm và sự mở rộng làm cho thế giới nhỏ bé hơn. Thế giới trở nên nhỏ bé hơn vì tàu thủy chạy bằng hơi nước và điện tín. Nó nhỏ bé hơn vì kính viễn vọng, chỉ trong kính hiển vi nó lớn hơn. Sắp tới đây con người sẽ phân chia ra thành những môn đồ của kính viễn vọng và môn đồ của kính hiển vi. Nhóm người đầu tiên nghiên cứu những thứ to lớn và sống trong thế giới nhỏ hẹp, nhóm người thứ hai nghiên cứu những thứ nhỏ bé và sống trong thế giới rộng lớn. Biết nói gì đây, quả là dễ chịu khi phóng ô-tô vòng quanh trái đất để bán đảo Ả Rập sẽ thấp thoáng qua cơn gió cát, còn Trung Hoa – qua vệt những cánh đồng. Nhưng Ả Rập không phải là cơn gió cát, và Trung Hoa không phải vệt những cánh đồng mà là những nền văn hóa cổ xưa, nơi có những phẩm chất kỳ lạ ẩn giấu như kho báu. Nếu muốn hiểu họ, bạn không cần đi du lịch, không cần nghiên cứu mà cần sự trung thành của trẻ con và sự kiên nhẫn lớn lao của thi sĩ. Chiến thắng những đất nước này, chúng ta sẽ mất họ. Ai đứng trong vườn của mình, nhìn ra cổng sẽ thấy một thế giới diệu kỳ – đấy là người có tầm nhìn rộng. Trí tuệ của người này tạo ra không gian, còn ô-tô sẽ phá hủy nó. Bây giờ như cô giáo trong trường học, người ta nhìn quả đất như quả cầu, như quả bóng không khó để đi vòng quanh. Bởi thế mà người ta sai lầm khủng khiếp khi xét về Cecil Rhodes***.
Kẻ thù của ông nói rằng, có thể ông suy nghĩ rộng nhưng ông là người không tốt. Bạn bè thì nói rằng có thể ông là người không tốt, miễn là có suy nghĩ rộng. Chân lý ở chỗ là ông không đặc biệt xấu – ông là một tài năng, đôi khi mong muốn cái tốt – nhưng cái nhìn của ông quả là hẹp hòi. Không có gì là rộng lớn khi đem vẽ bản đồ chỉ với một màu, trẻ em thường làm vậy. Suy nghĩ về những lục địa không khó bằng suy nghĩ về những hòn đá. Sự khó khăn bắt đầu khi chúng ta cố gắng để hiểu những lục địa hoặc đá. Những lời tiên tri của Rhodes về việc liệu người Boer có chống lại, đã chỉ ra cái giá của “những ý tưởng lớn”, khi không phải nói về những lục địa, mà là về một nhóm dân thường. Cái hình ảnh mơ hồ “ánh sáng chung”, hãng thông tấn Reuters cùng với tất cả những Đế chế của nó là tự mình, còn ở phía dưới nó không ảnh hưởng đến. Cuộc sống con người cùng với cây này, cùng với ngôi đền này, mùa thu hoạch này và bài hát này nhìn bằng nụ cười ngạc nhiên làm sao nền văn minh ô-tô thắng lợi lướt qua chốn thâm cốc cùng sơn tuyệt đẹp, vượt qua thời gian, bất chấp không gian, nhìn thấy tất cả và không thấy gì hết trơn, chinh phục tất cả hệ Mặt trời để tìm thấy rằng Mặt trời – thật buồn chán vô cùng, và những hành tinh – là những ngôi sao tỉnh lẻ.
___________
* Arma varimque cano! (ca ngợi vũ khí và người lính!). Virgil. Aeneid, I, 1-7.
** A rolling stone gathers no moss.
*** Cecil John Rhodes (1853-1902) – chính khách người Anh, một trong những người khởi xướng cuộc chiến Boer.
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét