Lewis Morris (23 tháng 1 năm
1833 – 12 tháng 11 năm 1907) – nhà thơ Anh, người sáu lần được đề cử giải Nobel
Văn học trong các năm 1902-1907.
Tiểu sử
Lewis Morris sinh ở Carmarthen ở tây nam xứ Wales trong gia đình của
Lewis Edward Morris và Sophia Hughes. Từ năm 1841 đến năm 1847, ông học tại Trường
Nữ hoàng Elizabeth (Queen Elizabeth's Grammar School). Năm 1847 được chuyển đến
trường khác ở Cowbridge (Cowbridge Grammar School). Tại trường này Lewis đã
giành được học bổng bằng cách viết một bài thơ về chủ đề Pompeii, bài thơ đã
giành chiến thắng trong một cuộc thi.
Ông theo học các tác phẩm kinh điển tại Jesus College, Oxford, tốt nghiệp
năm 1856: là sinh viên đầu tiên trong ba mươi năm vượt qua kỳ thi sơ khảo và tổng
kết với số điểm cao nhất. Sau đó ông trở thành một luật sư. Năm 1868, ông kết
hôn với Florence Pollard. Ông được Nữ hoàng Victoria phong tước hiệp sĩ vào năm
1895, và được đề nghị phong tước “Nhà thơ Hoàng gia” (Poet Laureate) nhưng
không thành công, có thể do ông quen biết với nhà thơ Oscar Wilde lúc đó đang
dính vào Vụ tai tiếng Queensberry.
3 bài thơ
KHU VƯỜN BÊN BIỂN
Tôi biết một khu vườn nhỏ
Nơi có hoa huệ hoa hồng
Nơi tôi có thể lang thang
Từ buổi bình minh đến tối
Giá mà có ai đi cùng.
Trong vườn không có tiếng chim
Nhà nguyện và chuông chẳng có
Chỉ những cây táo trụi lá
Nhưng tiếng của những bước chân
Thì tôi vẫn nghe rõ ràng
Giống như những ngày xưa cũ.
Có tiếng sóng từ biển cả
Và hai con suối ở gần
Nước từ ngọn đồi xa xăm
Chảy về biển không ngừng nghỉ
Không có tiếng của bầy ong
Chẳng có con thuyền nào cả
Chỉ tiếng rì rào biển cả
Và tiếng vọng khắp khu vườn
Làm cho tôi khóc nức nở.
Tôi khóc suốt ngày suốt đêm
Bỏ qua những gì vui thú
Điếc và mù trước tất cả
Những gì thiên hạ đi tìm
Chỉ biết khóc cho phận số.
Dù đã yếu ớt chậm chạp
Tôi vẫn còn sức đi tìm
Trong vương quốc của thần chết
Một lối vào nơi hạnh phúc
Gương mặt không thể nào quên
Một lần đã thấy, đã hôn
Trong khu vườn bên biển biếc.
A Garden by the Sea
I know a little garden-close,
Set thick with lily and red rose,
Where I would wander if I might
From dewy morn to dewy night,
And have one with me wandering.
And though within it no birds sing,
And though no pillared house is there,
And though the apple-boughs are bare
Of fruit and blossom, would to God
Her feet upon the green grass trod,
And I beheld them as before.
There comes a murmur from the shore,
And in the close two fair-streams are,
Drawn from the purple hills afar,
Drawn down unto the restless sea:
Dark hills whose heath-bloom feeds no bee,
Dark shore no ship has ever seen,
Tormented by the billows green
Whose murmur comes unceasingly
Unto the place for which I cry.
For which I cry both day and night,
For which I let slip all delight,
Whereby I grow both deaf and blind,
Careless to win, unskilled to find,
And quick to lose what all men seek.
Yet tottering as I am and weak,
Still have I left a little breath
To seek within the jaws of death
An entrance to that happy place,
To seek the unforgotten face,
Once seen, once kissed, once reft from me
Anigh the murmuring of the sea.
LÒNG CAN ĐẢM
Kẻ biết uốn cong đầu gối
Để tìm lợi ích cho mình
Con đường cứ thế đi lên
Nhưng bạn đừng noi gương ấy.
Họ đạt mục đích của mình
Và họ trở nên giàu có
Nhưng đến cuối cùng vỡ lẽ
Họ không giành được trái tim.
Chỉ cần sống bằng lý trí
Không cần theo con đường kia
Đến lúc bạn sẽ nhận ra
Hồn mình tự do như gió.
Hãy chọn con đường dũng cảm
Sự thật cần được sẻ chia
Bạn hãy nói với mọi người
Ai mạo hiểm – người đó sống!
Courage!
THERE are who, bending supple knees,
Live for no end except to please,
Rising to fame by mean degrees;
But creep not thou with these.
They have their due reward; they bend
Their lives to an unworthy end
On empty aims the pains expend
Which had knit close a friend.
But be not thou as these, whose mind
Is to the passing hour confined;
Let no ignoble fetters bind
Thy soul, as free as wind.
Stand upright, speak thy thought, declare
The truth thou hast that all may share;
Be bold, proclaim it everywhere:
They only live who dare!
GƯƠNG CỦA TÌNH YÊU
Anh nhìn thấy sự phản chiếu của mình
Hiện ra lung linh trong đôi mắt em
Sau hàng mi của đôi mắt run rẩy
Là vẻ ngây thơ, nỗi sợ vô tình.
Giống như Eva ngày trước ngại ngùng
Khi đắm mình trong hoa cỏ thiên đường
Tâm hồn dịu dàng của em nhút nhát
Và âu lo trước tiếng gọi của tình.
Giống như con nai đang ngủ trong rừng
Bỗng nghe ra đâu đó có bước chân
Liền vùng dậy và vội vàng chạy trốn
Không biết rằng có gì đáng sợ không.
Đừng sợ gì em hãy mở cõi lòng
Em hãy nhìn vào đôi mắt của anh
Và hãy để cho tâm hồn hòa nhập
Anh ở trong em, em ở trong anh.
Mặt đối mặt, hai người trong tấm gương
Thành một dãy đến vô tận vô cùng
Và hàng cột không bao giờ kết thúc
Thành một gian phòng tráng lệ thần tiên.
Hai tâm hồn nhập vào thành một hồn
Trở nên hoàn hảo và tuyệt vời hơn
Sống bằng sự chết, chết bằng sự sống
Vượt ra ngoài ngoài giới hạn của thời gian.
Love's Mirror
I SEE myself reflected in thine eyes,
The dainty mirrors set in golden frame
Of eyelash, quiver with a sweet surprise,
And most ingenuous shame.
Like Eve, who hid her from the dread command
Deep in the dewy blooms of paradise ;
So thy shy soul, love calling, fears to stand
Discovered at thine eyes.
Or, like a tender little fawn, which lies
Asleep amid the fern, and waking, hears
Some careless footstep drawing near, and flies,
Yet knows not what she fears :
So shrinks thy soul ; but, dearest, shrink not so ;
Look thou into mine eyes as I in thine :
So our reflected souls shall meet and grow,
And each with each combine
In something nobler ; as when one has laid
Opposite mirrors on a cottage wall ;
And lo ! the never-ending colonnade,
The vast palatial hall.
So our twin souls, by one sweet suicide,
Shall fade into an essence more sublime;
Living through death, and dying glorified,
Beyond the touch of time.
Gilbert Keith Chesterton (29
tháng 5 năm 1874 – 14 tháng 6 năm 1936) – nhà văn, nhà thơ, nhà triết học, nhà
hùng biện người Anh. Ông thường xuyên ký trong các tác phẩm của mình bằng tên
viết tắt G. K. Chesterton. George Bernard Shaw gọi ông là “một thiên tài khổng
lồ”.
Tiểu sử
Gilbert Keith Chesterton sinh tại tại Campden Hill, Kensington, Luân
Đôn. Chesterton được học tại Trường St Paul, sau đó theo học tại Trường Nghệ
thuật Slade để trở thành họa sĩ minh họa. Ông cũng tham gia các khóa học văn học
tại trường này nhưng không tốt nghiêp.
Năm 1896 Gilbert nhận việc tại một nhà xuất bản, ông làm việc ở đây
trong sáu năm tiếp theo và viết phê bình các tác phẩm văn học. Năm 1901 nhà văn
kết hôn với một cô gái tên là Frances Blogg, người mà ông chung sống cho đến hết
đời.
Năm 1902, ông bắt đầu viết chuyên mục văn học của riêng mình trên tờ
“Daily News” và ba năm sau chuyển sang tờ “The Illustrated London News”. Tác phẩm
nghiêm túc đầu tiên của ông là “Robert Browning” xuất bản năm 1903 được cả độc
giả và giới phê bình đón nhận nồng nhiệt. Tình bạn với Bernard Shaw và Herbert
George Wells càng làm tăng thêm xung lực cho sáng tạo của nhà văn. Gilbert trở
nên nổi tiếng trên toàn thế giới nhờ các câu chuyện trinh thám của mình với
nhân vật chính là Cha Brown (Father Brown).
Trong khoảng thời gian từ năm 1914 đến năm 1915, Chesterton bị ốm rất nặng,
điều này ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của ông. Năm 1918 anh trai của nhà
văn qua đời cũng ảnh hưởng không ít. Năm 1921 ông đến thăm Hoa Kỳ, Ý, Ba Lan và
đọc các bài giảng của mình.
Các bài viết của Chesterton luôn thể hiện sự hóm hỉnh và hài hước. Ông
sử dụng nghịch lý để bình luận nghiêm túc về thế giới, về các chính phủ, về
chính trị, kinh tế, triết học, thần học, và nhiều chủ đề khác.
Ông đã dành những năm cuối cùng của mình để viết sách và hỗ trợ cho tờ
báo mà người anh trai để lại. Tổng cộng trong suốt cuộc đời của mình,
Chesterton đã viết hơn 4.000 bài luận, hơn 200 câu chuyện, hàng trăm bài thơ và
khoảng 80 cuốn sách.
Gilbert Keith Chesterton đột ngột qua đời ngày 14 tháng 6 năm 1936 tại
nhà riêng, nơi ông sống cùng vợ và cô con gái nuôi. Ông được chôn cất tại nghĩa trang
Beaconsfield.
2 bài thơ
KHÚC BI THƯƠNG Ở NGHĨA ĐỊA LÀNG QUÊ
Những người vì nước Anh
Có mộ ở quê mình
Trên thập ác bay lượn
Chim từ khắp nước Anh.
Những người lính trung thành
Chiến đấu vì nước Anh
Than ôi, mộ của họ
Nằm ở xa nước Anh.
Còn những kẻ cầm quyền
Đang cai trị nước Anh
Than ôi, mộ cho họ
Chưa đào ở nước Anh.
Elegy in a Country Churchyard
The men that worked for England
They have their graves at home:
And bees and birds of England
About the cross can roam.
But they that fought for England,
Following a falling star,
Alas, alas for England
They have their graves afar.
And they that rule in England,
In stately conclave met,
Alas, alas for England,
They have no graves as yet.
CON LỪA
Khi cá bay và rừng đi bộ
Những quả sung mọc ở trên gai
Khi mặt trăng giống như máu đỏ
Ngày đó tôi sinh ra trên đời.
Cái đầu và tiếng kêu quái dị
Đôi tai như đôi cánh sai lầm
Và nhại theo bước đi của quỉ
Đáng buồn trên bốn cái chân.
Tôi như kẻ ngoài vòng pháp luật
Mang trong mình bí ẩn vĩnh hằng
Dù bị bỏ đói hay roi quất
Vẫn giữ nguyên bí mật của mình.
Kẻ ngu ngốc làm sao hiểu nổi*
Những tiếng kêu hoan hỉ vui mừng
Của cả đám đông đang quỳ lạy
Và những lá cọ dưới bàn chân.
_____________
*Khổ thơ này gợi nhớ ngày Chúa nhật Lễ Lá, khi Chúa Giê-su cưỡi con lừa
đi vào thành Jerusalem.
The Donkey
When fishes flew and forests walked
And figs grew upon thorn,
Some moment when the moon was blood,
Then surely I was born;
With monstrous head and sickening cry
And ears like errant wings,
The devil's walking parody
On all four-footed things.
The tattered outlaw of the earth,
Of ancient crooked will;
Starve, scourge, deride me: I am dumb,
I keep my secret still.
Fools! For I also had my hour;
One far fierce hour and sweet:
There was a shout about my ears,
And palms before my feet.
David Herbert Lawrence (11
tháng 9 năm 1885 – 2 tháng 3 năm 1930) – nhà văn, nhà thơ Anh. Lawrence là một trong những nhà văn Anh chủ
chốt của đầu thế kỷ 20. Trong các tiểu thuyết tâm lý ông kêu gọi những người
đương thời mở lòng đón nhận những “vị thần đen tối” của nhận thức bản năng về tự
nhiên, tình cảm và tình dục. Theo Lawrence, sự trưởng thành và khôn ngoan đồng
nghĩa với việc bác bỏ chủ nghĩa duy lý đặc trưng của thế kỷ 19. Ngoài tiểu thuyết,
Lawrence còn viết tiểu luận, thơ, kịch, và truyện ngắn. Một số cuốn sách của
Lawrence, trong đó có “Người tình của
phu nhân Chatterley” (Lady Chatterley's Lover) một thời gian dài bị cấm xuất bản
vì tục tĩu. Mô típ chính của thơ Lawrence là từ chối sự ảnh hưởng thiếu nhân bản
của xã hội công nghiệp và trở về với sự tự nhiên của thiên nhiên và cuộc sống.
Tiểu sử
David Herbert Lawrence là con thứ tư của Arthur John Lawrence, một thợ
mỏ không biết chữ tại Brinsley Colliery và Lydia Beardsall, một cựu giáo viên
đã bị buộc phải làm công việc thủ công trong một nhà máy ren do gia đình khó
khăn về tài chính. Mối quan hệ căng thẳng giữa cha mẹ ông là nền tảng cho nhiều
tác phẩm đầu tiên của ông.
Năm 1898, Lawrence nhận được học bổng vào trường Trung học Nottingham,
và năm 1906 tốt nghiệp ngành Sư phạm ở Đại học Nottingham. Ông dạy học tại trường
tiểu học Croydon, nơi ông bắt đầu làm thơ và viết truyện. Năm 1907, ông giành
chiến thắng trong cuộc thi truyện ngắn của tờ báo “Nottinghamshire Guardian”, lần
đầu tiên ông được mọi người công nhận tài năng văn chương của mình.
Tháng 1 năm 1912, Lawrence gặp Frieda von Richthofen, vợ của một cựu
giáo viên Đại học Nottingham và là mẹ của ba đứa trẻ. Họ ngay lập tức yêu nhau
và cùng nhau đi sang Đức. Sau hai năm đi du lịch ở Đức và Ý, họ trở về Anh và kết
hôn vào tháng 7 năm 1914. Đó là một cuộc hôn nhân sôi nổi ngay từ đầu và nó đã
truyền cảm hứng cho Lawrence viết tập thơ “Xem kìa! Chúng ta đã làm được rồi”
(Look! We Have Come Through, 1917).
Năm 1928 ông viết và xuất bản cuốn tiểu thuyết cuối cùng của mình “Người
tình của Lady Chatterley”. Ở Anh, cuốn tiểu thuyết này chỉ được xuất bản vào
năm 1960. Nó bị cấm vì ngôn từ tục tĩu, cảnh quan hệ tình dục rõ ràng của một
anh chàng thuộc tầng lớp lao động nghèo và một cô gái quý tộc.
Trong những tháng cuối đời ông làm rất nhiều thơ và viết tiểu luận.
Lawrence qua đời vì bệnh lao tại thành phố Vence, Pháp. Sau khi ông chết Frieda
kết hôn với Angelo Ravagli. Họ chuyển đến một trang trại ở Taos, Mỹ. Chồng mới
của Frieda đã sắp xếp để khai quật, hỏa táng và chuyển tro cốt của Lawrence đến
một nhà nguyện nhỏ ở vùng núi New Mexico, Mỹ.
Tác phẩm chính
Văn
*Chim công trắng The White Peacock, 1911)
*Kẻ xâm nhập (The Trespasser, 1912)
*Những đứa con trai và những người tình (Sons and Lovers, 1913)
*Cầu vồng (The Rainbow, 1915)
*Người đàn bà đang yêu (Women in Love, 1920)
*Cô gái lạc lối (The Lost Girl, 1920)
*Người tình của phu nhân Chatterley (Lady Chatterley's Lover, 1928)
Thơ
*Thơ tình và những bài thơ khác (Love Poems and others, 1913)
*Xem kìa! Chúng ta đã làm được rồi (Look! We Have Come Through, 1917)
*Những bài thơ mới (New Poems, 1918)
*Những chú chim, những con thú và những đóa hoa (Birds, Beasts and
Flowers, 1923)
*Tuyển tập thơ D H Lawrence (The Collected Poems of D H Lawrence, 1928)
*Những bài thơ cuối (Last Poems, 1932)
*Lửa và những bài thơ khác (Fire and other poems, 1940)
6 bài thơ
TỰ THƯƠNG MÌNH
Tôi chưa bao giờ thấy thứ gì hoang dã
biết thương tiếc cho chính mình.
Con chim nhỏ chết cóng rơi xuống từ cành
mà không hề thấy tiếc cho chính nó.
Self-Pity
I never saw a wild thing
sorry for itself.
A small bird will drop frozen dead from a bough
without ever having felt sorry for itself.
MÀU XANH
Bình minh có màu xanh của táo
Bầu trời như rượu vang trong ánh mặt trời
Mặt trăng như cánh hoa vàng đang nở.
Nàng mở đôi mắt màu xanh của mình
Tỏa sáng như những bông hoa đang nở
Như những bông hoa nhìn thấy lần đầu tiên.
Green
The dawn was apple-green,
The sky was green wine held up in the sun,
The moon was a golden petal between.
She opened her eyes, and green
They shone, clear like flowers undone,
For the first time, now for the first time seen.
THÂN MẬT
Anh không quan tâm đến tình yêu của em?
Cô nàng chua chát hỏi.
Tôi đưa cho nàng chiếc gương và nói
Em hỏi chẳng đúng lúc, đúng nơi
Chuyện tình cảm tế nhị như thế này
Tìm những cơ quan tối cao mà hỏi! –
Và tôi đưa cho nàng chiếc gương soi
Có lẽ nàng sẽ đập nó vào đầu tôi
Nhưng nàng nhìn thấy mình trong ấy
Khiến cho nàng bị mê hoặc hai giây
Trong khi tôi kịp thời bỏ chạy.
Intimates
Don't you care for my love? she said bitterly.
I handed her the mirror, and said:
Please address these questions to the proper person!
Please make all requests to head-quarters!
In all matters of emotional importance
please approach the supreme authority direct! -
So I handed her the mirror.
And she would have broken it over my head,
but she caught sight of her own reflection
and that held her spellbound for two seconds
while I fled.
NGƯỜI TA NÓI RẰNG BIỂN KHÔNG CÓ TÌNH
Người ta nói rằng biển không có tình
Rằng trong biển tình yêu không thể sống
Chỉ là những mảnh muối của cuộc sống không tình.
Nhưng từ biển xanh
cá heo nhảy quanh tàu của Dionysos
cột buồm có dây màu tím leo quanh
và chúng đi lên với màu tím của cầu vồng
nhảy lên rồi đắm chìm trong hạnh phúc
và biển đang làm tình với Dionysos
những chú cá voi con vui vẻ lượn tung tăng.
They Say the Sea is Loveless
They say the sea is loveless, that in the sea
love cannot live, but only bare, salt splinters
of loveless life.
But from the sea
the dolphins leap round Dionysos’s ship
whose mast have purple vines,
and up they come with the purple dark of rainbows
and flip! they go! with the nose-dive of sheer delight:
and the sea is making love to Dionysos
in the bouncing of these small and happy whales.
TÊN TRỘM TRONG ĐÊM
Đêm hôm qua tên trộm đến nhà tôi
Hắn đánh tôi bằng cái gì rất tối
Tôi kêu lên nhưng không ai nghe thấy
Tôi nằm im, không thể nói nên lời.
Và khi thức dậy trong buổi sáng nay
Tôi đã đi tìm nhưng không thấy dấu
Có thể đấy là giấc mơ cảnh báo
Rằng đã mất sự yên lặng của tôi.
Thief in the Night
LAST night a thief came to me
And struck at me with something dark.
I cried, but no one could hear me,
I lay dumb and stark.
When I awoke this morning
I could find no trace;
Perhaps ’twas a dream of warning,
For I’ve lost my peace.
CON MUỖI BIẾT
Con muỗi biết rằng mình nhỏ bé
rằng nó là con vật săn mồi.
Nhưng cuối cùng nó đã
uống cho thỏa cơn say
không gửi máu tôi vào ngân hàng máu.
The Mosquito Knows
The mosquito knows full well, small as he is
he's a beast of prey.
But after all
he only takes his bellyful,
he doesn't put my blood in the bank.
James Henry Leigh Hunt (19
tháng 10 năm 1784 – 28 tháng 8 năm 1859 – nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình
văn học người Anh. Leigh Hunt là bạn thân và là người xuất bản thơ của Shelley
và Keats.
Tiểu sử
Leigh Hunt sinh ngày 19 tháng 10 năm 1784 tại Southgate gần London
trong một gia đình linh mục. Ông theo học tại một trường dòng ở Luân Đôn nhưng
không vào được trường đại học vì có vấn đề trong việc phát âm.
Leigh Hunt đã dành phần lớn cuộc đời của mình ở Luân Đôn và sớm quyết định
cống hiến cuộc đời mình cho văn học. Bắt đầu với tập thơ “Juvenilia” (1801),
sau đó ông nhận bất kỳ công việc nào về văn học mà mang lại cho ông thu nhập. Một
giai đoạn nổi tiếng nhất trong tiểu sử của Hunt là chuyến đi đến Ý (1822-1825),
nơi ông được Shelley và Byron mời sang để phụ trách công việc xuất bản tạp chí
“Liberal”. Hunt đã từng là biên tập viên của mười một tờ tạp chí định kỳ. Là một
nhà phê bình, ông sớm và nhiệt tình cổ vũ thơ của Keats, Shelley, Tennyson và
các nhà thơ khác.
Leigh Hunt mất ngày 28 tháng 8 năm 1859 tại Wandsworth, Luân Đôn. Ông
được chôn cất tại Nghĩa trang Kensal Green. Con trai ông, Thornton Lee Hunt
(1810-1873) là biên tập viên đầu tiên của tờ “The Daily Telegraph” nổi tiếng.
3 bài thơ
ABOU BEN ADHEM
Abou Ben Adhem (Cầu cho bộ tộc ông!)
Một hôm dậy từ giấc mơ sâu thẳm
Ông thấy ánh trăng tràn ngập khắp phòng
Dường như bông hoa huệ đang tỏa sáng
Một thiên thần viết trong cuốn sách vàng.
Adhem lấy hết can đảm của mình
Trước hiện diện của thiên thần, ông nói:
“Hỡi thiên thần, ngươi viết gì trong đấy?”
Thiên thần nhẹ nhàng ngẩng mái đầu lên
Và trả lời: “Tên những người yêu Chúa”.
“Có tôi không?” – “Tên bạn không ở đấy” –
Thiên thần nói, nhưng Adhem không buồn
Và ông đề nghị: “Xin thần làm ơn
Viết rằng tôi yêu anh em đồng loại”.
Thiên thần viết xong bay vào đêm đen
Rồi thiên thần bay đến vào đêm khác
Mang danh sách được Chúa Trời ban phước
Ô hô! Tên Ben Adhem nằm ở đầu tiên.
Abou Ben Adhem
Abou Ben Adhem (may his tribe increase!)
Awoke one night from a deep dream of peace,
And saw, within the moonlight in his room,
Making it rich, and like a lily in bloom,
An angel writing in a book of gold:-
Exceeding peace had made Ben Adhem bold,
And to the presence in the room he said,
'What writest thou?' - The vision raised its head,
And with a look made of all sweet accord,
Answered 'The names of those who love the Lord.'
'And is mine one?' said Abou. 'Nay, not so,'
Replied the angel. Abou spoke more low,
But cheerly still; and said 'I pray thee then,
Write me as one that loves his fellow-men.'
The angel wrote, and vanish'd. The next night
It came again with a great wakening light,
And showed the names whom love of God had bless'd,
And lo! Ben Adhem's name led all the rest.
GỬI CHÂU CHẤU VÀ DẾ MÈN
Châu chấu nhảy trên cỏ xanh đầy nắng
Giữa trưa hè vẫn chịu khó lang thang
Trong khi ong nấp trong tổ của mình
Thì châu chấu vẫn không ngừng lên tiếng.
Còn dế mèn giống như người ở ẩn
Chỉ thích ở nơi ấm áp của mình
Tiếng dế vang lên trong buổi bình minh
Và buổi tối rồi đi vào giấc mộng.
Hai bạn nhỏ có những điều rất giống
Là chân thành cống hiến cho thiên nhiên
Một – sống trong nhà, một – ở ngoài đồng
Nhưng giống nhau ở niềm vui mang đến.
Hát cho đời bằng tất cả tấm lòng
Trong nhà, ngoài trời, mùa hè, mùa đông.
To the Grasshopper and the
Cricket
Green little vaulter in the sunny grass,
Catching your heart up at the feel of June,
Sole voice that′s heard amidst the lazy noon,
When even the bees lag at the summoning brass;
And you, warm little housekeeper, who class
With those who think the candles come too soon,
Loving the fire, and with your tricksome tune
Nick the glad silent moments as they pass;
Oh sweet and tiny cousins, that belong
One to the fields, the other to the hearth,
Both have your sunshine; both, though small, are strong
At your clear hearts; and both were sent on earth
To sing in thoughtful ears this natural song:
Indoors and out, summer and winter - Mirth.
JENNY HÔN TÔI
Lần chúng tôi gặp gỡ
Jenny ôm hôn tôi
Nhảy phắt từ ghế ngồi
Hôn tôi không kịp thở.
Nói rằng tôi mệt mỏi
Rằng sức khỏe không còn
Rằng tôi già, nhưng thêm
Jenny hôn tôi nữa.
Jenny Kissed Me
Jenny kissed me when we met,
Jumping from the chair she sat in;
Time, you thief, who love to get
Sweets into your list, put that in!
Say I'm weary, say I'm sad,
Say that health and wealth have missed me,
Say I'm growing old, but add,
Jenny kissed me.
Edward Thomas (3 tháng 3 năm
1878 – 9 tháng 4 năm 1917) – nhà văn, nhà thơ Anh.
Tiểu sử
Edward Thomas thường được coi là một nhà thơ chiến tranh, mặc dù rất ít
bài thơ của ông đề cập trực tiếp đến kinh nghiệm chiến tranh và sự nghiệp thơ
ca của ông chỉ đến sau khi ông đã là một nhà văn và nhà phê bình văn học thành
danh. Năm 1915 ông gia nhập Quân đội Anh, chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất và
bị giết trong trận Arras năm 1917, ngay sau khi ông đến Pháp.
Edward Thomas là một trong 16 nhà thơ của Chiến tranh Thế giới Thứ nhất
được liệt kê trên một tấm bảng ở “Góc Thi Sĩ” của Tu viện Westminister. Thơ của
Edward Thomas kết hợp các chủ đề quân sự với những mô tả về cảnh đẹp ở nông
thôn.
2 bài thơ
CÚ VỌ
Tôi đi xuống trong hoàng hôn cháy đỏ
Bụng đói và cơn gió lạnh thấu xương
Đói và lạnh nhưng bỗng nhiên vui mừng
Khi tôi nhìn thấy bên đường quán trọ.
Tôi lấy rượu, sưởi ấm bên bếp lửa
Chìm vào âm thanh của lá mơ màng
Nhưng đánh thức tôi vào lúc nửa đêm
Tiếng cú vọ kêu sao mà sầu não.
Dường như nghe ra trong lời của cú
Nhắc tôi về một tòa án lương tâm
Rằng tôi tìm nơi ẩn náu trong đêm
Còn những người khác chắc gì có thể.
Đồ ăn của tôi trở nên mặn quá
Khi tôi nghe tiếng cú vọ trong đêm
Rằng những đồng đội đang ngủ ngoài đồng
Bao người lính dưới sao trời lạnh giá.
The Owl
Downhill I came, hungry, and yet not starved;
Cold, yet had heat within me that was proof
Against the North wind; tired, yet so that rest
Had seemed the sweetest thing under a roof.
Then at the inn I had food, fire, and rest,
Knowing how hungry, cold, and tired was I.
All of the night was quite barred out except
An owl’s cry, a most melancholy cry
Shaken out long and clear upon the hill,
No merry note, nor cause of merriment,
But one telling me plain what I escaped
And others could not, that night, as in I went.
And salted was my food, and my repose,
Salted and sobered, too, by the bird’s voice
Speaking for all who lay under the stars,
Soldiers and poor, unable to rejoice.
CÂY DƯƠNG LÁ RUNG
Những cây dương đứng ở ngã tư đường
Trên những nhà trọ, lò rèn, cửa hàng
Những cây dương suốt ngày đêm trò chuyện
Cây chỉ im trong thời tiết mùa đông.
Tiếng đe búa ầm ĩ từ lò rèn
Từ nhà trọ vang lên những tiếng ồn
Và những bài ca mà ai đó hát
Cây đã nghe trong suốt năm mươi năm.
Tiếng của cây không chìm trong tiếng ồn
Và trong đêm khi đường phố vắng tanh
Cây vẫn thì thầm dường như mời gọi
Những âm hồn quay trở lại trần gian.
Khi đã yên trong quán trọ, lò rèn
Cây trong ánh trăng mờ ảo đêm thanh
Dù đêm giông bão hay đêm chim hót
Vẫn đợi hồn ma trên ngã tư đường.
Có thể một mai biến mất tiếng ồn
Thì vẫn còn đâu đó những hàng dương
Dù thơ tôi người ta không còn đọc
Thì vẫn nghe tiếng xào xạc hàng dương.
Dù cho gió thổi nhưng lá vẫn còn
Những nhà thơ cũng như những cây dương
Có những nỗi buồn không ai hiểu được
Dù nhiều người không thích những cây dương.
Aspens
All day and night, save winter, every weather,
Above the inn, the smithy, and the shop,
The aspens at the cross-roads talk together
Of rain, until their last leaves fall from the top.
Out of the blacksmith's cavern comes the ringing
Of hammer, shoe, and anvil; out of the inn
The clink, the hum, the roar, the random singing—
The sounds that for these fifty years have been.
The whisper of the aspens is not drowned,
And over lightless pane and footless road,
Empty as sky, with every other sound
Not ceasing, calls their ghosts from their abode,
A silent smithy, a silent inn, nor fails
In the bare moonlight or the thick-furred gloom,
In tempest or the night of nightingales,
To turn the cross-roads to a ghostly room.
And it would be the same were no house near.
Over all sorts of weather, men, and times,
Aspens must shake their leaves and men may hear
But need not listen, more than to my rhymes.
Whatever wind blows, while they and I have leaves
We cannot other than an aspen be
That ceaselessly, unreasonably grieves,
Or so men think who like a different tree.