Philip Sidney (30 tháng 11
năm 1554 – 17 tháng 10 năm 1586) là một nhà thơ và cận thần người Anh trong thời
đại Elizabeth.
Tiểu sử
Xuất thân quí tộc, tốt nghiệp Đại học Oxford, Sidney yêu khoa học, ngôn ngữ và văn học và trở thành người bảo trợ của các nhà thơ trước khi ông trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực này.
Với mong muốn trong tương lai sẽ phục vụ trong lĩnh vực ngoại giao, ông
đã dành ba năm sống ở Pháp, nơi ông trở thành bạn thân với các nhà văn Tin
lành. Sống sót sau “Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy” ở Paris, Sydney càng háo
hức đấu tranh cho sự nghiệp Tin lành. Nhưng vì nữ hoàng không chia sẻ quan điểm
tôn giáo của ông nên Sidney đã nghỉ việc một thời gian ở các điền trang của
mình, nơi tài năng thơ ca của ông đột nhiên bộc lộ. Trong sự yên bình ở nông
thôn, Sydney đã sáng tác một tập thơ trữ tình mang tên “Astrophel and Stella” gồm
108 bài sonnet và 11 bài ca. Tên nhân vật “Astrophel” trong tiếng Hy Lạp có
nghĩa là “Người yêu sao”, còn “Stella” dịch từ tiếng Latinh nghĩa là sao.
Ông trở lại triều đình trong ánh hào quang của danh tiếng sau khi Nữ
hoàng Elizabeth I vui vẻ chấp nhận vở kịch “Nữ hoàng tháng Năm” mà ông viết về
bà. Tại thủ đô, một nhóm các nhà thơ được gọi là “Nhóm Areopagus” tập hợp xung
quanh ông, bao gồm Fulke Greville, Edward Dyer, Edmund Spenser và Gabriel
Harvey. Từ đó trở đi, Sidney trong con mắt của người Anh đương thời, là hiện
thân của một cận thần hoàn hảo, kết hợp giữa dòng dõi quý tộc, sự giáo dục,
lòng dũng cảm và tài năng thơ ca.
Năm 1581 ông trở thành thành viên của Nghị viện Kent. Năm 1583, ông đi
chiến đấu vì sự nghiệp Tin lành ở Hà Lan. Ông đã đạt được một số thành công
quân sự ở đó. Năm 1585 ông được bổ nhiệm làm thống đốc Flushing ở Hà Lan. Trong một thời gian, dưới
sự lãnh đạo của ông, quân đội Anh không đạt được kết quả và đã thua trong trận
Zutphen. Sidney bị thương nặng trong trận này, trong quá trình vận chuyển đến
Arnham đã bị ngộ độc máu từ đó dẫn đến cái chết. Trước khi chết, ông đã làm một
nghĩa cử cao đẹp – được người ta mang đến cho chai nước nhưng cảm thấy rằng
mình sắp chết, ông đã đưa nó cho một người lính bị thương nhẹ và nói rằng anh
ta cần được giúp đỡ.
Thi thể của ông được chuyển về Anh và được chôn cất với nghi lễ Hoàng
gia tại Nhà thờ St. Paul vào ngày 16 tháng 2 năm 1587. Cái chết bi thảm của một
anh hùng Tin lành đã biến ông trở thành một huyền thoại của dân tộc Anh và trong
nhiều năm, Ngài Philip là nhà thơ nổi tiếng nhất ở Anh. Ông là nhà thơ đầu tiên
của thời đại Elizabeth có những bài thơ được dịch sang các ngôn ngữ châu Âu
khác.
Tác phẩm
*Nữ hoàng tháng Năm (The Lady of May1578), kịch
*Astrophel and Stella, 1580, thơ
*Bảo vệ Thơ ca (An Apology for Poetry (A Defence of Poesie and The Defence of Poetry, 1583), phê bình
*Arcadia (The Countess of Pembroke's Arcadia, 1590), tiểu thuyết
5 bài thơ
Xuất thân quí tộc, tốt nghiệp Đại học Oxford, Sidney yêu khoa học, ngôn ngữ và văn học và trở thành người bảo trợ của các nhà thơ trước khi ông trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực này.
*Nữ hoàng tháng Năm (The Lady of May1578), kịch
*Astrophel and Stella, 1580, thơ
*Bảo vệ Thơ ca (An Apology for Poetry (A Defence of Poesie and The Defence of Poetry, 1583), phê bình
*Arcadia (The Countess of Pembroke's Arcadia, 1590), tiểu thuyết
Để Nàng thơ thấy rằng tôi khó nhọc
Để khi đọc Nàng tỏ ra thương xót
Bởi nếu thương tình ân sủng sẽ ban.
Trong nhiều tập sách của bao người khác
Để trong não bị mặt trời thiêu đốt
Có những dòng thơ từ đấy sẽ tuôn.
Lời của tôi giống như bầy trẻ nhỏ
Những bước chân trên con đường xa lạ
Trong khổ đau tôi cắn bút âm thầm.
Hãy nhìn vào con tim và hãy viết!
That she, dear she, might take some pleasure of my pain,
Pleasure might cause her read, reading might make her know,
Knowledge might pity win, and pity grace obtain,—
Studying inventions fine, her wits to entertain,
Oft turning others’ leaves, to see if thence would flow
Some fresh and fruitful showers upon my sunburned brain.
Invention, Nature’s child, fled step-dame Study’s blows,
And others’ feet still seemed but strangers in my way.
Thus great with child to speak, and helpless in my throes,
“Fool,” said my Muse to me, “look in thy heart and write.”
Thần tình yêu đã làm tôi đau đớn
Bởi biết rằng không cần sức phí uổng
Đối với tôi thần chinh phục dễ dàng.
Tôi đã yêu nhưng tình tôi giấu kỹ
Và cuối cùng với tình tôi đồng ý
Ngọn lửa tình bùng cháy ở trong tim.
Như người Nga sinh ra làm nô lệ*
Tôi gọi đó không phải điều tai họa
Vui với phần còn lại của trí khôn.
Và tôi vui mừng vẽ ra địa ngục.
________________
*Câu “Như người Nga sinh ra làm nô lệ”, ý tác giả so sánh người đang yêu trong sự tù hãm của tình giống như người dân Nga trong thời cai trị của Ivan Bạo Chúa (1530 – 1584).
Love gave the wound, which while I breathe will bleed;
But known worth did in mine of time proceed,
Till by degrees it had full conquest got:
I lov'd, but straight did not what Love decreed.
At length to love's decrees I, forc'd, agreed,
Yet with repining at so partial lot.
Is gone, and now like slave-born Muscovite
I call it praise to suffer tyranny;
And now employ the remnant of my wit
While with a feeling skill I paint my hell.
Về hy vọng và nỗi sợ thường xuyên
Về ánh sáng sinh ra từ địa ngục
Về bão giông, cái chết, vết thương lòng.
Khi cơn mưa vàng, khi con bò đực
Rồi làm một kẻ chăn cừu khi khác
Thổi sáo rất hay rảo bước trên đồng.
Từ bờ môi ông những lời thổn thức
Nước mắt, nỗi buồn tuôn theo ngòi bút
Giá mà tôi cũng làm được như ông.
Giọng run rẩy rằng tôi yêu Stella.
Of hopes begot by fear, of wot not what desires:
Of force of heav'nly beams, infusing hellish pain:
Of living deaths, dear wounds, fair storms, and freezing fires.
Broidered with bulls and swans, powdered with golden rain;
Another humbler wit to shepherd's pipe retires,
Yet hiding royal blood full oft in rural vein.
While tears pour out his ink, and sighs breathe out his words:
His paper pale despair, and pain his pen doth move.
I can speak what I feel, and feel as much as they,
When trembling voice brings forth that I do Stella love.
Trăng âm thầm để khuôn mặt buồn tênh
Có lẽ nào ở tận chốn cao xanh
Cũng có kẻ mang cung tên ra bắn?
Trăng cũng như ta – những kẻ đang yêu
Ta đọc trong mắt đau khổ đã nhiều
Ta cảm nhận nỗi niềm trăng tuyệt vọng.
Hãy trả lời ta: có phải trên kia
Tình yêu chung thủy vẫn cứ dại khờ
Và người đẹp vẫn khinh khi, ngạo mạn?
Và gọi đức hạnh là sự vô ơn?
How silently, and with how wan a face!
What, may it be that even in heav'nly place
That busy archer his sharp arrows tries!
Can judge of love, thou feel'st a lover's case,
I read it in thy looks; thy languish'd grace
To me, that feel the like, thy state descries.
Is constant love deem'd there but want of wit?
Are beauties there as proud as here they be?
Do they above love to be lov'd, and yet
Do they call virtue there ungratefulness?
Anh nhận về và tim anh trao lại
Anh giữ của tôi, tôi giữ của anh
Còn đổi trao nào đẹp hơn thế nữa.
Chính vì thế càng đủ đầy ý nghĩa
Anh yêu tình tôi như yêu chính mình
Tôi yêu anh vì tình tôi mong thế.
Của anh của tôi cùng một nỗi đau
Cả hai con tim cùng nhau chịu đựng
Vì hai con tim chia sẻ cho nhau.
Chúng tôi trao nhau tình yêu đích thực.
(Song from Arcadia)
By just exchange one for the other given:
I hold his dear, and mine he cannot miss;
There never was a bargain better driven.
My heart in him his thoughts and senses guides:
He loves my heart, for once it was his own;
I cherish his because in me it bides.
My heart was wounded with his wounded heart;
For as from me on him his hurt did light,
So still, methought, in me his hurt did smart:
My true love hath my heart, and I have his.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét