Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Thơ Walter Raleigh


Walter Raleigh (1552 – 29 tháng 10 năm 1618) – là nhà chính trị, nhà sử học, nhà thơ Anh. Nổi tiếng với những vụ cướp tàu biển của Tây Ban Nha dưới thời Elizabeth I nên được phong tước hiệp sĩ năm 1585 hoặc qua các vụ đàn áp khởi nghĩa ở Ai-len mà nhận được rất nhiều đất đai. Một giai thoại kể rằng có lần nữ hoàng cần bước qua một vũng nước thì Raleigh đã vứt chiếc áo khoác đắt tiền của mình vào vũng nước để cho nữ hoàng khỏi ướt chân. 

Tiểu sử:
Raleigh sinh ra trong một gia đình theo đạo tin lành ở Devon. Là con trai của Walter Raleigh và Catherine Champernowne. Từng học Đại học Oxford trong các năm khoảng từ 1568 – 1572. Năm 1584 Raleigh bắt đầu khảo sát vùng đất dọc theo sông Roanoke và đặt tên vùng đất này là Virginia (Mỹ). Các năm 1585 – 1587 tiến hành thiết lập chế độ thuộc địa ở vùng đất này. Raleigh là người rất được kính trọng ở nước Mỹ, đặc biệt là ở các bang Virginia và North Carolina, dân chúng coi ông như là một trong những người khai sáng nền văn minh của nước Mỹ. Thủ phủ bang North Carolina được đặt theo tên ông – thành phố Raleigh. 

Sau khi nữ hoàng Elizabeth I mất, vua James I cho Raleigh vào nhà tù Tháp vì tội ủng hộ Arbella Stuart lên ngôi. Sau đó bị kết án tử hình vì tôi phản quốc nhưng rồi lại được hoãn đến một thời hạn không xác định. Thời gian ngồi tù ông viết “Lịch sử Thế giới” và làm thơ. 

Năm 1616 ông lại sang châu Mỹ đi tìm El Dorado nhưng thất bại. Tuy vậy trong cuộc tìm kiếm này ông và các cộng sự đã vi phạm đến sự hòa giải với Tây Ban Nha, tấn công, lục soát các vùng thuộc địa của họ. Khi trở về Anh, theo yêu cầu của đại sứ Tây Ban Nha, ông bị xử theo bản án trước đó, bị chặt đầu ở Whitehall năm 1618. Trước khi chết, Raleigh viết bài thơ The Soul’s Errand. 

Tác phẩm:
- The works, v. 1—8, Oxf., 1829.

Thư mục:
- Hume М., Sir Walter Raleigh, L., 1897; 
- WilIiams N. L., Sir Walter Raleigh, Phil., 1963: 
- Bradbrook M. C., School of night, N. Y., 1965.

4 bài thơ


GỬI CON TRAI


Có ba thứ cho hạnh phúc dài lâu
Một khi số kiếp còn chưa cản trở
Nhưng đến ngày chúng gặp nhau một chỗ
Thì ngày này không tránh khỏi khổ đau.
Ba thứ: rừng, mầm cây, tuổi thiếu niên
Chiếc cầu treo kết từ nhiều thanh gỗ
Dây gai dầu dùng làm dây buộc nó
Còn kẻ chơi bời lêu lổng – là con.

Để ý xem: một khi chúng đứng riêng
Mầm cây non, và rừng, và con trẻ.
Nhưng hễ gặp nhau – cót két ván sàn
Dây buộc rung lên – thiếu niên đau khổ.

Cầu Chúa cho con khỏi điều tai họa
Tránh sự gặp nhau của những thứ này.


Sir Walter Raleigh To His Son

Three thinges there bee that prosper up apace
And flourish, whilest they growe a sunder farr,
But on a day, they meet all in one place,
And when they meet, they one an other marr;

And they bee theise, the wood, the weede, the wagg.
The wood is that, which makes the Gallow tree,
The weed is that, which strings the Hangmans bagg,
The wagg my pritty knave betokeneth thee.

Mark well deare boy whilest theise assemble not,
Green springs the tree, hempe growes, the wagg is wilde,
But when they meet, it makes the timber rott,
It frets the halter, and it choakes the child.

Then bless thee, and beware, and lett us praye.
Wee part not with thee at this meeting day.



NGƯỜI ĐẸP TRẢ LỜI CHÀNG TRAI CHĂN THÚ

Giá như đời và tình yêu trẻ mãi
Và chân thành miệng lưỡi của người chăn
Những niềm vui cho em luôn mang tới
Thì em làm người yêu dấu của anh.

Nhưng rồi đây sẽ đến một thời gian
Sông giận dữ và những hòn đá lạnh
Chim sơn ca cũng không còn cất tiếng
Thời gian xua những bầy thú vô chuồng.

Hoa tàn héo và những cánh đồng hoang
Đang chuẩn bị đón mùa đông khắc nghiệt
Có vị đắng trong những lời đường mật
Ngỡ mùa xuân mà man mác nỗi buồn.

Váy áo của anh, hoa rắc trên giường
Mũ, áo choàng, vòng hoa anh mang đến
Sẽ héo tàn và đi vào quên lãng
Trong sự điên rồ cát bụi trần gian. 

Thắt lưng rơm và cả nụ thường xuân
Móc san hô và cúc màu hổ phách
Không hề những gì mà em mong ước
Để em làm người yêu dấu của anh.

Giá như tuổi trẻ, tình yêu vĩnh hằng
Và những niềm vui kéo dài vô tận
Thì khi đó, với anh em sẽ đến
Và sẽ làm người yêu dấu của anh.
____________________
*Walter Raleigh viết bài thơ này để trả lời bài thơ “Lời người chăn thú gửi người yêu” (The Passionate Shepherd to his Love) của Christopher Marlowe.

The Nymph’s Reply to the Passionate Shepherd 

If all the world and love were young,
And truth in every shepherd's tongue,
These pretty pleasures might me move
To live with thee and be thy love.

Time drives the flocks from field to fold
When rivers rage and rocks grow cold,
And Philomel becometh dumb;
The rest complains of cares to come.

The flowers do fade, and wanton fields
To wayward winter reckoning yields;
A honey tongue, a heart of gall,
Is fancy's spring, but sorrow's fall.

The gowns, thy shoes, thy beds of roses,
Thy cap, thy kirtle, and thy posies
Soon break, soon wither, soon forgotten,—
In folly ripe, in reason rotten.

Thy belt of straw and ivy buds,
Thy coral clasps and amber studs,
All these in me no means can move
To come to thee and be thy love.

But could youth last and love still breed
Had joys no date nor age no need,
Then these delights my mind might move
To live with thee and be thy love.


DỊCH CATULLUS V

Mặt trời lặn rồi lên
Với ta thì ngược lại
Sau ánh sáng ngắn ngủi
Là đêm tối vĩnh hằng.

From Catullus V

The sun may set and rise,
But we, contrariwise,
Sleep, after our short light,
One everlasting night.


THỜI GIAN

Tuổi trẻ, niềm vui – những gì ta có
Thời gian coi là cát bụi mà thôi
Thời gian sẽ biến ta thành cát bụi
Và ta nằm trong mồ tối im hơi.

Khi chúng ta đi hết những con đường
Thì mọi thứ với ta đều khép lại
Nhưng có lẽ từ trong đất bụi ấy
Chúa cho tôi quay về lại, tôi tin!

Even Such Is Time

Even such is time, that takes on trust
Our youth, our joys, our all we have,
And pays us but with earth and dust ;
Who, in the dark and silent grave,

When we have wandered all our ways,
Shuts up the story of our days ;
But from this earth, this grave, this dust
My God shall raise me up, I trust !





Wole Soyinka (tên thật là Akinwande Oluwole Soyinka; sinh ngày 13 tháng 7 năm 1934) – là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người Nigeria đoạt giải Nobel Văn học năm 1986 “vì đã góp phần tạo dựng một nền nghệ thuật thơ ca và sân khấu có viễn cảnh văn hóa rộng lớn”. Wole Soyinka là người châu Phi đầu tiên được vinh danh ở thể loại này. Ông là người nhận giải sớm nhất trong số các nhà văn Nobel còn sống và là người sẽ ra đi muộn nhất trong số những người nhận giải thưởng này vào thập niên 1980.


Tiểu sử: 

Wole Soyinka sinh ở Abeokuta, Nigeria, là con thứ hai trong số sáu người con của một thanh tra giáo dục, lúc đó là thuộc địa của Anh. Ngay từ nhỏ, những phong tục, vũ điệu, truyền thuyết của bộ tộc đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí ông. Từ năm 1952, ông học văn học Anh, lịch sử, tiếng Hy Lạp tại trường Cao đẳng Ibadan, rồi tiếp tục học Anh văn tại Đại học Leeds. 
Năm 1958, Soyinka học sân khấu, làm diễn viên và viết kịch cho Nhà hát Hoàng gia London - các vở lớn đầu tiên là The Swamp Dwellers (Cư dân đầm lầy), The Lion and the Jewel (Sư tử và hạt ngọc). Năm 1960, ông được trao học bổng Rockefeller; sau đó ông quay trở về Nigeria học nghệ thuật kịch châu Phi và giảng dạy tiếng Anh tại các trường đại học Ibadan, Lagos và Ife; đồng thời viết kịch, làm đạo diễn, diễn viên. Từ năm 1960-1964, ông cùng một số người sáng lập tạp chí danh tiếng Black Orpheus (Thiên thần đen). Năm 1965, ông xuất bản tiểu thuyết đầu tay không có cốt truyện, nội dung là cuộc trò chuyện giữa năm trí thức trẻ Nigeria vừa tốt nghiệp đại học ở nước ngoài có mong muốn phục vụ đất nước nhưng lại bị cản trở bởi quan điểm và tệ tham nhũng.
Những năm 1967-1969, ông phải ngồi tù vì viết một bài báo kêu gọi chấm dứt nội chiến ở Nigeria. Trong thời gian này, ông viết tập Poems from Prison (Thơ trong tù, 1969) - tái bản bổ sung năm 1972 với tên gọi A Shuttle in the Crypt (Một chuyến đi trong hầm nhà thờ) - và tiểu thuyết The Man Died: Prison Notes (Người đã chết, 1972). Năm 1973, ông nhận bằng tiến sĩ của Đại học Leeds và trở thành giáo sư văn học vào năm 1975.

Năm 1986, Wole Soyinka là nhà văn châu Phi đầu tiên nhận giải Nobel vì có những đóng góp quan trọng cho nền sân khấu châu Phi. Ông đã dành tặng bài diễn từ đọc tại lễ trao giải Nobel của mình cho vị lãnh tụ Nam Phi luôn đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Nelson Mandela.


Năm 1993, chế độ độc tài quân sự lên nắm quyền, ông ra nước ngoài sinh sống. Trong tập truyện kí Open Sore of Continent: A Personal Narrative of the Nigeria Crisis (Vết thương mở của lục địa: chứng kiến riêng tư về cuộc khủng hoảng ở Nigeria) viết năm 1996, ông đã ghi lại quá trình giành độc lập của Nigeria từ năm 1960 đến năm 1993. Năm 1997, sau các bài viết nói về cuộc phục hưng đất nước Nigeria, ông đã bị buộc tội phản quốc. Tháng 6 năm 1998, khi chính phủ mới lên thay, ông được hủy bỏ tội danh này. Năm 1999, Wole Soyinka xuất bản The Burden of Memory, the Muse of Forgiveness (Gánh nặng của trí nhớ, nàng thơ của lòng khoan thứ), kể về những tội ác đối với người châu Phi và về sự khó khăn của việc hòa giải. Tập thơ về những năm tháng lưu vong của ông, Samarkand and Other Markets I Have Known (Samarkand và các thị trường khác mà tôi biết), được xuất bản năm 2002.


Wole Soyinka là một trong những người xây dựng nền sân khấu dân tộc Nigeria độc lập và sáng lập đoàn kịch 1960 Masks (Mặt nạ 1960). Trong các vở kịch của mình ông thường kết hợp rất khéo léo các chi tiết phương Tây với những yếu tố dân gian và tôn giáo. Ông biết tạo nên những đánh giá chính xác, phù hợp với tình trạng xã hội và quan niệm đạo đức của nhân vật, qua đó bày tỏ sự thất vọng của mình về sự lãnh đạo độc đoán và xã hội Nigeria nói chung.


Tác phẩm:

- Cư dân đầm lầy (The Swamp Dwellers, 1958), hài kịch
- Sư tử và hạt ngọc (The Lion and the Jewel, 1959), hài kịch
- Phát minh (The Invention, 1959), kịch
- Các vụ xét xử anh Jero (The Trials of Brother Jero, 1960), hài kịch
- Vũ khúc của rừng (A Dance of the Forests, 1960), kịch
- Giống nòi khỏe mạnh (The Strong Breed, 1963), kịch
- Con đường (The Road, 1965), kịch
- Thông dịch viên (The Interpreters, 1965), tiểu thuyết
- Mùa gặt ở Kongi (Kongi's harvest, 1967), kịch
- Idanre (1967), thơ
- Thơ viết trong tù (Poems from Prison, 1969), thơ
- Những người điên và các chuyên gia (Madmen and Specialist, 1970), tiểu thuyết
- Một chuyến đi trong hầm nhà thờ A Shuttle in the Crypt, 1972), tên gọi khác của Poems from Prison
- Người đã chết (The Man Died: Prison Notes, 1972), nhật kí
- Mùa Anomy (Season of Anomy, 1973), tiểu thuyết
- Sự hóa thân của Jero (Jero's Metamorphosis (, 1974), kịch
- Bacchae (1974), kịch
- Cái chết và kỵ sĩ của nhà vua (Death anh the King's Horseman, 1975), kịch
- Thần thoại, văn chương và thế giới Châu Phi (Myth, Literature and the African World, 1976), phê bình văn học 
- Vở opera Wonyosi (Opera Wonyosi, 1977) kịch
- Aké: Những năm thơ ấu (Aké: The Years of Childhood, 1981), tự truyện
- Isara: A Voyage around Essay (1989), tự truyện
- Trò chơi của những người khổng lồ (A Play of Giants, 1984), kịch
- Trái Đất của Mandela và các bài thơ khác (Mandela's Earth and other poems, 1988), thơ
- Tín điều của tồn tại và hư vô The Credo of Being and Nothingness, 1991), tập tiểu luận
- Từ Zia, với lòng yêu mến (From Zia, with Love, 1992), kịch
- Vết thương mở của lục địa: một chứng kiến riêng tư về cuộc khủng hoảng ở Nigeria (Open Sore of Continent: A Personal Narrative of the Nigeria Crisis, 1996), tập truyện kí
- Gánh nặng của trí nhớ, nàng thơ của lòng khoan thứ (The Burden of Memory, the Muse of Forgiveness, 1999), thơ
- Samarkand và các thị trường khác mà tôi biết (Samarkand and Other Markets I Have Known, 2002), thơ 

Một số bài thơ




CHUYỆN TRÒ QUA ĐIỆN THOẠI

(Telephone Conversation)

Giá cả phải chăng. Ngôi nhà nằm ở vùng

Cũng bình thường. Chủ nhà từng sống đấy
Duy chỉ có một điều còn lại
Là tôi thú nhận rất thành tâm
Nên tôi gọi: “Thưa cô, tôi báo trước rằng
Tôi là người châu Phi đấy nhé”.
Im lặng một hồi, rồi sau giọng nói
Có vẻ như có áp lực vô cùng
Qua răng vàng, qua đôi môi đầy son
Một câu hỏi dường như rất sửng sốt:
“Anh là người sáng hay tối màu da?”
Tôi chưa nghe ra. Hai nút bấm B và A
Mùi hôi từ bục điện thoại màu đỏ
Ngoài kia cũng xe hai tầng màu đỏ
Những chiếc xe buýt phóng trên đường
Thế giới thực của đời sống bình thường.
Một chút xấu hổ bằng cách im lặng
Để tìm sự giải thích sao cho đúng
Và cô hỏi lại – có phần nhấn mạnh:
“Anh là người sáng hay tối màu da?”
“Ý cô là gì, tôi không hiểu, thưa cô
Sô cô la sữa hay là sô cô la sạch?”
“Vâng”. Sự khẳng định như dao phẫu thuật
Nhưng sự thiếu tự tin lan tỏa, kéo dài.
Còn tôi đã chọn cách giải thích này:
“Màu của mực nang tây Phi, cô ạ –
Tôi nói thêm – đại loại là như thế”.
Trí tưởng tưởng dường như được bay lên
Trên một tầm cao, thế nhưng bỗng nhiên
Một sự thật dùng dằng qua ống nói;
“Nghĩa là thế nào?” – “Tôi người tóc đen” – 
 “Anh chắc đen như bồ hóng?” – “Không hẳn.
Khuôn mặt thưa cô, tất nhiên là đen
Nhưng mà lòng bàn tay, bàn chân
Thì trắng như những người tóc sáng 
Nhưng mà thưa cô, có điều sầu muộn
Con quạ phía dưới đen thui – một phút thôi…”
Cảm nhận như ống nói sắp vỡ đôi
Vì tiếng sấm bên tai, tôi nài nỉ:
“Thưa cô, hay là cô cho chính mình
Hãy nhìn thử nhé…”


 ABIKU


Đứa con giang hồ. Đây là đứa trẻ đang chết 

nhưng liên tục sống lại để hành hạ người mẹ.
Tín ngưỡng của người Yoruba.   

Lời nguyện cầu âm thầm vô ích

Đấy là tràng hạt quyến rũ dưới bàn chân
Ta là Abiku, lên tiếng gọi đầu tiên
Để xin được đầu thai vào kiếp khác.

Ta đâu có cần những bầy gia súc

Hay tro rắc với dầu cọ mà chi
Bùa hộ mệnh không có trong củ từ
Dùng để chôn Abiku vào đất. 

Hãy đem nướng một con ốc trên bếp

Rồi hãy cầm cái vỏ con ốc kia
Ép thật sâu vào ngực Abiku
Để khi gọi sẽ dễ dàng nhận biết. 

Ta là răng con sóc, và vết nứt

Là bí ẩn bàn tay. Hãy nhớ xem
Đào thật sâu vào chân sưng của thần
Để nhận ra kẻ lưu đày muôn kiếp.

Một lần, và khi thời gian lặp lại

Dù buồn nôn ta vẫn phải hồi sinh
Lễ dâng rượu chỉ cho ta con đường
Và nơi chốn để ta về lối ấy.  

Đất đẫm ướt vì nước mắt tang thương

Để chim gặp nạn dưới làn sương trắng
Buổi tối kết bạn  với từng con nhện
Để ruồi bay trong gió bọt đau buồn. 

Abiku hút dầu từ ngọn đèn

Đêm cho cuộc sống, bình minh – cái chết
Con rắn trên ngưỡng hao gầy khóc thét
Cho sự sinh ra rồi chết của mình.

Khi cây đến hạn thì trái nảy sinh

Và trái chín lại rụng về với đất
Mẹ ban cho Abiku sự chết
Là sự vĩnh hằng của mẹ đầu tiên.



TÔI NGHĨ RẰNG TRỜI MƯA
(I think it rains)

Tôi nghĩ rằng trời mưa

Để lưỡi nặng nề vì kiến thức
Có thể dứt ra được
Khỏi vòm miệng đã khô. 

Tôi thấy rất bất ngờ

Các đám mây từ tro bụi
Kết thành vòng tròn xám, mà trong đó
Một linh hồn cuộn tròn vo. 

Trời đã phải đổ cơn mưa

Để đóng vào tâm trí và giam giữ
Chúng mình trong cơn tuyệt vọng vô cùng lạ
Cám dỗ ta bằng sự buồn chán, ê chề.

Và cơn mưa đã có đánh bằng

Con dao trong suốt giấu trên đôi cánh
Và lễ báp têm cho dù tàn nhẫn
Vẫn cho ta những khao khát kín thầm.

Ôi những cơn mưa như cây

Đã dạn dày với bao nhiêu ân sủng
Cùng với mặt đất của tôi, khi người đến
Từ đằng xa, chỉ có đá mà thôi. 


CHẾT BUỔI BÌNH MINH 

(Death in the Dawn)

Người lữ hành, bạn hãy lên đường

Vào buổi bình minh. Và đôi chân trần hãy đạp
Tựa như mũi con chó, lên đất ẩm ướt. 

Hãy để ánh bình minh thổi tắt những ngọn đèn

Nhìn mặt trời như bàn chải giữa bầu trời sáng
Những bàn chân cuộn bông xẻ những con giun sớm
Bằng cuốc bàn. Bóng không còn tan giữa không trung
Của hoàng hôn chết và nỗi buồn mỏi mệt. 

Đấy là sự lung linh mềm và bóng tối bò trườn

Niềm hân hoan và nỗi sợ hãi đang nhảy nhót
Cho ngày bất lực. Những gánh nặng dần rút bớt
Và những đám đông thiếu đường nét bò trườn
Đánh thức những thị trường im lặng. Vội vàng
Và câm nín đi trên những con đường xám. 

Và bỗng đột ngột

Khi đến mùa đông
Thấy lạnh khắp thân mình
Người thổi kèn của bình minh đã chết.
Những thác nước giăng đầy lông bạc
Một sự hy sinh vô ích. Và khắp nơi tiếp tục
Một nghi thức tối tăm. 

Chân phải cho niềm vui, chân trái thì sợ hãi

“Con ơi – mẹ cầu nguyện thầm thì –
Con chớ bao giờ bước đi
Theo những con đường đói” 

Người lữ hành, bạn hãy lên đường

Trong buổi bình minh.
Tôi hứa với bạn điều diệu kỳ trong giờ thánh
Bạn linh cảm trong tiếng gà vỗ cánh
Điều bạo lực… Ai ghìm cơn giận của đàn ông
Đang đi về phía trước rất dũng mãnh?

Ôi người anh em sinh đôi của tôi

Đang im lặng trong vòng tay
Vòng tay rộng mở này, chẳng lẽ
Hình ảnh cong đấy chính là – tôi?



NHỮNG SỢI TÓC BẠC ĐẦU TIÊN

(To my first white hairs)

Như mây bồng bềnh, mái tóc tôi đen sì

Và dày đặc, đưa tay không xuyên lọt
Trên đầu tôi – thưa ngài – cho đến khi… 

Đột ngột như mầm lúa mì mọc sau mưa

Như tia chớp bừng lên rồi thu hẹp
Như tiếng ve ran dưới ánh mặt trời kia. 

Ba sợi tóc trắng! Ba kẻ xa lạ rụt rè

Giải thích cho thời gian. Tôi coi như dây dẫn
Chỉ rõ ràng qua kính lúp, nhưng sau thì

Chúng chiếm lĩnh tất cả! Loại bỏ đi

Sự tôn kính dối gian. Mùa đông dệt lưới
Giăng xung quanh vương miện của nấm kia.


KOKO OLORO


Thần kno* nhân hậu

Hãy cầu nguyện cho tôi
Trang trại và núi đồi
Hãy cầu cho tôi nhé
Sông suối và ngọn gió
Hãy cầu nguyện cho tôi
Con đường dài xa xôi
Hãy cầu cho tôi nhé
Tôi gom nhiều chiếc lá
Và tôi đem ba quả
Đặt trước cửa nhà ngươi
Xin hãy mang những lời
Nguyện cầu đầy cay đắng
Của ba đào số phận
Bay thẳng lên bầu trời
Hãy cầu nguyện cho tôi!
____________
*Vị thần bảo vệ trẻ em.


TẶNG MARGE, NỮ CA SĨ DA ĐEN, NEW YORK


Cây nho lạnh lẽo, thờ ơ

Mọc trong đêm vắng
Lời đáp lại thẳm sâu

Giọng của em trong tĩnh mạch mùa thu sầu

Liên kết cùng với bao nhiêu giọng
Của những người vốn xa lạ với nhau 

Chìm trong sợ hãi

Trên đường phố, trong ống rượu sẫm màu
Run lên trong luồng sáng đèn nhấp nháy

Ta hỏi em chăng, hỡi nữ thần

Vị của rượu hôm nay là gì vậy?
Vị của rượu hôm nay có màu đen

Đen như sẹo của sâu thẳm một vết thương

Như lời hứa hẹn của những khổ đau không lời mới
Và tình trạng vô pháp luật, bạo hành

Giọng của em là sứ giả cô đơn

Trong bóng đêm, rượu chảy thành dòng hờ hững. 



CÁC NHÀ THƠ LIÊN HIỆP ANH




1 nhận xét: