Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

Thơ John Gay

 


John Gay (30 tháng 6 năm 1685 - 4 tháng 12 năm 1732) là nhà thơ, nhà viết kịch người Anh và là thành viên của Câu lạc bộ Scriblerus. Ông được nhớ đến nhiều nhất với “Vở Opera của gã ăn mày” (The Beggar's Opera, 1728). Ông là người đầu tiên trong số các nhà thơ người Anh viết truyện ngụ ngôn bằng thơ.
 
Tiểu sử:
Sinh ra ở Barnstaple, được rửa tội ở đó vào ngày 16 tháng 9 năm 1685. Ông dành cả tuổi thanh xuân của mình ở quê nhà. Bắt đầu như một trợ lý cho một thương gia buôn vải. Sau một thời gian ngắn Gay bắt đầu công việc viết lách. Tác phẩm “Trí tuệ hiện thời” (The Present State of Wit, 1711) đã cho phép ông làm quen và nhận sự bảo trợ của các nhà văn được kính trọng nhất thời bấy giờ như Alexander Pope, Jonathan Swift, William Congreve…
 
Trong các năm 1712-1714, ông làm thư ký cho Nữ công tước xứ Monmouth và Huân tước Clarendon.
 
Trường ca “Chiếc quạt lông” (The Fan, 1713) đã đưa Gay lên vị trí những nhà thơ hàng đầu ở Anh. Cho đến cuối đời, Gay đã sử dụng những ân huệ của những người bảo trợ cấp cao của mình, những người mà ông từng làm thư ký cho họ. Ông mất tại Luân Đôn ngày 4 tháng 12 năm 1732 và được chôn cất trong Góc Thi sĩ của Tu viện Westminster.
 
Tác phẩm:
*Rượu (Wine, 1708)
*Trí tuệ hiện thời (The Present State of Wit, 1711)
*Niềm vui thôn dã (The Rural Sports, 1713)
*Chiếc quạt lông” (The Fan, 1713)
*Một tuần lễ của người chăn thú (The Shepherd's Week, 1714)
*Điều này quí vị gọi là gì (What D'Ye Call It, 1715)
*Nghệ thuật đi bộ trên đường phố Luân Đôn (The Art of Walking the Streets of London, 1716)
*Ba giờ sau khi cưới (Three Hours After Marriage, 1717)
*Vở Opera của gã ăn mày (The Beggar's Opera, 1728)
*Polly, 1729
*Achille, 1733
 
 


TRÍCH TỪ “VỞ OPERA CỦA GÃ ĂN MÀY”
 
Màn 1, cảnh 7
 
Cô gái trẻ trong độ tuổi thanh xuân
Giống như bông hoa nở giữa cánh đồng
Cả bầy ong đùa chơi và vỗ cánh
Và đàn bướm vui vẻ lượn xung quanh
Nhưng sau đó người cắt hoa để bán
Mang ra khu chợ Covent-Garden
Đến khi hoa héo dần rồi héo hẳn
Hoa bốc mùi, người vứt xuống bàn chân.
 
Beggar's Opera, Act 1, Scene 7
 
Virgins are like the fair Flower in its Lustre,
Which in the Garden enamels the Ground;
Near it the Bees in play flutter and cluster,
And gaudy Butterflies frolick around.
But, when once pluck’d, ’tis no longer alluring,
To Covent-Garden ’tis sent (as yet sweet),
There fades, and shrinks, and grows past all enduring,
Rots, stinks, and dies, and is trod under feet.
 
 

Màn 2, cảnh 22
 
Tuổi trẻ là thời để vui chơi
Là thời để tận hưởng tình yêu
Tình yêu ta được trời ban tặng
Thì ta phải tận hưởng thật đầy
Một khi sức ta còn có thể
Thưởng thức vẻ đẹp của hoa này.
 
Tập tành, uống rượu ngay hôm nay
Đừng bao giờ nói để ngày mai
Tình yêu, tuổi trẻ bay như lướt
Đừng cho uổng phí tháng ngày trôi
Nào cùng uống rượu và nhảy nhót
Tình yêu ra đi cùng tuổi tác
Xuân đi không trở lại trong đời.
 
Beggar's Opera, Act 2, Scene 22
 
Youth’s the Season made for Joys,
Love is then our Duty,
She alone who that employs,
Well deserves her Beauty.
Let’s be gay,
While we may,
Beauty’s a Flower, despis’d in Decay.
 
Let us drink and sport to-day,
Ours is not to-morrow.
Love with Youth flies swift away,
Age is nought but Sorrow.
Dance and sing,
Time’s on the Wing.
Life never knows the Return of Spring.
 
 
THƠ MỘ CHÍ CHO MÌNH
 
Cuộc đời ta giống như một trò hề
Trước nghĩ vậy, nhưng giờ mới nhận ra
 
Epitaphs on himself
 
Life is a jest, and all things show it,
I thought so once, but now I know it.


Thơ Oliver Goldsmith

 


Oliver Goldsmith (10 tháng 11 năm 1728 – 4 tháng 4 năm 1774) – nhà văn, nhà thơ và nhà viết kịch người Ailen, một đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa tình cảm.
 
Tiểu sử:
Ngày tháng năm sinh của Goldsmith không được biết chắc chắn. Theo hồ sơ của Thư viện Quốc hội, ông nói với người viết tiểu sử rằng ông sinh ngày 10 tháng 11 năm 1728. Nơi sinh của ông cũng không chắc chắn. Ông sinh ở thị trấn Pallas, gần Ballymahon, hạt Longford, Ireland, nơi cha ông là giáo sĩ Anh giáo của giáo xứ Forgney, hoặc tại nhà của ông bà ngoại.
 
Năm lên sáu tuổi, Goldsmith đi học. Cũng trong khoảng thời gian đó, ông mắc bệnh đậu mùa, khiến khuôn mặt ông biến dạng mãi mãi.
 
Năm 1749, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Trinity ở Dublin, cố gắng tiếp tục học y khoa tại Edinburgh. Chưa nhận được bằng tốt nghiệp, “Tiến sĩ Goldsmith” tự xưng đã đi đến Châu Âu.
 
Vào đầu năm 1756, Goldsmith trở lại London, nơi ông đã không thành công trong việc cố gắng tìm một công việc của bác sĩ. Ông bắt đầu làm dịch giả và phóng viên, sau đó trên báo chí định kỳ xuất hiện các bài báo, câu chuyện và thơ của ông.
 
Goldsmith trở nên nổi tiếng vào năm 1761 với việc xuất bản “Những bức thư Trung Hoa” mà sau đó, năm 1762, được tập hợp lại trong cuốn sách mang tên “Công dân thế giới, hay là Những bức thư của nhà triết học Trung Hoa sống ở Luân Đôn gửi bạn bè ở Phương Đông” (The Citizen of the World, or Letters from a Chinese Philosopher Residing in London to His Friends in the East).
 
Sự nổi tiếng cho phép ông tham gia nhóm trí thức do Samuel Johnson, Edmund Burke và Joshua Reynolds dẫn đầu. Năm 1764, một nhóm người đứng ra thành lập câu lạc bộ của riêng mình, trong số chín thành viên sáng lập là Goldsmith. Cũng trong năm đó, trường ca “Lữ khách” (The Traveller) của ông nổi tiếng khắp châu Âu.
 
Tác phẩm lớn cuối cùng của Goldsmith là “Đêm của những sai lầm, hay sự sỉ nhục trên niềm kiêu hãnh (She stoops to Conquer, or the Mistakes of a Night) liên tục được dàn dựng trên sân khấu Anh cho đến thế kỷ 20. Một năm sau, nhà văn 43 tuổi đột ngột qua đời và được chôn cất tại Temple Church ở Luân Đôn.
 
Tác phẩm:
*Công dân thế giới, hay là Những bức thư của nhà triết học Trung Hoa sống ở Luân Đôn gửi bạn bè ở Phương Đông (The Citizen of the World, or Letters from a Chinese Philosopher Residing in London to His Friends in the East), 1762
*Lữ khách (The Traveller's Prospect of Society), 1764
*Cha xứ Wakefield (The Vicar of Wakefield), 1766
*Ngôi làng hoang (The Deserted Village), 1770
*Đêm của những sai lầm, hay sự sỉ nhục trên niềm kiêu hãnh (She stoops to Conquer, or the Mistakes of a Night), 1773
 
5 bài thơ
 

BÀI CA
 
Khi người phụ nữ trở nên điên dại
Vì thấy đàn ông phản bội với mình
Khi người phụ nữ đau khổ vô cùng
Nghệ thuật nào sẽ giúp cho cô ấy?
 
Người phụ nữ luôn tìm ra phương thuốc
Để che xấu hổ trước mắt thế gian
Và không cho kẻ phản bội sống yên
Nghệ thuật này – chính là cái chết.
 
Song
(From 'The Vicar Of Wakefield')
 
WHEN lovely woman stoops to folly,
And finds too late that men betray,
What charm can soothe her melancholy,
What art can wash her guilt away?
 
The only art her guilt to cover,
To hide her shame from every eye,
To give repentance to her lover,
And wring his bosom, is -- to die.
 
 
VỀ CHÀNG TRAI ĐẸP BỊ MÙ VÌ SÉT ĐÁNH
 
Số phận anh đã xác định từ đầu
Được ông trời thương nhiều hơn là ghét
Anh trở nên mù như Thần Tình yêu
Để tránh số phận của Narcissus.
 
On a Beautiful Youth, Struck Blind by Lightning
 
Sure’t was by Providence design’d
Rather in pity than in hate,
That he should be, like Cupid, blind,
To save him from Narcissus’ fate.
 
 
HY VỌNG
 
Ta sống bằng hy vọng
Cho đến hết đời này
Trước cái chết, cơn đau
Vẫn cho ta mầm sống.
 
Hy vọng như ánh sáng
Của ngọn nến soi đường
Màn đêm càng tối đen
Ngọn nến càng tỏa sáng.
 
Hope
 
To the last moment of his breath
On Hope the wretch relies,
And even the pang preceding death
Bids Expectation rise.
 
Hope like the gleaming taper’s light
Adorns and cheers our way,
And still as darker grows the night
Emits a brighter ray.
 
 

TRẢ LỜI CỦA CHÚ HỀ
 
Hai chàng quí tộc hỏi John Trott:
“Tại vì sao lừa vẫn có đôi tai?”
John trả lời: “Tôi chẳng đọc sách nhiều
Cũng không mơ hiểu biết bằng ai cả
Nhưng từ nay, khi nhìn vào quí vị
Làm cho tôi nhớ đến những con lừa”.
 
The Clown's Reply
 
JOHN TROTT was desired by two witty peers
To tell them the reason why asses had ears?
'An't please you,' quoth John, 'I'm not given to letters,
Nor dare I pretend to know more than my betters;
Howe'er, from this time I shall ne'er see your graces,        
As I hope to be saved!  without thinking on asses.'
 
 
THƠ MỘ CHÍ CHO EDWARD PURDON
 
Ned Purdon nghèo yên nghỉ ở đây
Cả đời mình ông làm nghề bán sách
Ông đã sống một cuộc đời chết tiệt
Giá được trời ban ông cũng chẳng quay về.
 
Epitaph on Edward Purdon
 
HERE lies poor Ned Purdon, from misery freed,
Who long was a bookseller's hack;
He led such a damnable life in this world, --
I don't think he'll wish to come back.

Thơ Thomas Hood

 


Thomas Hood (23 tháng 5 năm 1799 – 3 tháng 5 năm 1845) – nhà thơ Anh. Nhà phê bình William Michael Rossetti gọi ông là “nhà thơ tiếng Anh hay nhất” giữa các thế hệ của Shelley và Tennyson. Thomas Hood là cha đẻ của nhà viết kịch và danh hài Tom Hood (1835 - 1874).
 
Tiểu sử:
Thomas Hood sinh ngày 23 tháng 5 năm 1799 tại Luân Đôn trong gia đình của một người buôn sách và xuất bản.
 
Năm 14 tuổi, ông rời nhà trường và được gửi đến một văn phòng giao dịch thuộc sở hữu của một người bạn của gia đình. Công việc văn phòng trở nên không thể chịu đựng được, Hood đã bỏ công việc của mình để bắt đầu học như một thợ khắc. Các kỹ năng có được trong quá trình học rất hữu ích sau này, khi ông ấy tự minh họa những bài thơ châm biếm của mình.
 
Thomas Hood bắt đầu viết từ khi còn nhỏ, cộng tác với nhiều tờ báo và các tạp chí ở các tỉnh.
 
Ông bắt đầu sự nghiệp viết lách chuyên nghiệp vào năm 1821 với tư cách là trợ lý biên tập của tạp chí “The London Magazine”, nơi ông được nhận dưới sự bảo trợ của những người bạn là đồng sở hữu của tạp chí này. Trong tòa soạn, ông gặp và có mối quan hệ thân thiện với Charles Lam và Samuel Coleridge. Ông đã xuất bản một số các tác phẩm hài hước và được công chúng đón nhận.
 
Vào những năm 1830, ông in ở tạp chí “The Comic Annual” thường xuyên, trong đó ông đã chế giễu một cách khéo léo những sự kiện trong những năm đó. Ông là tác giả của nhiều bài thơ châm biếm. Tuy nhiên, sự nổi tiếng thế giới là nhờ thơ trữ tình mà ông đã chuyển sang ở những năm cuối đời. Những tác phẩm như: “Bài ca chiếc áo (The Song of the Shirt),  “Giấc mơ của người Phụ nữ (The Lady’s Dream), “Cầu Than thở” (The Bridge of Sighs) vv… mô tả cảnh ngộ của những người lao động gian khổ đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ châu Âu.
 
Thomas Hood qua đời vào ngày 3 tháng 5 năm 1845 tại Luân Đôn.
 
3 bài thơ
 

GỬI NGƯỜI BẠN DỐI GIAN
 
Tay trong tay nhưng lòng ta xa cách
Đôi bàn tay không gặp nữa lần sau
Ta đã từng là bạn tốt của nhau
Nhưng sẽ không còn trong ngày phía trước.
 
Tôi biết rằng từng yêu em một thuở
Rằng tình tôi đã uổng phí, hoài công
Tay gặp gỡ nhưng mà xa cách lòng
Bàn tay ta không bao giờ gặp nữa.
 
Thôi vĩnh biệt bàn tay, trái tim em
Tôi không mong còn gặp nhau lần nữa
Ngay cả vẻ ngoài yêu thương như thế
Cũng phải ra đi với một chút buồn.
 
Dù vẫn ngỡ rằng là bạn của nhau
Nhưng điều gian dối làm sao quên được
Tay găp gỡ nhưng lòng ta xa cách
Chỉ mong rằng không gặp nữa lần sau!
 
To A False Friend
 
Our hands have met, but not our hearts;
Our hands will never meet again.
Friends, if we have ever been,
Friends we cannot now remain:
 
I only know I loved you once,
I only know I loved in vain;
Our hands have met, but not our hearts;
Our hands will never meet again!
 
Then farewell to heart and hand!
I would our hands had never met:
Even the outward form of love
Must be resign′d with some regret.
 
Friends, we still might seem to be,
If I my wrong could e′er forget;
Our hands have join′d but not our hearts:
I would our hands had never met!
 
 


BÀI XTĂNGXƠ
 
I
Vĩnh biệt đời! Đầu óc tôi u ám
Thế giới này mỗi lúc một tối tăm
Khi bóng tối bao trùm lên ánh sáng
Giống như đêm đang đến, đã rất gần.
 
Và mỗi lúc càng lạnh hơn, lạnh hơn
Trên cánh đồng lang thang làn khói xám
Mùi của đất đai bốc lên càng mạnh
Tôi ngửi mùi mốc trên những bông hồng.
 
II
Chào cuộc đời! Thấy phấn khởi trong lòng
Sức lực quay về với niềm hy vọng
Nỗi sợ màu đen chạy dài như bóng
Với vẻ vật vờ trước buổi bình minh.
 
Ánh mặt trời xua cái lạnh, bóng đêm
Và mùi hương ấm nồng trên mặt đất
Đang dần dà xua đi mùi chết chóc
Tôi ngửi mùi hương, mùi của hoa hồng!
 
Stanzas (Farewell life! my senses swim, ...)
 
Farewell life! my senses swim,
And the world is growing dim:
Thronging shadows cloud the light,
Like the advent of the night --
Colder, colder, colder still,
Upward steals a vapor chill;
Strong the earthy odor grows --
I smell the mould above the rose!
 
Welcome life! the spirit strives!
Strength returns and hope revives;
Cloudy fears and shapes forlorn
Fly like shadows at the morn, --
 
O'er the earth there comes a bloom;
Sunny light for sullen gloom,
Warm perfume for vapor cold --
I smell the rose above the mould!
1845
 
 
THƠ TRÀO PHÚNG
 
Sống với nhau thì xung khắc, bất đồng
Người ngạc nhiên sao Peter khóc vợ
Không ngạc nhiên, nước mắt tuôn trên mộ
Xua bụi đi, kẻo vợ sẽ hồi sinh.
 
Epigram
 
After such years of dissension and strife,
Some wonder that Peter should weep for his wife:
But his tears on her grave are nothing surprising, –
He’s laying her dust, for fear of its rising.
  

Thơ Alexander Pope

 

Alexander Pope (21 tháng 5 năm 1688 – 30 tháng 5 năm 1744) – nhà thơ, dịch giả Anh thế kỷ XVIII, một trong những tác giả lớn nhất của Chủ nghĩa Cổ điển Anh. Pope có tần suất trích dẫn trong văn học Anh ở vị trí thứ hai sau Shakespeare.
 
Tiểu sử:
Alexander Pope sinh ở London ngày 21 tháng 5 năm 1688 và được cha mẹ nuôi dưỡng. Họ là những người theo đạo Công giáo, những người buôn lanh. Ở Anh vào thời điểm đó, chính quyền rất quyết liệt với tôn giáo và những người theo Giáo hội La Mã buộc phải sống bí mật.
 
Cha của Pope không thích những người khác tôn giáo đã rời London và định cư tại một khu đất nhỏ ở vùng ven thành phố Windsor. Pope là một cậu bé ốm yếu, gù lưng. Không thể tham gia các trò chơi ngang hàng với bạn bè, cậu bé đã chăm học từ thời thơ ấu để tìm kiếm sự an ủi trong thế giới lý tưởng và đọc rất nhiều sách từ thư viện của cha mình.
 
Cánh cửa đến các trường công lập sau đó đã bị đóng lại với người Công giáo, Pope không có được một nền giáo dục có hệ thống. Người dì ruột đã dạy Pope đọc, một vị linh mục Công giáo đã dạy Pope những bài học đầu tiên về tiếng Latin và tiếng Hy Lạp. Từ năm 12 tuổi Pope đã bắt đầu làm thơ. Nhà phê bình đầu tiên của anh là cha mình, người chỉ nhìn thơ từ khía cạnh hình thức và đánh giá cao vần điệu trên tất cả.
 
Lời khuyên của cha và việc đọc J. Dryden, người mà Pope coi là nhà thơ hay nhất nước Anh, đã xác định ngay từ nhỏ rằng ông mong muốn hướng về các chủ đề cổ điển trong nội dung và sự trong sạch của hình thức.
 
Pope đã cải cách và đa dạng hóa thơ Anh, phát triển thể thơ Alexandrian. Ông đã dịch “Iliad” của Homer sang tiếng Anh và có sự tham gia của một số người khác – dịch Odyssey. Pope là tác giả của một số tác phẩm thơ triết học và trào phúng sâu sắc. Ông cũng là tác giả của văn bia trên mộ của Ngài Isaac Newton.
 
Ngay từ thời thơ ấu sức khỏe của Pope đã đáng báo động đối với các bác sĩ, nhưng ông đã sống nhiều năm hạnh phúc. Nguyên nhân chính xác về cái chết của ông vẫn chưa được xác định, nhưng theo bằng chứng, điều này đã xảy ra vào ngày 30 tháng 5 năm 1744 tại Twickenham trong sự chứng kiến của người thân và bạn bè.
 
3 bài thơ
 


BÀI THƠ VỀ SỰ CÔ ĐƠN
 
Hạnh phúc cho người chỉ ước mong
Cấy cày trên đất của cha ông
Ai người hít thở bầu không khí
Trên đất, trên ruộng của riêng mình.
 
Ai người có sữa, lúa trên đồng
Có lông cừu chiên dệt áo quần
Có cây ngày hè cho bóng mát
Và cho lửa ấm giữa mùa đông.
 
Hạnh phúc cho người chẳng quan tâm
Mặc cho ngày tháng cứ trôi nhanh
Thân thể tráng cường, tâm trí sáng
Sống vui trong những tháng ngày êm.
 
Giấc ngủ thật sâu, thật nhẹ nhàng
Trong sự vô tư, sự bình yên
Chính sự vô tư này cho phép
Chỉ tôi suy nghĩ với chính mình.
 
Hãy để cho tôi sống vô danh
Để khỏi ai rơi giọt lệ buồn
Và để mai này, khi tôi chết
Hòn đá không ghi chỗ tôi nằm.
_____________
*Bài thơ này Pope viết năm lên 12 tuổi.
 
Ode on Solitude
 
Happy the man, whose wish and care
A few paternal acres bound,
Content to breathe his native air,
In his own ground.
 
Whose herds with milk, whose fields with bread,
Whose flocks supply him with attire,
Whose trees in summer yield him shade,
In winter fire.
 
Blest, who can unconcernedly find
Hours, days, and years slide soft away,
In health of body, peace of mind,
Quiet by day,
 
Sound sleep by night; study and ease,
Together mixed; sweet recreation;
And innocence, which most does please,
With meditation.
 
Thus let me live, unseen, unknown;
Thus unlamented let me die;
Steal from the world, and not a stone
Tell where I lie.
 
 


THƠ MỘ CHÍ CHO ISAAC NEWTON
 
Khi bóng tối bao trùm khắp thế gian
Chúa bảo: Sẽ có sự sáng. Và xuất hiện Newton!
 
Epitaph for Sir Isaac Newton
 
Nature and nature's laws lay hid in night:
God said, Let Newton be! and all was light.
 
Thường thì sau bài văn bia này là bài văn bia của nhà thơ John Collings Squire (1884 – 1958) về nhà bác học Albert Einstein (1879 – 1855) được coi là bài văn bia đối lại bài văn bia trên của Pope:
 
Nhưng Quỉ sứ không lâu sau trả thù:
“Einstein hãy đến!” và mọi thứ như xưa.
 
It did not last: the Devil howling "Ho!
Let Einstein be!" restored the status quo.
 
John Collings Squire,
Answer to Pope's Epitaph for Sir Isaac Newton
 
 
THƠ MỘ CHÍ CHO JOHN GAY*
 
Gay bất hạnh đã nằm trong mồ tối
John đáng thương đã có sự yên bình
Người đời đã thiếu công bằng với anh
Mười đổi một, anh cũng không quay lại.
___________
*John Gay (1685 – 1732) – Nhà thơ Anh, người đầu tiên viết ngụ ngôn bằng thơ.
 
Epitaph for John Gay
 
Well, then poor G- lies under ground!
So there's an end of honest Jack.
So little justice here he found,
'Tis ten to one he'll ne'er come back.
 

Thơ Walter Scott


Walter Scott (15 tháng 8 năm 1771 – 21 tháng 9 năm 1832) – nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, luật sư, nhà sưu tầm cổ vật nổi tiếng thế giới người Scotland. Ông được coi là người sáng lập của thể loại tiểu thuyết lịch sử.
 
Đối với người Scotland, ông không chỉ là một nhà văn. Ông đã làm sống lại ký ức lịch sử của dân tộc này và mở Scotland ra cho phần còn lại của thế giới mà trước hết là cho nước Anh. Trước ông, ở Anh, đặc biệt là ở thủ đô London, lịch sử Scotland gần như không được quan tâm, người ta vẫn coi người vùng cao là “hoang dã”. Các tác phẩm của Scott xuất hiện ngay sau các cuộc chiến tranh của Napoléon, trong đó có các trung đoàn Scotland nổi danh, buộc giới giáo dục của Vương quốc Anh phải thay đổi hoàn toàn thái độ của họ đối với đất nước nghèo nàn nhưng đáng tự hào này.
 
Tiểu sử:
Sinh ra ở Edinburgh, trong gia đình của một luật sư người Scotland giàu có Walter Scott (1729-1799) và Anne Rutherford (1739-1819). Walter Scott là con thứ chín trong gia đình có 13 người con nhưng chỉ 6 người sống sót.
 
Vào tháng 1 năm 1772 cậu bé bị bệnh với chứng tê liệt, mất khả năng vận động của chân phải và bị què mãi mãi. Hai lần - vào năm 1775 và 1777 – Walter Scott đã từng được điều trị tại các khu nghỉ dưỡng ở Bath và Prestonpans.
 
Tuổi thơ của ông gắn liền với khu vực biên giới Scotland, nơi Walter Scott dành thời gian ở trang trại của ông nội ở Sandinow, cũng như trong ngôi nhà của chú mình gần Kelso. Mặc dù bị khuyết tật về thể chất nhưng ngay từ khi còn nhỏ ông đã làm kinh ngạc những người xung quanh bằng một trí tuệ sống động và trí nhớ phi thường.
 
Năm 1778, Walter Scott trở lại Edinburgh. Từ năm 1779, học phổ thông ở Edinburgh, năm 1785 học tại trường Đại học Edinburgh. Từ đây, ông bắt đầu thích leo núi, phát triển mạnh mẽ hơn về thể chất và trở nên nổi tiếng trong giới đồng nghiệp như một người kể chuyện xuất sắc.
 
Scott đọc rất nhiều, kể cả các tác giả cổ đại, rất thích tiểu thuyết và thơ. Cùng với những người bạn của mình, ông đã tổ chức “Hội Thơ ca” ở trường đại học, học tiếng Đức và làm quen với tác phẩm của các nhà thơ Đức.
 
Năm 1791, ông gặp mối tình đầu của mình - Williamina Belshes, con gái của một luật sư ở Edinburgh. Trong năm năm, chàng trai cố gắng giành được sự yêu thương của Williamina, nhưng cô gái giữ anh ta trong tình trạng lấp lửng và cuối cùng đã thích William Forbes, con trai của một chủ ngân hàng giàu có, người mà cô kết hôn vào năm 1796. Tình yêu không được đáp lại là một cú đánh mạnh mẽ đối với chàng trai trẻ, hình ảnh của Williamina sau đó liên tục xuất hiện trong các nữ nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn. 
 
Năm 1797, ông kết hôn với Charlotte Carpenter (Charpentier; 1770-1826). Vợ chồng sinh được năm người con, bốn người còn sống sót (Sofia, Walter, Anna và Charles).
 
Có được danh tiếng thế giới nhờ các tác phẩm văn học, Scott dành nhiều thời gian cho các hoạt động luật pháp, chính trị và xã hội. Ông làm thư ký của tòa án (từ năm 1806), thành viên thường trực của đảng bảo thủ và là một thành viên tích cực của Hiệp hội vùng đất cao nguyên. Năm 1820-1832, ông là Chủ tịch Hội Hoàng gia Edinburgh, năm 1827-1829, ông là Phó Chủ tịch Hiệp hội Cổ vật Scotland.
 
Trong đời thường, ông là một người đàn ông gương mẫu, một người nhạy cảm, khéo léo, yêu trang trại Abbotsford của mình, nơi ông đã xây dựng lại, biến nó thành một lâu đài nhỏ, yêu cây cỏ, vật nuôi, những bữa tiệc ngon trong mái ấm gia đình.
 
Năm 1830, ông bị đột quỵ lần đầu làm cho tê liệt cánh tay phải. Trong những năm 1830-1831, Scott bị thêm hai lần đột quị nữa.
 
Ông qua đời vì một cơn đau tim vào ngày 21 tháng 9 năm 1832 và được chôn cất tại Tu viện Dryburgh, gần thành phố Melrose.
 
Tác phẩm chính:
 
Văn
-Waverley, hay là sáu mươi năm trước (Waverley; or 'Tis Sixty Years Since), 1814
- Guy Mannering hay là nhà chiêm tinh (Guy Mannering or The Astrologer), 1815
-Người lùn đen (The Black Dwarf ), 1816
-Rob Roy, 1818
-Ivanhoe, 1819
-Huyền thoại về Montrose (A Legend of Montrose), 1819
-Cô dâu Lammermoor (The Bride of Lammermoor), 1819
-The Abbot,1820
-Tu viện (The Monastery), 1820
-Người đẹp Perth, hay là Ngày Tình yêu (The Fair Maid of Perth; Or, St. Valentine's Day, 1828
 
Thơ
-Những bài ca biên giới (Minstrelsy of the Scottish Border), 1802
-Bài ca của người hát rong cuối (The Lay of the Last Minstrel), 1805
-Marmion, 1808
-Người đẹp của hồ (The Lady of the Lake), 1810
-Rokeby, 1813
-Cánh đồng Waterloo (The Field of Waterloo), 1815
-Chúa tể của những hòn đảo (The Lord of the Isles), 1815
 
5 bài thơ
 

HOA TÍM
 
Hoa tím dại len lỏi trong bóng râm
Giữa những cây phỉ, bạch dương san sát
Hoa có thể tự hào mình đẹp nhất
Dù ở đâu, trong thung lũng, trong rừng.
 
Đẹp lung linh trong buổi sớm mai hồng
Là đôi mắt màu xanh loài hoa tím
Nhưng tôi biết có đôi mắt xanh thắm
Lấp lánh qua dòng lệ ngọt ngào hơn.
 
Mặt trời mùa hè xua những giọt sương
Qua tia nắng đầu tiên từ sáng sớm
Dòng lệ trong mắt người yêu vừa chớm
Cũng qua mau như tất cả nỗi buồn.
1797
 
The Violet
 
The violet in her greenwood bower,
Where birchen boughs with hazel mingle,
May boast itself the fairest flower
In glen, or copse, or forest dingle.
 
Though fair her gems of azure hue,
Beneath the dew-drop's weight reclining;
I've seen an eye of lovelier blue,
More sweet through wat'ry lustre shining.
 
The summer sun that dew shall dry,
Ere yet the day be past its morrow;
No longer in my false love's eye
Remain'd the tear of parting sorrow.
 
 
CÔ GÁI BÊN HỒ TORO
 
Trên hồ Toro hoàng hôn cháy đỏ
Cây cối đã thôi xào xạc trong rừng
Cô gái đẹp với nỗi buồn gọi gió
Rồi khóc lên trước hồ nước mênh mông.
 
“Hỡi các vị thần thánh ở thiên đường
Các vị sống trong lâu đài hạnh phúc
Xin trả về chàng Henry của con
Hãy cứu chàng, hoặc Eleanor sẽ chết!”
 
Gió mang những âm thanh từ chiến trận:
Quân thù tấn công, giáo mác khua vang
Chút im lặng rồi lại trào như sóng
Những tiếng kêu than thảm thiết kinh hoàng.
 
Nàng nín thở đưa mắt nhìn phía rừng
Nàng thấy người lính bị thương đang đến
Vẻ mệt mỏi trong từng bước chân anh
Chiếc mũ trên đầu không còn nguyên vẹn.
 
“Cô gái ơi, em hãy tự cứu mình
Quân ta rút lui, quân thù đang tới
Henry dũng cảm của em đã nằm
Và chắc gì anh ấy còn đứng dậy!”
 
Nhìn tuyệt vọng trong mắt người lính kia
Nàng thấy mình bất lực bên hồ nước
Mặt trời ghé xuống trên hồ Toro
Vì lòng Dũng cảm và vì Cái đẹp.
1806
 
The Maid of Toro
 
O, low shone the sun on the fair lake of Toro,
And weak were the whispers that waved the dark wood,
All as a fair maiden, bewilder'd in sorrow,
Sorely sigh'd to the breezes, and wept to the flood.
"O, saints! from the mansions of bliss lowly bending;
Now grant my petition, in anguish ascending,
My Henry restore, or let Eleanor die!"
 
All distant and faint were the sounds of the battle,
With the breezes they rise, with the breezes they fail,
Till the shout, and the groan, and the conflict's dread rattle,
And the chase's wild clamour, came loading the gale.
Breathless she gazed on the woodlands so dreary;
Slowly approaching a warrior was seen;
Life's ebbing tide mark'd his footsteps so weary,
Cleft was his helmet, and woe was his mien.
 
"O, save thee, fair maid, for our armies are flying!
O, save thee, fair maid, for thy guardian is low!
Deadly cold on yon heath thy brave Henry is lying,
Scarce could he falter the tidings of sorrow,
And scarce could she hear them, benumb'd with despair:
And when the sun sunk on the sweet lake of Toro,
For ever he set to the Brave and the Fair.
 
 


CÔ GÁI TỪ NEIDPATH
 
Mắt người yêu sắc sảo
Tai người yêu tuyệt vời
Tình yêu biết cam chịu
Những cay đắng trong đời.
 
Mary với bệnh tật
Nỗi tuyệt vọng trị vì
Nàng đang ngồi trên tháp
Đợi người yêu quay về.
 
Đôi mắt đã nhạt nhòa
Vẻ đẹp tàn phai hẳn
Bàn tay không thể che
Ngọn nến đang chiếu sáng.
 
Chẳng còn những sắc màu
Trên má nàng tái nhợt
Cả thân hình xanh xao
Nàng như người sắp chết.
 
Nhưng nàng đợi người xa
Nhọc nhằn từng hơi thở
Trước cả chó, nàng nghe
Chàng đang dồn bước ngựa.
 
Vừa thấy người cưỡi ngựa
Nàng đưa mắt nhìn theo
Và qua ô cửa sổ
Đưa tay vẫy đón chào.
 
Chàng đến gần, lặng im
Như Mary chẳng có
Lời chào hỏi của nàng
Chìm trong tiếng vó ngựa.
 
Và chàng dồn bước ngựa
Bỏ lại tiếng thì thầm
Đôi môi nàng nức nở
Con tim nàng vỡ tung.
1806
 
The Maid of Neidpath
 
O lovers’ eyes are sharp to see,
And lovers’ ears in hearing;
And love, in life’s extremity,
Can lend an hour of cheering.
 
Disease had been in Mary’s bower
And slow decay from mourning,
Though now she sits on Neidpath’s tower
To watch her Love’s returning.
 
All sunk and dim her eyes so bright,
Her form decay’d by pining,
Till through her wasted hand, at night,
You saw the taper shining.
 
By fits a sultry hectic hue
Across her cheek was flying;
By fits so ashy pale she grew
Her maidens thought her dying.
 
Yet keenest powers to see and hear
Seem’d in her frame residing;
Before the watch-dog prick’d his ear
She heard her lover’s riding;
 
Ere scarce a distant form was kenn’d
She knew and waved to greet him,
And o’er the battlement did bend
As on the wing to meet him.
 
He came—he pass’d—an heedless gaze
As o’er some stranger glancing:
Her welcome, spoke in faltering phrase,
Lost in his courser’s prancing—
 
The castle-arch, whose hollow tone
Returns each whisper spoken,
Could scarcely catch the feeble moan
Which told her heart was broken.
  

DATUR HORA QUIETI*
 
Ánh hoàng hôn ghé xuống
Trên hồ, trên núi non
Chim chóc giờ im tiếng
Leonard, hãy nhanh chân.
 
Ai dậy buổi bình minh
Ra đồng, lo về sớm
Buổi hoàng hôn yên ấm
Chờ đợi sự yêu thương.
 
Cô gái trên tháp cao
Chờ đợi người yêu dấu
Áo giáp thép khi nào
Giữa bụi cây nhấp nháy.
 
Cô khác bên bờ ruộng
Đợi người yêu của mình
Khi nào sẽ thấp thoáng
Áo choàng của Colin.
 
Thiên nga tìm bạn vội
Sau một ngày cô đơn
Hươu đực gặp hươu cái
Liền rủ nhau vô rừng.
 
Ai ban ngày cô đơn
Khi màn đêm buông xuống
Vội vàng đi tìm bạn
Leonard, hãy nhanh chân.
1830
_____________
*Giờ nghỉ ngơi (tiếng Latin).
 
Datur Hora Quieti
 
The sun upon the lake is low,
The wild birds hush their song,
The hills have evening's deepest glow,
Yet Leonard tarries long.
 
Now all whom varied toil and care
From home and love divide,
In the calm sunset may repair
Each to the loved one's side.
 
The noble dame, on turret high,
Who waits her gallant knight,
Looks to the western beam to spy
The flash of armour bright.
 
The village maid, with hand on brow
The level ray to shade,
Upon the footpath watches now
For Colin's darkening plaid.
 
Now to their mates the wild swans row,
By day they swam apart,
And to the thicket wanders slow
The hind beside the hart.
 
The woodlark at his partner's side
Twitters his closing song -
All meet whom day and care divide,
But Leonard tarries long!
 
 
GỬI QUÍ CÔ – VỚI NHỮNG BÔNG HOA
TỪ BỨC TƯỜNG LA MÃ
 
Xưa nơi này những bông hoa đỏ thắm
Nhưng giờ đây thành lũy đã không còn
Những người con của tự do dũng cảm
Dưới lá cờ La Mã đã đấu tranh.
 
Không còn vòng nguyệt quế cho người lính
Nhưng vẫn còn đây những đóa hồng hoang
Từ những bông hoa này em hãy bện
Một vòng hoa cho tóc đẹp của mình.
1897
 
To a Lady - with Flowers from a Roman Wall
 
Take these flowers which, purple waving,
On the ruin'd rampart grew,
Where, the sons of freedom braving,
Rome's imperial standards flew.
 
Warriors from the breach of danger
Pluck no longer laurels there;
They but yield the passing stranger
Wild-flower wreaths the Beauty's hair.