Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

Thơ Thomas Moore


Thomas Moore (28 /5 /1779 – 25 /2 /1852) – nhà thơ, nhạc sĩ, nhà kinh tế Ireland.

Tiểu sử:
Thomas Moore sinh ở Dublin, Ireland trong một gia đình buôn bán nhỏ theo đạo Tin lành. Tốt nghiệp trường Trinity College năm 1798 ở Dublin. Năm 1799 Moore sang London. Năm 1800 in bản dịch thơ Anacreon, tập thơ “Poems by the late Thomas Little (Thơ của Thomas Little đã quá cố) và trở thành một người nổi tiếng. Năm 1803 Moore sang làm việc ở đảo Bermuda, từ đó ông đi sang Canada và Mỹ. Sau đó ông trở về Anh và năm 1807 in Irish Melodies (Những giai điệu Ireland). Năm 1815 ông in tác phẩm lớn nhất của mình Lalla Rookh – là tác phẩm được coi là sánh ngang hàng với những trường ca về phương Đông của Lord Byron, cũng là một người bạn thân thiết của Moore. Lalla Rookh được dịch sang tiếng Ba Tư và được người Ba Tư gọi là “một thiên sử thi vĩ đại”.

Trong những tác phẩm bằng văn xuôi của ông, đáng kể nhất là The Letters and Journals of Lord Byron (Thư từ và nhật ký của Lord Byron, 1830). Moore thể hiện những quan điểm kinh tế của mình trong tập thơ Cash, Corn and Catholics (Tiền, gạo và những tín đồ công giáo, 1828), được coi là một trong 100 nhà kinh tế vĩ đại. Ông mất ở Wiltshire, Anh. Thơ của Thomas Moore được dịch ra nhiều thứ tiếng, thời gian gần đây được dịch nhiều sang tiếng Việt.

Tác phẩm:
-Poems by the late Thomas Little (Thơ của Thomas Little đã quá cố, 1800)
-Irish Melodies (Những giai điệu Ireland, 1807), thơ
-Lalla Rookh,1815, trường ca sử thi
-The Letters and Journals of Lord Byron (Thư từ và nhật ký của Lord Byron, 1830).
-Cash, Corn and Catholics (Tiền, gạo và những tín đồ công giáo, 1828), thơ
-History of Ireland (Lịch sử Ireland, 1827), văn xuôi.



NHỚ MẸ HIỀN TỔ QUỐC 
(Remember Thee!)

Đến một ngày con tim chưa ngừng đập
Tôi không thể quên mẹ hiền tổ quốc
Trong ngày đau thương, tăm tối, bão giông
Tổ quốc thân yêu, Người đẹp vô cùng!

Nếu mai này Người hùng mạnh, tự do
Biển dâng ngọc và mặt đất dâng hoa
Tôi ngẩng cao đầu với niềm hạnh phúc
Nhưng chẳng yêu Người hơn lúc này được.

Không, máu tổ quốc đang chảy dưới gông cùm
Mẹ càng yêu hơn, mẹ của chúng con
Những trái tim như bầy chim lìa tổ
Uống tình yêu từ nỗi đau của mẹ.


NẾU EM LÀ NGƯỜI TÌNH

(If thou'lt be mine) 

Nếu em là người tình thì muôn báu vật
Của biển, đất, trời xin đặt dưới chân em
Và tất cả những gì tươi đẹp nhất:
Những giai điệu ngọt ngào, những hy vọng dịu êm
Đều của ta – nếu em là người tình!

Đường ta về muôn loài hoa sẽ nở
Suối sẽ reo vang khúc nhạc thần tiên
Cõi tình yêu những vì sao rực rỡ
Mặt đất này như một giấc mơ xinh
Trong mắt ta – nếu em là người tình!

Bao ý nghĩ trong mạch nguồn ẩn khuất
Như dòng sông bắt ngọn tự trời xanh
Trong tim ta sẽ giữ miền hạnh phúc
Được tắm bằng dòng suối nước long lanh
Mãi trong xanh – nếu em là người tình!

Những điều này được tạo bởi Yêu Thương
Cho tất cả những ai hằng mơ ước
Và ông Trời sẽ dựng chốn thiên đường
Trên mặt đất, nơi có niềm hạnh phúc
Cùng đắp xây – nếu em là người tình!


TÌNH ĐÃ CHẾT TRONG TA 
(Fare thee well, thou lovely one! - Dân ca Sicily)

Thôi vĩnh biệt! Cho dù em vẫn đẹp
Nhưng tình yêu không trở lại bao giờ
Hồn hoang vu, lòng chân thành đã khép
Có nghĩa là tình đã chết trong ta.

Dù lời em ngọt ngào như đường mật
Đâu dễ gì quyến rũ được lòng anh
Nhưng đôi mắt vẫn nhìn anh chân thật
Biết làm sao không tin được cho đành!

Nhưng mà thôi, bây giờ, xin vĩnh biệt!
Em dù xinh nhưng chẳng của ngày xưa
Hồn hoang vu lòng chân thành đã khép
Tình ngọt ngào, tình đã chết trong ta.

Đôi mắt em như ngôi sao không đổi
Giữa trời xanh vẫn nhấp nháy gọi mời
Đôi má hồng kia dường như vẫn đợi
Chuyển màu hồng thành trắng, bạc như vôi.

Chỉ con tim em bây giờ phụ bạc
Cứ nói những lời gian dối không thôi
Tình vẫn sống ở một nơi nào khác
Nhưng trong tim, than ôi, đã chết rồi!

Nên em ạ, bây giờ, xin vĩnh biệt!
Em dù xinh nhưng chẳng của ngày xưa
Hồn hoang vu, lòng chân thành đã khép
Tình ngọt ngào giờ đã chết trong ta.



HÃY NGỦ ĐI EM 
(Go, Now, And Dream - Dân ca Sicily)

Thôi hãy ngủ đi em và hãy mơ
Về niềm vui không còn nữa bao giờ.
Trên môi ta muôn đời còn vị đắng
Hạnh phúc mong manh, tình không bền vững.
Thôi hãy ngủ đi em!

ánh trăng thanh lại tỏa sáng diệu kỳ
Trên đường về lấp lánh buổi chia ly
Nhưng ánh trăng của ngày ta gặp gỡ
Trong mắt em giờ đây không về nữa.
Thôi hãy ngủ đi em!


TÌNH ĐÃ BAY XA 

(Thou lovest no more)

Nỗi đau em, than ôi, giờ nhắc mãi
Sự thật kia đừng che dưới sương mờ
Con tim giá băng, thề nguyền xưa đã đổi
Tình đã xa – tình giờ đã bay xa.

Đôi mắt anh vẫn nhìn em chân thật
Nhưng nụ cười đã khác nụ cười xưa
Vòng tay anh dù ôm vào siết chặt
Nhưng đã khác rồi – tình đã bay xa.

Em như người ngủ say trong giấc mộng
Điều dối gian em chẳng muốn nhìn ra
Nhưng than ôi! Bây giờ em thất vọng
Tất cả rõ ràng – tình đã bay xa.

Hỡi những kẻ đã về nơi chín suối
Những yêu thương, hờn dỗi của ngày qua
Hãy quay về đây dỗ dành, an ủi
Và trả cho em tình đã bay xa.


CHỈ TÌNH YÊU

(Love alone)

Nếu em muốn đôi mắt say vẻ đẹp
Thì đầu tiên hãy chinh phục con tim
Đẹp không yêu, đẹp cũng bằng vô ích
Chỉ tình yêu cho nét đẹp thần tiên.

Em bây giờ như bông hoa kiêu hãnh
Nhưng sẽ ra sao nếu thiếu ánh mặt trời?
Thiếu nữ không yêu như hoa hồng thiếu nắng
Chỉ tình yêu cho ánh sáng mà thôi.

Nhìn trong gương vẻ đẹp giờ rực rỡ
Nhưng thời gian tàn phá chẳng hề thương
Vẻ đẹp kia chỉ mãi còn gìn giữ
Trong mắt tình chứ đâu phải trong gương.



YÊU SAO BUỔI HOÀNG HÔN 

(How dear to me the hour)

Đáng yêu sao vẻ đẹp buổi hoàng hôn
Trên biển lặng ánh mặt trời dần tắt
Khi giấc mơ xưa trỗi dậy trong hồn
Và nỗi nhớ em thì thào, khoan nhặt.

Tôi lặng buồn nhìn theo từng đợt sóng
Dội về tây chẳng vướng chút ưu phiền
Và thầm nghĩ giá mà con đường sáng
Sẽ đưa tôi về tận cuối trời Quên.


ĐIỀU KỲ DIỆU

(The wonder)

Ai cho tôi biết được có nơi nao
Người con gái yêu mà không gian dối
Để tôi bắt cả thiên hạ cúi chào
Và xin được quì xuống bằng đầu gối.

Tôi biết tìm đâu nơi ở của nàng
Ngôi nhà thần tiên có niềm hạnh phúc
Tôi sẽ tháng dài, ngày rộng lang thang
Tìm cho được, dù chỉ là ánh mắt.

Ơ nơi đâu người con gái khi yêu
Mà trong lòng không nói điều gian dối
Để cho tôi được từ sáng đến chiều
Ngắm đôi mắt của nàng không mệt mỏi.

Và tôi sẽ kêu ầm khắp thiên hạ
Tôi tin vào điều kỳ diệu từ nay
Bởi tạo ra người tuyệt vời như thế
Đến ông Trời cũng đành chịu bó tay!


TA GẶP GỠ CHÂN TÌNH
(So warmly we met - Dân ca Hungari)

Ta gặp gỡ ân cần rồi chia ly tình cảm
Chẳng biết điều gì trong đó ngọt ngào hơn
ánh mắt ngày gặp nhau vui như tia nắng
Nước mắt buổi chia ly lấp lánh nỗi buồn.

Ta gặp gỡ chân tình, chia tay nhau cũng thế
Vui và buồn đều chẳng chịu nhường nhau
Thần tình yêu hai con mắt như thể
Nước mắt, nụ cười hòa quyện vào nhau.

ánh bình minh của ngày đầu gặp gỡ
Đã tắt vào trong bóng tối xa bay
Đêm chia ly lại cháy bừng ngọn lửa
Chợt sáng lên như tia nắng ban ngày.

Ngày gặp gỡ hạnh phúc chẳng kéo dài
Bởi hạnh phúc lâu ngày không chịu ở
Nhưng chia ly để hy vọng ngày mai
Ta lại vui niềm vui ngày gặp gỡ.



LÝ LẼ
(An Argument)

Anh thường nghe các linh mục nói rằng
Điều khát khao với lỗi lầm là một
Và ông trời sẽ thẳng tay trừng phạt
Điều khát khao giống như việc đã làm.

Nếu khát khao nguyền rủa anh và em
Nguyền rủa điều con tim này khao khát
Em cứ đến, ta hưởng niềm khoái lạc
Mà không sợ điều trừng phạt nhe em. 



TIẾNG CHUÔNG CHIỀU

(The evening gun)

Còn nhớ chăng em yêu
Ngày chia tay trên bến
Cùng nghe tiếng chuông chiều
Ngắm hoàng hôn trên biển?

Tiếng vang trên sóng nước 
Chạy ra tít mù khơi
Rồi dường như bất chợt
Tan ra giữa đất trời.

Giờ sau ngày làm việc
Lòng lại nhớ em yêu
Lại nhìn con sóng biếc
Lặng nghe tiếng chuông chiều.

Tiếng vang trên sóng nước
Nức nở quyện vào nhau
Anh khóc và muốn được
Chết theo tiếng chuông chiều.


Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Thơ Percy Bysshe Shelley

Percy Bysshe Shelley (4/8/1792 – 8/7/1822) – nhà thơ Anh, một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XIX.

Tiểu sử:
Percy Bysshe Shelley xuất thân trong một gia đình quí tộc lâu đời. Năm 12 tuổi vào học trường College đã được bạn bè gọi là “Shelley điên rồ” vì say mê đọc Lucretius và tuyên bố rằng không hề có Chúa Trời. Thời gian này Shelley còn say mê đọc các tác phẩm triết học của Voltaire, Francis Bacon. Năm 1810 vào học Đại học Oxford, in những bài thơ về chính trị và tiểu luận triết học The Necessity of Atheism (Cần chủ nghĩa vô thần), chứng minh rằng không thể có sự hòa nhập giữa tôn giáo và trí tuệ nên bị đuổi học. Từ đây bắt đầu một thời kỳ xa lánh gia đình và đi phiêu lãng. Một thời gian Shelley nghiên cứu kinh tế chính trị và các tác phẩm của William Godwin. Vì lòng thương hại, Shelley cưới Harriet Westbrook, con gái của một chủ quán làm vợ và hai người đi sang Edinburgh làm lễ cưới. Cuộc hôn nhân này không mang lại cho Shelley hạnh phúc mà chỉ làm cho gia đình càng xa lánh Shelley nhiều hơn.

Năm 1812 Shelley đi sang Ireland để tham gia phong trào giải phóng dân tộc, đòi độc lập cho Ireland, Nhà thơ đứng về phía những người giải phóng, viết tác phẩm Queen Mab (Hoàng hậu Mab, 1813) mà Lord Byron gọi là tác phẩm hay nhất của Shelley. Sử dụng những hình tượng của Shakespeare, Shelley vẽ một bức tranh tưởng tượng trong mơ của một cô gái lạc vào lâu đài của hoàng hậu Mab, được hoàng hậu kể cho nghe những bất công ở trần gian và phần cuối là một tương lai tươi sáng, nơi con người sống tự do, không còn bị áp bức.

Năm 1814 Shelley cưới vợ lần thứ hai. Người này là Mary Wollstonecraft Godwin, thường gọi là Mary Shelley, con gái của William Godwin. Năm 1818 gia đình chuyển sang sống ở Ý, xứ sở mà các nhà thơ lãng mạn vẫn coi là ngọn nguồn của cảm hứng thi ca. Chính thời kỳ này Shelley viết được nhiều tác phẩm có giá trị nhất, như: The Cenci; Ode to the West Wind; The Masque of Anarchy; Julian and Maddalo; Prometheus Unbound; Hellas…

Cuối năm 1822, gia đình Shelley cùng gia đình một người bạn sống ở biệt thự Casa Nova bên bờ biển. Mặc dù không biết bơi và không hiểu gì về môn thể thao đua thuyền nhưng Shelley vẫn sắm cho mình chiếc thuyền buồm có tên “Ariel”. Trong một lần đến gặp Byron ở Pisa, trên đường trở về “Ariel” bị chìm do gặp bão. Mấy ngày sau người ta tìm thấy xác của Shelley, đem hỏa táng gửi về nghĩa trang Tin lành ở Roma. Con tim của Shelley được Mary Shelley mang theo mình cho đến hết đời.

Sáng tạo của Shelley, không được người đương thời đánh giá đúng mức, có ảnh hưởng lớn đến thơ ca Anh và Thế giới. Cuộc đời ngắn ngủi nhưng lãng mạn của Shelley là đề tài của nhiều huyền thoại và truyền thuyết nổi tiếng.


Tác phẩm:
(1810) Zastrozzi and St Irvyne 
(1811) The Necessity of Atheism 
(1813) Queen Mab
(1815) Alastor, or The Spirit of Solitude 
(1816) Mont Blanc 
(1817) Hymn to Intellectual Beauty 
(1817) The Revolt of Islam 
(1818) Ozymandias
(1818) Plato, The Banquet (or Symposium) dịch “Bữa tiệc” của Plato sang tiếng Anh
(1819) The Cenci 
(1819) Ode to the West Wind
(1819) The Masque of Anarchy 
(1819) Men of England 
(1819) England in 1819 
(1819) The Witch of Atlas 
(1819) A Philosophical View of Reform 
(1819) Julian and Maddalo 
(1820) Prometheus Unbound 
(1820) To a Skylark 
(1821) Adonais 
(1821) Hellas 
(1821) A Defence of Poetry (in lần đầu năm 1840) 
(1822) The Triumph of Life (viết dở, in sau khi chết)


Khúc ca gửi ngọn gió Tây (trích)
(Ode to the West Wind)


1 

Ơi ngọn gió Tây hoang dã mùa thu
Gió cuốn tung mịt mù bao chiếc lá
Như những con ma đang bỏ bùa mê.

Gió say sưa với sắc vàng, đen, đỏ
Gió tung bay với sặc sỡ muôn màu
Gió như đất cày mùa đông đen đúa.

Ngươi gieo hạt giống vương vãi khắp nơi
Giữa mùa xuân tiếng thổi kèn ầm ĩ
Vang lên như gọi người chết trong mồ.

Đất mơ màng nằm nghe cơn gió hát
Gọi mùa xuân như tiếng sáo mục đồng
Mầm cây mới trên cánh đồng đã mọc.

Hồn hoang vu mang gió đến khắp nơi
Người gìn giữ, người phá hủy, nghe đây!


Ode to the west wind

1

O wild west wind, thou breath of Autumn's being
Thou from whose unseen presence the leaves dead
Are driven like ghosts from an enchanter fleeing,

Yellow, and black, and pale, and hectic red,
Pestilence-stricken multitudes! O thou
Who chariotest to their dark wintry bed

The wingèd seeds, where they lie cold and low,
Each like a corpse within its grave, until
Thine azure sister of the Spring shall blow

Her clarion o'er the dreaming earth, and fill
Driving sweet buds like flocks to feed in air)
With living hues and odours plain and hill;

Wild Spirit, which art moving everywhere;
Destroyer and preserver; hear, O hear!


TRIẾT HỌC CỦA TÌNH YÊU
(Love's Philosophy)

1
Suối vẫn đổ về sông
Sông trôi về biển cả
Ngọn gió đời muôn thuở
Tha thiết đắm say tình.
Nào có ai cô đơn
Theo luật trời thần thánh
Mọi thứ đều hòa quyện
Sao em và anh không?...

2
Nhìn núi hôn trời xanh
Sóng xô vào sóng khác
Làm sao tha thứ được
Hoa rẻ rúng bạn tình.
Và nắng ôm đất lành
Và trăng hôn biển cả
Nhưng thảy đều vô nghĩa
Nếu em chẳng hôn anh!


Love's philosophy

The fountains mingle with the river
And the rivers with the ocean,
The winds of Heaven mix for ever
With a sweet emotion;
Nothing in the world is single,
All things by a law divine
In one spirit meet and mingle -
Why not I with thine?

See the mountains kiss high Heaven
And the waves clasp one another;
No sister-flower would be forgiven
If it disdained its brother;
And the sunlight clasps the earth,
And the moonbeams kiss the sea -
What are all these kissings worth
If thou kiss not me?


GỬI WORDSWORTH

(To Wordsworth)

Nhà thơ của Thiên nhiên khổ với điều này
Cái đi qua không còn quay lại nữa
Tình bạn, tình yêu, tuổi thơ, tuổi trẻ
Như những giấc mơ, còn tiếc thương thôi

Tôi biết vậy. Nhưng chưa bao giờ anh
Chia sẻ với tôi nỗi buồn nào khác
Anh giống như một ngôi sao đơn độc
Trên chiếc thuyền, trong tiếng khóc đêm đông. 

Anh giống như vách đá cao chót vót
Trên đám đông kia giận dữ, mù lòa
Trong cái nghèo của anh luôn thanh sạch.

Thơ của anh vì Tự do, Sự thật
Nhưng giờ đây anh đã đổi thay rồi
Anh quên hết, điều này tôi thấy tiếc. 


To Wordsworth

Poet of Nature, thou hast wept to know
That things depart which never may return:
Childhood and youth, friendship and love’s first glow,
Have fled like sweet dreams, leaving thee to mourn.

These common woes I feel. One loss is mine
Which thou too feel’st, yet I alone deplore.
Thou wert as a lone star, whose light did shine
On some frail bark in winter’s midnight roar:

Thou hast like to a rock-built refuge stood
Above the blind and battling multitude:
In honoured poverty thy voice did weave

Songs consecrate to truth and liberty,—
Deserting these, thou leavest me to grieve,
Thus having been, that thou shouldst cease to be.


NGÀY MAI

(To-morrow)

Em ở đâu, hở Ngày Mai yêu dấu
Tất cả chúng tôi: trẻ, già, mạnh, yếu
Dù giàu hay nghèo, dù vui hay buồn
Vẫn đi tìm nụ cười ngọt của em
Nhưng than ôi! Chúng tôi đành thất vọng
Chỉ thấy Hôm Nay mà chẳng thấy em. 


To-morrow

Where art thou, beloved To-morrow?
When young and old, and strong and weak,
Rich and poor, through joy and sorrow,
Thy sweet smiles we ever seek,—
In thy place—ah! well-a-day!
We find the thing we fled—To-day.


CHIM GÓA BỤA
(A widow bird sate mourning for her Love)

Chim góa bụa nức nở khóc bạn tình
Trên cành cây giữa mùa đông trơ trụi
Cơn gió lạnh lùng thổi từ phía trên
Và dòng nước đóng băng nằm phía dưới.

Không còn lá giữa cánh rừng trơ trọi
Chẳng còn hoa trên mặt đất lạnh lùng
Chỉ còn nghe văng vẳng giữa không trung
Tiếng cối xay từ xa nào vọng tới.

Variant:
Con chim khóc cho tình
Giữa cánh rừng mùa đông
Phía trên – cơn gió lạnh
Phía dưới – dòng sông băng.

Chẳng còn hoa trên đồng

Chẳng còn lá trong rừng
Chỉ nghe trong không khí
Tiếng bánh cối xay lăn.

A widow bird ...

A widow bird sate mourning for her Love
Upon a wintry bough;
The frozen wind crept on above,
The freezing stream below.

There was no leaf upon the forest bare,
No flower upon the ground,
And little motion in the air
Except the mill-wheel's sound.



GỬI… 

Khi lời hát tiếng đàn đều tắt ngấm
Nhạc vẫn còn trong trí nhớ của ta
Dù hoa héo nhưng mùi hương hoa tím
Phảng phất đâu đây không chút nhạt nhòa. 

Cánh hồng rụng khi bông hoa đã chết
Cho người yêu hoa vẫn rải lên giường
Em cũng vậy, khi chúng mình xa cách
Tình vẫn còn yên nghỉ giữa hồn anh. 

To...

Music, when soft voices die,
Vibrates in the memory,
Odours, when sweet violets sicken,
Live within the sense they quicken.

Rose leaves, when the rose is dead,
Are heaped for the beloved's bed;
And so thy thoughts, when thou art gone,
Love itself shall slumber on.


THƠ MỘ CHÍ

Hai người nằm đây, hai cuộc đời từng là một
Thì hãy để cho ký ức của họ mãi đi cùng
Giờ dưới mồ hãy để cho thịt xương hòa nhập
Bởi hai trái tim trong đời từng là một trái tim. 

Epitaph

These are two friends whose lives were undivided;
So let their memory be, now they have glided
Under the grave; let not their bones be parted,
For their two hearts in life were single-hearted.




VỀ TÌNH YÊU 
(ON LOVE - TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC)

Tình yêu là gì? Hãy hỏi người đang sống: đời là gì. Hãy hỏi người đang cầu nguyện: Thượng Đế là ai.


Tôi không biết được điều gì ở trong những người khác, thậm chí ở bạn, người mà tôi đang nói cùng. Theo dáng vẻ bề ngoài, tôi thấy rằng những người này giống với tôi nhưng khi tôi quyết định tìm ra một cái gì đấy chung với tất cả mọi người và mở cõi lòng mình với họ thì hóa ra tôi đang nói bằng một ngôn ngữ mà họ không hiểu được, giống như mình bị lạc vào một xứ sở hoang vu và xa lạ. Tôi càng có thêm kinh nghiệm thì càng cảm thấy khoảng cách và càng thấy xa hơn những gì xưa đồng điệu. Đem phân chia tâm hồn ra phần rạo rực, xốn xang và phần nhu nhược, yếu hèn, bằng vẻ dịu dàng tôi đi tìm sự nhận thức nhưng chỉ gặp sự chống trả quyết liệt và chịu nếm mùi cay đắng.

Và bạn sẽ hỏi, tình yêu là gì? Đó là sự ham mê khủng khiếp đối với tất cả những gì ta hình dung ra, những gì ta sợ, những gì ta hy vọng ở bên ngoài bản thân ta, khi ta nhận ra trong mình có một khoảng trống không được thỏa mãn và ta khát khao thức dậy ở mọi người một cái điều gì chung mà ta đang chịu đựng. Nếu ta bàn luận – thì ta mong được trở thành người làm chứng; nếu ta tưởng tượng – thì ta mong sự hình dung của mình cũng sẽ nảy ra trong đầu óc người khác; nếu ta cảm xúc – thì ta muốn tâm hồn người khác sẽ rung nhịp cùng với tâm hồn này, để cho đôi mắt của ai sẽ cháy lên khi bắt gặp, và sẽ rót ánh sáng của mình vào ánh sáng này, để cho bờ môi cháy bừng bằng máu nóng của con tim ai mà không gặp phải bờ môi giá băng và bất động. 

Tình yêu là thế đấy. Đó là mối liên hệ và là điều bí ẩn kết gắn một con người không chỉ với một con người mà với tất cả những gì sống động. Ta đi qua cuộc đời, và từ khoảnh khắc đầu tiên có điều gì đấy ở trong ta mãnh liệt khát khao một điều gì tương tự. Điều này, có lẽ, cũng giống như con trẻ hướng về vú mẹ, ta càng lớn lên thì niềm khát khao này cũng lớn lên. Trong cái “tôi” của tâm hồn, ta mang máng nhìn ra cái bản sao tí hon của ta nhưng ta coi thường và đoán xét nó, cái hình mẫu lý tưởng mà ta có thể hình dung ra trong bản chất của con người. Không chỉ diện mạo bề ngoài mà tất cả những bộ phận cấu thành nên con người ta, tấm gương phản chiếu chỉ những hình ảnh sáng sủa và thanh khiết; hồn trong hồn ta vẽ ra thiên đàng của mình bằng một vòng ma thuật mà không cái ác hay sự buồn rầu, đau khổ nào có thể đi qua. Ta thường so sánh thiên đàng này với tất cả tình cảm của mình và ước mong tìm ra một cái gì tương tự. Đi tìm cái tương đồng của mình; đi tìm một đầu óc thông minh, biết đánh giá; tìm một sự hình dung có khả năng hiểu rõ những cung bậc tinh tế, khó nắm bắt của tình cảm mà ta nâng niu, trìu mến; một thể xác cùng biết rung một nhịp như bộ dây của hai cây đàn hòa theo giọng ca tuyệt vời của người ca sĩ; tìm ra tất cả trong một sự tương đồng, đó là điều mà tâm hồn ta khao khát – đấy là cái mục đích không nhìn ra và không thể đạt đến, là cái mà tình yêu khát khao hướng đến. Để đạt được mục đích này, tâm hồn buộc ta nắm bắt dù chỉ là cái bóng nhỏ nhoi của cái người, mà nếu thiếu, thì con tim không hề yên nghỉ. Bởi thế, khi ở trong tình trạng cô đơn hoặc trong cái hoang vắng giữa những người không hiểu ta, ta yêu cỏ, yêu hoa, yêu bầu trời, yêu dòng nước chảy. Trong cái run rẩy của chiếc lá mùa xuân, trong bầu không khí màu xanh ta tìm ra sự hoà nhịp thầm kín với con tim mình. Trong ngọn gió không lời có tài hùng biện, trong tiếng rì rào giữa những cây lau có khúc nhạc du dương êm ái và có một mối liên hệ không nhìn thấy của chúng với một cái gì đó ở trong ta, làm nảy sinh ra trong hồn ta một điều gì mừng rỡ, bao trùm lấy hơi thở; khơi ra dòng lệ thật đằm thắm, dịu dàng, giống như lòng tự hào về đất nước, quê hương hay giọng nói của người yêu dấu chỉ nói cho một mình ta. Sterne* nói rằng, giá mà ông một mình giữa bãi hoang thì có lẽ ông đã yêu một cây thông nào đấy. Khi lòng khát khao này, khả năng này chết đi thì con người sẽ trở thành một quan tài sống: chỉ còn lại cái vỏ mà trước đây đã từng có.


On Love

WHAT is Love? Ask him who lives, what is life; ask him who adores, what is God?

I know not the internal constitution of other men, nor even thine, whom I now address. I see that in some external attributes they resemble me, but when, misled by that appearance, I have thought to appeal to something in common, and unburthen my inmost soul to them, I have found my language misunderstood, like one in a distant and savage land. The more opportunities they have afforded me for experience, the wider has appeared the interval between us, and to a greater distance have the points of sympathy been withdrawn. With a spirit ill fitted to sustain such proof, trembling and feeble through its tenderness, I have everywhere sought sympathy, and have found only repulse and disappointment.


Thou demandest what is Love. It is that powerful attraction towards all we conceive, or fear, or hope beyond ourselves, when we find within our own thoughts the chasm of an insufficient void, and seek to awaken in all things that are, a community with what we experience within ourselves. If we reason, we would be understood; if we imagine, we would that the airy children of our brain were born anew within another's; if we feel, we would that another's nerves should vibrate to our own, that the beams of their eyes should kindle at once and mix and melt into our own; that lips of motionless ice should not reply to lips quivering and burning with the heart's best blood. 

This is Love. This is the bond and the sanction which connects not only man with man, but with every thing which exists. We are born into the world, and there is something within us which, from the instant that we live, more and more thirsts after its likeness. It is probably in correspondence with this law that the infant drains milk from the bosom of its mother; this propensity developes itself with the developement of our nature. We dimly see within our intellectual nature a miniature as it were of our entire self, yet deprived of all that we condemn or despise, the ideal prototype of every thing excellent and lovely that we are capable of conceiving as belonging to the nature of man. Not only the portrait of our external being, but an assemblage of the minutest particles of which our nature is composed; a mirror whose surface reflects only the forms of purity and brightness; a soul within our own soul that describes a circle around its proper Paradise, which pain and sorrow and evil dare not overleap. To this we eagerly refer all sensations, thirsting that they should resemble or correspond with it. The discovery of its antitype; the meeting with an understanding capable of clearly estimating our own; an imagination which should enter into and seize upon the subtle and delicate peculiarities which we have delighted to cherish and unfold in secret; with a frame whose nerves, like the chords of two exquisite lyres, strung to the accompaniment of one delightful voice, vibrate with the vibrations of our own; and of a combination of all these in such proportion as the type within demands; this is the invisible and unattainable point to which Love tends; and to attain which, it urges forth the powers of man to arrest the faintest shadow of that, without the possession of which there is no rest nor respite to the heart over which it rules. Hence in solitude, or in that deserted state when we are surrounded by human beings, and yet they sympathize not with us, we love the flowers, the grass, the waters, and the sky. In the motion of the very leaves of spring, in the blue air, there is then found a secret correspondence with our heart. There is eloquence in the tongueless wind, and a melody in the flowing brooks and the rustling of the reeds beside them, which by their inconceivable relation to something within the soul, awaken the spirits to a dance of breathless rapture, and bring tears of mysterious tenderness to the eyes, like the enthusiasm of patriotic success, or the voice of one beloved singing to you alone. Sterne says that if he were in a desert he would love some cypress. So soon as this want or power is dead, man becomes the living sepulchre of himself, and what yet survives is the mere husk of what once he was.




Thơ John Donne


John Donne (19/7/1572 – 31/3/1631) – nhà thơ Anh theo trường phái siêu hình, tác giả của thơ sonnet, thơ tình, bi ca và những lời thuyết giáo nổi tiếng, là một trong những nhà thơ lớn của Anh thế kỉ 17.

Tiểu sử:
John Donne sinh ở Bread Street, London trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa. Bố là một thương gia, mất khi John Donne mới lên 4 tuổi, mẹ là con gái của nhà thơ, nhà viết kịch Heywood. Trong số những người đời trước có nhà nhân văn Thomas Moore, tác giả của “Utopia” nổi tiếng. Năm 20 tuổi John Donne vào học ở Hart Hall (ngày nay là trường Hertford College, Oxford), sau đó học Đại học Oxford và Đại học Cambridge nhưng cả hai nơi đều không được nhận bằng do việc những người tốt nghiệp những Đại học này phải theo Anh giáo, trong khi John Donne là tín đồ của Thiên Chúa giáo. Sau khi nghỉ học John Donne đi du lịch sang Ý và Tây Ban Nha. Năm 1891 vào học Lincoln’s Inn trong 3 năm. Những năm 1596-1597 theo ngài bá tước Essex tham gia vào trận đánh Cadiz ở Tây Ban Nha, sau đó làm thư ký cho ngài Thomas Egerton. John Donne yêu cô Anne More, cháu của ngài Thomas Egerton và bí mật làm đám cưới, khi ngài Egerton biết chuyện đã đuổi việc và bắt John Donne vào tù. Sau khi mãn hạn tù John Donne cùng Anne More về thăm quê ngoại và viết tác phẩm Ignatius his Conclave mong cải thiện điều kiện khó khăn về tài chính. Hai lần (năm 1601 và năm 1614) John Donne được bầu vào Quốc hội Anh, trở thành ông nghị giàu có và rất đông con. 

Năm 1617 Anne More mất, kể từ đây sáng tác của John Donne đượm vẻ u ám và thần bí hơn trước. John Donne mất năm 1631, trước khi chết ông còn đọc lời thuyết giáo để dùng trong lễ tang và sai người nhà vẽ chân dung đặt vào áo quan. Sau khi mất, gần 200 năm John Donne bị người đời quên lãng, chỉ đến đầu thế kỉ XX nhà thơ William Butler Yeats mới tìm thấy bậc tiền bối của mình. Thế kỉ XX John Donne là nhà thơ cổ điển thời thượng bậc nhất ở nước Anh. 

Câu thuyết giáo nổi tiếng: 

“Con người không phải là một hòn đảo, không chỉ là tự mình; mỗi người là một phần của lục địa, một phẩn của tổng thể; nếu biển cuốn đi dù chỉ một hòn đất thì châu Âu sẽ trở nên ít hơn, cũng như nếu biển cuốn đi cả vùng đất mũi hay ngôi nhà của bạn anh, hay ngôi nhà của riêng anh. Cái chết của mỗi con người làm cho tôi trở thành ít lại vì tôi là một phần của nhân loại, và bởi thế anh đừng bao giờ hỏi chuông nguyện hồn ai: chuông nguyện hồn anh đấy”. Những lời này của John Donne được nhà văn Ernest Hemingway dùng làm đề từ của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Chuông nguyện hồn ai”.

Tác phẩm:

– Thơ tình (Love Poems (1905) 
– Thơ thần, thuyết giáo và cầu nguyện (Divine Poems, Sermons, Devotions and Prayers, 1990) 
– Thơ John Donne (John Donne’s Poetry, 1991) 
– Tác phẩm chính (The Major Works, 2000) 
– Toàn tập thơ và tuyển văn xuôi (The Complete Poetry and Selected Prose, 2001) 




BUỔI SÁNG
(The Good-Morrow)

Trước khi mình yêu, có phải em và anh
Có phải chưa bao giờ chúng mình xa nhau cả?
Và có phải mình đã từng đùa vui trên hoa cỏ?
Có phải hai đứa đã từng ngủ ở trong hang?
Nhưng tất cả những điều này quả đến lạ lùng.
Hễ mắt anh nhìn thấy vẻ đẹp nào như thế
Là lại khát khao, lại mơ ước về em.

Và giờ đây mỗi buổi sáng hai chúng mình
Đã không còn nhìn thấy nhau, trong nỗi sợ
Tình làm cho cả thế gian trở thành xa lạ
Căn phòng nhỏ này trở thành rộng mênh mông.
Thì cứ mặc cho những nhà thám hiểm sẽ đi tìm
Và cứ để cho họ sẽ mở ra những bến bờ xa lạ
Nhưng chỉ một thế giới này của anh và em.

Gương mặt anh trong mắt em và em trong anh
Hai con tim chân thành cùng chung nhịp đập
Còn ở đâu tìm ra hai nửa bán cầu
Mà đã lặng phía Tây, đã yên phía Bắc
Sẽ mất đi những thứ vô tình trộn lẫn vào nhau
Nhưng nếu như hai tình yêu hòa chung làm một
Thì nghĩa là chúng mình còn mãi đến nghìn sau.


The Good-Morrow

I wonder, by my troth, what thou and I
Did, till we loved? were we not weaned till then,
But sucked on country pleasures, childishly?
Or snorted we in the seven sleepers' den?
'Twas so; but this, all pleasures fancies be.
If ever any beauty I did see,
Which I desired, and got, 'twas but a dream of thee.

And now good morrow to our waking souls,
Which watch not one another out of fear;
For love all love of other sights controls,
And makes one little room an everywhere.
Let sea discovers to new worlds have gone,
Let maps to others, worlds on worlds have shown:
Let us possess one world; each hath one, and is one.

My face in thine eye, thine in mine appears,
And true plain hearts do in the faces rest;
Where can we find two better hemishperes,
Without sharp North, without declining West?
Whatever dies was not mixed equally;
If our two loves be one, or thou and I
Love so alike that none do slacken, none can die.




CON BỌ CHÉT 
(The Flea)

Hãy xem kìa, con bọ chét chỉ là vớ vẩn
Nhưng ở đấy có điều mà em đã chối từ anh
Bọ chét đã hút máu của anh và máu của em
Trong bọ chét máu của hai chúng mình trộn lẫn. 
Có một điều này mà hai ta cần thừa nhận
Chẳng phải lỗi lầm hay là chuyện tiết trinh
Hay xấu hổ, mà có biết bao nhiêu sung sướng
Nơi trộn lẫn máu của anh và máu của em
Điều này nhiều hơn những gì mà ta được nhận. 

Em hãy đừng nghiệt ngã một cách mù quáng
Giết con bọ chét là giết chết ba cuộc đời
Dù sao thì ta đã nhận biết được điều này
Ta nhận biết chiếc giường và ngôi đền bọ chét
Mặc cha mẹ càu nhàu, mặc tin đồn thất thiệt
Ta hòa nhập ở đây, trong bọ chét này
Tội sẽ lớn vô cùng nếu em đem giết
Giết chết con bọ chét là phạm tội ba lần
Vì giết hai cuộc đời và giết thánh thần. 

Nhưng dù sao thì rồi những móng tay em
Đã làm cho dòng máu vô tội kia đổ xuống
Máu của bọ chét thì đâu có gì lỗi lầm 
Chỉ vì những giọt máu mà bọ chét kia đã uống?
Từ những mất mát kia em vốn coi là nhỏ mọn
Không có gì ảnh hưởng đến em và đến anh
Thì thôi, nếu đã không có gì ghê gớm
Trong cái lần hòa nhập của em và anh
Thì cái chết của bọ chét kia… chỉ là vớ vẩn. 


The Flea

Mark but this flea, and mark in this,
How little that which thou deniest me is;
It suck'd me first, and now sucks thee,
And in this flea our two bloods mingled be.
Thou know'st that this cannot be said
A sin, nor shame, nor loss of maidenhead;
Yet this enjoys before it woo,
And pamper'd swells with one blood made of two;
And this, alas ! is more than we would do.

O stay, three lives in one flea spare,
Where we almost, yea, more than married are.
This flea is you and I, and this
Our marriage bed, and marriage temple is.
Though parents grudge, and you, we're met,
And cloister'd in these living walls of jet.
Though use make you apt to kill me,
Let not to that self-murder added be,
And sacrilege, three sins in killing three.

Cruel and sudden, hast thou since
Purpled thy nail in blood of innocence?
Wherein could this flea guilty be,
Except in that drop which it suck'd from thee?
Yet thou triumph'st, and say'st that thou
Find'st not thyself nor me the weaker now.
'Tis true; then learn how false fears be;
Just so much honour, when thou yield'st to me,
Will waste, as this flea's death took life from thee.