Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Thơ Matthew Prior

 


Matthew Prior (21 tháng 7 năm 1664 – 18 tháng 9 năm 1721) – nhà ngoại giao, nhà thơ Anh.
 
Tiểu sử
Prior sinh ở Middlesex, học tại trường Westminter, nhưng sau cái chết của cha mình, Prior buộc phải bỏ dở việc học và đến ở với chú. Từ nhỏ cậu bé Prior đã thích văn chương, một hôm Bá tước Dorset thấy cậu bé đọc thơ của Horace và bảo cậu dịch một bài. Prior dịch hay đến mức ngài Bá tước đồng ý đứng ra bảo trợ cho cậu được tiếp tục việc học tại trường Westminster. Tại đây Prior gặp gỡ và kết thân với Charles Montague, sau này là Bá tước Halifax. Để không phải chia tay Montague, chàng trai đồng ý với nguyện vọng của người bảo trợ cho mình là thi vào Đại học Cambridge. Prior vào làm việc trong ngành ngoại giao sau ba năm tốt nghiệp Đại học Cambridge. 
 
Kiến thức về tiếng Pháp đã giúp cho nhà thơ được bổ nhiệm làm Đại sứ Anh tại Pháp. Sau khi trở về từ Pháp, ông trở thành Thứ trưởng Ngoại giao rồi Bộ trưởng Bộ Thương mại. Dưới thời Nữ hoàng Anne, ông ủng hộ đảng Tories, sau khi bà lên nắm quyền cho đến cuối đời của Nữ hoàng, ông đã đóng một vai trò quan trọng trong mọi cuộc đàm phán với triều đình Pháp. Sau cái chết của Nữ hoàng Anne và sự trở lại của đảng Whigs, Prior bị truy tố vì tham gia vào các kế hoạch của Bá tước Oxford và phải ngồi tù hai năm (từ 1715 đến 1717). Trong tù ông vẫn miệt mài lao động sáng tạo. Sau khi được thả ông rút lui khỏi chính trường và sống những năm cuối đời ở Cambridgeshire.
 
Ông qua đời tại Wimpole, Cambridgeshire và được chôn cất tại Tu viện Westminster, nơi có thể nhìn thấy tượng đài của ông trong “Góc Thi Sĩ” (Poets 'Corner). 
 
4 bài thơ
 


BÀI ODE
 
Một thương gia đem tài sản giấu đi
Dưới một cái tên người khác
Về Euphelia – bài thơ tôi viết
Để giấu tình yêu thật với Cloe.
 
Những câu thơ dịu dàng nhất tôi viết
Mang tiếng là ca ngợi Euphelia
Còn với thần tượng của tôi – Cloe
Đáng ra phải chơi, đáng ra phải hát.
 
Tôi dành tặng bài thơ cho cả hai
Tôi kết hợp niềm vui cùng buồn tủi
Khi dành cho Euphelia lời khen ngợi
Tôi đắm chìm trong đôi mắt Cloe.
 
Nhưng vẻ u ám của Euphelia
Và sự xấu hổ làm Cloe đỏ mặt
Thần Vệ nữ nói với thần Cupid
Rằng chúng tôi không biết cách giả vờ.
 
An Ode
 
THE merchant, to secure his treasure,
Conveys it in a borrowed name:
Euphelia serves to grace my measure;
But Cloe is my real Flame.
 
My softest verse, my darling lyre
Upon Euphelia's toilet lay;
When Cloe noted her desire,
That I should sing, that I should play.
 
My lyre I tune, my voice I raise;
But with my numbers mix my sighs:
And whilst I sing Euphelia's praise,
I fix my soul on Cloe's eyes.
 
Fair Cloe blush'd: Euphelia frowned:
I sung and gazed: I played and trembled:
And Venus to the Loves around
Remarked, how ill we all dissembled.

 

 
CÔ GÁI TRUNG THỰC
 
Nàng: Ồ không, sự trinh tiết của em
Nếu không còn thì em đây sẽ chết.
Chàng: Tối qua em khóc lóc thảm thiết
Hoa hồng ơi, em có đau lắm không?
 
A True Maid
 
NO, no; for my virginity,
When I lose that, says Rose, I'll die:
Behind the elms last night, cried Dick,
Rose, were you not extremely sick?
 
 
THƠ TRÀO PHÚNG
 
Rằng mọi nhà thơ đều những kẻ đần
Tôi đồng ý, có thể là như thế
Nhưng có một điều trái với tự nhiên
Chắc gì bạn có thể làm thi sĩ?
 
Epigram - Yes, Every Poet Is A Fool
 
Yes, every poet is a fool;
By demonstration, Ned can show it:
Happy could Ned’s inverted rule
Prove every fool to be a poet.
 
 
VỀ CÁI CHẾT CỦA HALL
 
Hall tội nghiệp đã chết dưới mưa giông
Khi nửa đêm đợi cùng Nan gặp gỡ
Người không đến nhưng anh ta ở đó
Để trời mưa dập tắt ngọn lửa tình.
 
Bạn hãy ghi những dòng này vào vở
Nhớ chỉ làm tình ở nhà rồi đi ngủ.
 
An Epigram. On Hall’s Death 
 
Poor HALL caught his death standing under a spout,
Expecting till midnight when NAN would come out,
But fatal his patience, as cruel the Dame,
And curst was the Weather that quench’d the man’s flame.
 
Whooe’er though art, that read’st these moral lines,
Make love at home, and go to bed betimes.
 


Thơ Edward Dyer

 


Sir Edward Dyer (tháng 10 năm 1543 – tháng 5 năm 1607) – là một cận thần và nhà thơ người Anh.
 
Tiểu sử
Edward Dyer sinh ở Glastonbury, Somerset. Học tại Oxford hoặc tại Broadgates Hall nhưng học xong mà không được cấp bằng. Năm 1566, Dyer đã vào được triều đình dưới sự bảo trợ của Robert Dudley, Bá tước của Leicester. Dường như ông đã có được một số ân huệ từ Nữ hoàng Elizabeth I nhưng sau đó đã để mất cơ hội.
 
Năm 1580, Gabriel Harvey trong một bức thư gửi Spencer gọi Sidney và Dyer là “hai viên kim cương trong triều đình của Nữ hoàng với nhiều phẩm chất đặc biệt và hiếm có”. Đầu năm 1584, Dyer được cử đi sứ ở Hà Lan. Một vài năm sau, ông được gửi đến Đan Mạch. Năm 1596, ông được phong tước Hiệp sĩ.
 
Edward Dyer qua đời năm 1607 và được chôn cất tại nhà thờ St Saviour's, Southwark.
 
 
3 bài thơ
 


GỬI PHILLIS, CÔ GÁI ĐẸP CHĂN CỪU
 
Thức dậy buổi bình minh
Khi tôi nhìn Phillis
Như con chim thức giấc
Trong buổi sớm mai hồng.
 
Nàng mỉm cưởi bước trên
Những bông hoa mùa xuân
Đàn cừu tung tăng bước
Theo bàn chân của nàng.
 
Nhưng nàng có trái tim
Như đá trong lồng ngực
Nàng không hề thương xót
Và cũng chẳng ban ơn.
 
Mặt trời hãy thức dậy
Ngọn lửa trong tim nàng
Và chim hãy hát lên
Sao cho nàng thương hại!
 
Những bông hoa hãy nói
Rằng sắc đẹp giết người
Nếu nàng không yêu tôi
Hãy nhìn tôi hấp hối.
 
To Phillis, The Faire Sheeperdesse
 
My Phillis hath the morninge Sunne,
at first to looke upon her:
And Phillis hath morne-waking birds,
her risinge still to honour.
 
My Phillis hath prime-featherd flowres,
that smile when she treads on them:
And Phillis hath a gallant flocke,
that leapes since she dooth owne them.
 
But Phillis hath too hard a hart,
alas, that she should have it:
It yeelds no mercie to desert,
nor grace to those that crave it.
 
Sweete Sunne, when thou look'st on,
pray her regard my moane!
Sweete birds, when you sing to her,
to yeeld some pitty, woo her!
 
Sweet flowers that she treads on,
tell her, her beauty deads one.
And if in life her love she nill agree me,
Pray her before I die, she will come see me.
 
 


SỰ MÂU THUẪN CỦA TÌNH YÊU
 
Hiếm khi nghe và hiếm khi nhìn thấy
Một điều gì không có trong tự nhiên
Giống như ngọn lửa suốt tháng quanh năm
Cứ rực cháy mà không cần đến củi.
 
Tôi từng thấy trường hợp rất lạ lùng
Một người hạnh phúc nhưng luôn đau khổ
Một người khác yêu lạ lùng hơn nữa
Sống trong tình mà như ở trong sương.
 
Có đầy đủ vẫn nghĩ mình thiếu thốn
Không tin rằng mình đã có tình yêu.
Tại sao tình cảm đã được lấp đầy
Mà vẫn cứ khát khao hoài dục vọng.
 
Love-Contradictions
 
As rare to hear as seldom to be seen,
It cannot be nor never yet hath been
That fire should burn with perfect heat and flame
Without some matter for to yield the same.
 
A stranger case yet true by prove I know
A man in joy that liveth still in woe:
A harder hap who hath his love at list
Yet lives in love as he all love had mist:
 
Who hath enough, yet thinks he lives without,
Lacking no love yet still he stands in doubt.
What discontent to live in such desire,
To have his will yet ever to require.
 
 


TÌNH KHIÊM TỐN
 
Cây dù thấp đến mấy luôn có ngọn
Con ruồi con kiến vẫn có nỗi buồn
Và có nọc độc ở những con ong
Những sợi tóc cũng cho ta chiếc bóng
Biển có nguồn, trước tình yêu bình đẳng
Dù bạn là vua hay kẻ ăn xin.
 
Nơi nước lặng là đáy sâu vô cùng
Có chuyển động mà mắt không nhận biết
Không cần nhiều lời để có lòng tin
Rùa không hát, còn trái tim chân thật
Không có lưỡi, chỉ có tai và mắt
Nghe, thấy, thở dài sau đó vỡ tung.
 
A Modest Love
 
The lowest trees have tops, the ant her gall,
The fly her spleen, the little sparks their heat;
The slender hairs cast shadows, though but small,
And bees have stings, although they be not great;
Seas have their source, and so have shallow springs;
And love is love, in beggars as in kings.
 
Where rivers smoothest run, deep are the fords;
The dial stirs, yet none perceives it move;
The firmest faith is in the fewest words;
The turtles cannot sing, and yet they love:
True hearts have eyes and ears, no tongues to speak;
They hear and see, and sigh, and then they break.
 


Thơ Richard Lovelace

 


Richard Lovelace (9 tháng 12 năm 1617 – 1657) – nhà thơ Anh thế kỷ XVII. Những bài thơ dịch ra tiếng Việt dưới đây là những bài thơ nổi tiếng nhất của ông thường xuyên được đưa vào các tuyển tập thơ của nước Anh.
 
Tiểu sử
Richard Lovelace sinh ra trong một gia đình rất có thế lực. Cha của ông là một chủ đất lớn bị giết ở Tây Ban Nha trong cuộc bao vây Groenlo (1627) trong Chiến tranh Tám Mươi Năm (Eighty Years' War). Anh trai của ông, Francis Lovelace, là tỉnh trưởng thứ hai của tỉnh New York, thuộc địa Anh (nay là tiểu bang New York của Hoa Kỳ).
 
Ông học tại Trường Charterhouse và Đại học Oxford. Trong những năm sinh viên Lovelace đã viết vở hài kịch “The Scholars” nổi tiếng khi đó. Sau khi hoàn thành việc học, nhờ có sự giúp đỡ của một phu nhân trong triều, ông đã nhận được danh hiệu Thạc sĩ Văn chương. Sau một thời gian sống ở Luân Đôn, rồi ở Kent, ông tham gia vào các trận đánh ở Scotland trong các năm 1639-1640.
 
Năm 1642, với tư cách là đại diện cho Hạ viện, ông đệ trình đơn yêu cầu đưa nhà vua Charles I trở lại ngai vàng. Tuy nhiên, lời thỉnh cầu của ông đã bị lên án, và bản thân Lovelace bị giam trong một nhà tù ở Westminster. Trong tù, ông đã viết một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của mình: “Gửi Althea từ trong nhà tù”.
 
Là người dành tất cả tài sản của mình để giúp đỡ nhà vua và hỗ trợ quân đội Hoàng gia, ông đã chết trong cảnh nghèo đói. Có thể là ông đã chết vì bệnh lao. Ngày mất chính xác của ông vẫn chưa được biết.
 
2 bài thơ
 


GỬI LUCASTA NGÀY RA CHIẾN TRƯỜNG
 
Đừng nói rằng tôi người không tử tể
Khi bỏ đi từ tu viện linh thiêng
Của tình yêu em dịu dàng như thế
Để lao vào súng đạn của chiến tranh.
 
Vâng, quả thật bây giờ tôi theo đuổi
Kẻ địch của tôi trên bãi chiến trường
Và tôi ôm ấp một niềm tin mới
Bằng một thanh gươm, con ngựa, cái khiên.
 
Tôi thay đổi? Quả đúng là như thế
Nhưng mà tôi thay đổi cũng vì tình
Bởi nếu không giữ cho mình danh dự
Thì có khác nào tôi phản bội em.
 
To Lucasta, Going To The Wars
 
Tell me not (Sweet) I am unkind,
That from the nunnery
Of thy chaste breast and quiet mind
To war and arms I fly.
 
True, a new mistress now I chase,
The first foe in the field;
And with a stronger faith embrace
A sword, a horse, a shield.
 
Yet this inconstancy is such
As you too shall adore;
I could not love thee (Dear) so much,
Lov'd I not Honour more.
 
 


GỬI ALTHEA TỪ TRONG NHÀ TÙ
 
Khi trước cánh cổng nhà tù
Vị thần của Tình yêu bay đến
Và hiện ra trong yên lặng
Althea đứng trước mặt tôi
Tôi là tù nhân của đôi mắt này
Và mái tóc của em vàng óng
Thì những con chim giữa trời bay lượn
Không thể nào tự do được bằng tôi.
 
Khi chúng tôi uống những chén rượu nho
Nơi không có nước dòng Thêm tĩnh lặng
Khi vòng hoa kết trên đầu cẩn trọng
Thề với tình yêu chung thủy muôn đời
Khi nỗi buồn dìm trong rượu đầy vơi
Mong những điều tốt đẹp kia sẽ đến
Thì những con cá bơi trong vực thẳm
Không thể nào tự do được bằng tôi.
 
Khi tôi giống như con chim hồng tước
Đang hát về vị hoàng đế của tôi
Rằng hoàng đế của tôi thật tuyệt vời
Ngài nhân từ, uy nghiêm và trung thực
Vinh quang thay vị hoàng đế của tôi
Ngài vĩ đại bởi ngài đầy quyền lực
Thì những ngọn gió cuốn theo dòng nước
Không thể nào tự do được bằng tôi.
 
Những tường đá hay song sắt cũng chẳng
Trở thành nhà tù với bản thân tôi
Tôi vẫn luôn tự do ở nơi này
Nếu tự do là điều tôi mong muốn
Nếu tự do vẫn sống trong hồn tôi
Trong tình yêu ngây thơ và tĩnh lặng
Thì chỉ thiên thần trên trời bay lượn
May ra là tự do được bằng tôi.
 
To Althea, from Prison
 
When Love with unconfined wings
Hovers within my gates,
And my divine Althea brings
To whisper at the grates;
When I lie tangled in her hair,
And fetter'd to her eye,
The birds that wanton in the air
Know no such liberty.
 
When flowing cups run swiftly round
With no allaying Thames,
Our careless heads with roses bound,
Our hearts with loyal flames;
When thirsty grief in wine we steep,
When healths and draughts go free,
Fishes, that tipple in the deep,
Know no such liberty.
 
When (like committed linnets) I
With shriller throat shall sing
The sweetness, mercy, majesty,
And glories of my king;
When I shall voice aloud how good
He is, how great should be,
Enlarged winds, that curl the flood,
Know no such liberty.
 
Stone walls do not a prison make,
Nor iron bars a cage;
Minds innocent and quiet take
That for an hermitage;
If I have freedom in my love,
And in my soul am free,
Angels alone that soar above,
Enjoy such liberty.
 


Thơ Thomas Carew

 


Thomas Carew (1595 – 22 tháng 3 năm 1640) – nhà thơ, nhà ngoại giao người Anh.
 
Tiểu sử
Thomas Carew sinh tại West Wickham, Luân Đôn vào năm 1594 hoặc 1595. Tháng 6 năm 1608, ông vào học Cao đẳng Merton, Oxford. Sau khi nhận bằng Cử nhân Văn khoa vào năm 1611, ông tiếp tục theo học tại Middle Temple.
 
Thomas Carew từng là thư ký của Ngài Carlton tại Hague năm 1616. Tháng 8 năm 1618 cha ông qua đời, Thomas chuyển sang phục vụ cho Edward Herbert, Nam tước của Cherbury. Thomas Carew lên đường sang Pháp làm nhiệm vụ tháng 3 năm 1619, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ngoại giao, năm 1624 ông trở về Anh.
 
Thông tin về những năm tháng cuối đời của ông có rất ít. Trong một thời gian dài người ta cho rằng ông mất năm 1639. Giả định này dựa trên thực tế là ấn bản đầu tiên của tập thơ “Poems” của ông xuất bản năm 1640.
 
Cuối thế kỷ 20, Carew được công nhận là một đại diện quan trọng của thời đại ông và là một bậc thầy về thơ trữ tình. Theo nhà thơ Edmund Goss: “Những bài thơ của Thomas Carew là rất hay và thực sự gợi cảm”.
 
2 bài thơ
 

XIN ĐỪNG HỎI NỮA
 
Em đừng hỏi tôi vì sao không còn
Vẻ đẹp của hoa hồng trong tháng sáu
Vẻ đẹp này vẫn còn trên đôi má
Trong nụ cười, trong ánh mắt của em.
 
Xin đừng hỏi đâu rồi ánh bình minh
Mà em đi tìm vẫn không tìm thấy
Màu của bình minh tuyệt vời như vậy
Đã ẩn vào trong mái tóc của em.
 
Xin đừng hỏi đâu rồi những bầy chim
Mà tiếng hót vẫn làm ta thích thú
Những bầy chim bây giờ đang trú ngụ
Tránh mùa đông trong thanh quản của em.
 
Xin đừng hỏi tại vì sao không còn
Những ngôi sao từ trên trời rơi xuống
Những ngôi sao này giờ đang tỏa sáng
Đêm cũng như ngày trong đôi mắt em.
 
Xin đừng hỏi phượng hoàng bay về đâu
Làm tổ cho mình trước khi phải chết
Chim sẽ bay về với em trên ngực
Hít thở bằng em và để ngủ say.
 
Ask me no more where Jove bestows
 
Ask me no more where Jove bestows,
When June is past, the fading rose;
For in your beauty’s orient deep
These flowers, as in their causes, sleep.
 
Ask me no more whither do stray
The golden atoms of the day;
For in pure love heaven did prepare
Those powders to enrich your hair.
 
Ask me no more whither doth haste
The nightingale, when May is past;
For in your sweet dividing throat
She winters, and keeps warm her note.
 
Ask me no more where those stars ’light,
That downwards fall in dead of night;
For in your eyes they sit, and there
Fixed become, as in their sphere.
 
Ask me no more if east or west
The phoenix builds her spicy nest;
For unto you at last she flies,
And in your fragrant bosom dies.
 
 


CHỐNG LẠI SỰ ĐIỀU ĐỘ TRONG TÌNH YÊU
 
Cho tôi yêu hơn hoặc khinh bỉ hơn
Cơn nóng nhiệt đới hoặc vùng đóng băng
Tôi cần cuộc sống bên lề thái cực
Tâm hồn không chịu được sự bình bình
Chỉ cực đoan – hoặc là yêu hoặc ghét
Chỉ thái cực kích thích được tinh thần.
 
Cho tôi cơn bão, nếu đó là tình
Như Danae, tôi vô cùng hạnh phúc
Và nếu tiếng sấm của sự khinh thường
Cuốn hy vọng như cơn mưa trút nước
Tôi chỉ cảm thấy rằng mình hạnh phúc
Một trong hai – địa ngục hoặc thiên đường.
 
Hoặc là đau đớn hoặc là hân hoan
Cho tôi yêu hơn hoặc khinh bỉ hơn.
 
Mediocrity in Love Rejected
 
Give me more love or more disdain;
The torrid, or the frozen zone,
Bring equal ease unto my pain;
The temperate affords me none;
Either extreme, of love, or hate,
Is sweeter than a calm estate.
 
Give me a storm; if it be love,
Like Danae in that golden show'r
I swim in pleasure; if it prove
Disdain, that torrent will devour
My vulture-hopes; and he's possess'd
Of heaven, that's but from hell releas'd.
 
Then crown my joys, or cure my pain;
Give me more love, or more disdain.
 


Thơ John Suckling

 


Sir John Suckling (10 tháng 2 năm 1609 – sau tháng 5 năm 1641) – nhà thơ Anh nổi tiếng với sự dí dỏm và những câu nói đùa sâu sắc. Ông cũng là người phát minh ra trò chơi bài cribbage.
 
Tiểu sử
Suckling sinh tại Whitton, Twickenham, Middlesex trong gia đình của một quan chức hoàng gia nổi tiếng. Cha của ông, John Suckling là Ngoại trưởng dưới thời vua James I. Mẹ của ông là Elizabeth Cranfield, em gái của ngài Lionel Cranfield, Bá tước thứ nhất của Middlesex.
 
Năm 1623, ông tốt nghiệp Đại học Cambridge, năm 1627 được kết nạp vào Hội Gray's Inn, một năm sau đó ông rời London sang sống ở Pháp và Ý, trở về Anh vào năm 1630, ông được phong tước hiệp sĩ.
 
Các năm 1631-1632, ông tình nguyện sang chiến đấu ở Đức dưới sự chỉ huy của Gustav II Adolf, trở về Anh vào năm 1632. Trong những năm sau đó, bằng các hoạt động của mình, ông đã tạo được danh tiếng là một vị quan thông minh trong triều đình, giao thiệp với nhiều nhà thơ nổi tiếng cùng thời và được coi là bạn của vua James I.
 
Năm 1640, ông được bầu làm đại biểu của Nghị viện ngắn (Short Parliament). Tháng 5 năm 1641, ông tham gia vào âm mưu giải cứu Bá tước I của Stratford ra khỏi Tháp Luân Đôn và kêu gọi quân đội Pháp đến Anh để giúp nhà vua, khi âm mưu bị phát hiện ông đã chạy trốn đến Paris.
 
Số phận tiếp theo của ông vẫn chưa được biết chính xác: theo một giả thuyết, ông chết ở Paris trong cảnh nghèo đói sau khi uống thuốc độc, giả thuyết khác, ông đã bỏ trốn cùng với tình nhân của mình đến Tây Ban Nha, nơi ông bị Pháp đình tôn giáo bắt và bị tra tấn.
 
3 bài thơ
 


TÌNH YÊU BỊ TỪ CHỐI
 
Cách đây chừng bốn năm thôi
Tôi nói trả bốn mươi bảng
Để vui thâu đêm suốt sáng
Nhưng em từ chối, chau mày.
 
Nhưng rồi sau đó hai năm
Tôi gặp lại người bạn cũ
Em nói: nếu anh đồng ý
Em sẽ vui vẻ với anh.
 
Tôi nói: anh lạnh như băng
Nên cũng không mong gì lắm
Và giá cả nên hạ xuống
Chỉ hai mươi bảng, không hơn.
 
Và chừng ba tháng sau đó
Cô em từng rất khiêm nhường
Đến tìm tôi và nói rằng:
Bây giờ thì em đồng ý.
 
Còn tôi nói: sao muộn vậy
Cảm giác tội lỗi gì chăng
Tôi chấp nhận sự ăn năn
Nhưng chỉ với một nửa giá!
 
Thế rồi sớm mai thức dậy
Em bước đến giường của tôi
Đồng ý cho không cuộc đời
Con gái vô cùng quí giá.
 
Mặc dù trong lần đầu tiên
Tôi nói trả bốn mươi bảng
Giờ có vẻ không quan trọng
Món quà quí gấp nghìn lần.
 
Proferred Love Rejected
 
IT is not four years ago,
I offer'd forty crowns
To lie with her a night or so:
She answer'd me in frowns.
 
Not two years since, she meeting me
Did whisper in my ear,
That she would at my service be,
If I contented were.
 
I told her I was cold as snow,
And had no great desire;
But should be well content to go
To twenty, but no higher.
 
Some three months since, or thereabout,
She that so coy had been
Bethought herself and found me out,
And was content to sin.
 
I smil'd at that, and told her I
Did think it something late,
And that I 'd not repentance buy
At above half the rate.
 
This present morning early she
Forsooth came to my bed,
And gratis there she offer'd me
Her high-priz'd maidenhead.
 
I told her that I thought it then
Far dearer than I did,
When I at first the forty crowns
For one night's lodging bid.
 
 
SAO XANH XAO NHỢT NHẠT
 
Sao xanh xao, nhợt nhạt?
Vì sao bạn vô hồn?
Bạn xanh xao, nhợt nhạt
Mà quyến rũ tình nhân?
Vì sao bạn vô hồn?
 
Sao bạn buồn, tội nhân?
Tại vì sao im lặng?
Nếu lời không dễ thương
Sao quyến rũ tình nhân?
Tại vì sao im lặng?
 
Bỏ! Người yêu xinh đẹp
Bạn không vui với mình
Thì nỗ lực vô ích
Hãy để cho người thương
Quỉ mang về địa ngục!
 
Why So Pale and Wan, Fond Lover?
(Song from Aglaura)
 
Why so pale and wan, fond lover?
Prithee, why so pale?--
Will, when looking well can't move her,
Looking ail prevail?
Prithee, why so pale?
 
Why so dull and mute, young sinner?
Prithee, why so mute?--
Will, when speaking well can't win her,
Saying nothing do't?
Prithee, why so mute?
 
Quit, quit, for shame! this will not move,
This cannot take her--
If of herself she will not love,
Nothing can make her:
The Devil take her!
 
 


NGƯỜI LÍNH
 
Thông thạo ngoài chiến trường
Tôi là người lính trận
Dù bên sai, bên đúng
Vẫn chiến đấu hết mình.
 
Bạn gái không ở gần
Tôi không ưa thề thốt
Phụ nữ tôi chinh phục
Theo cách của riêng mình.
 
Tôi không thích huyên thuyên
Chỉ bắt tay vào việc
Nếu ai còn ngờ vực
Tôi có thể chứng minh.
 
Và tôi dám nói rằng
Đạn của mình tôi bắn
Cho dù ai đau đớn
Chỉ bởi vì yêu thương.
 
A Soldier
 
I am a man of war and might,
And know thus much, that I can fight,
Whether I am in the wrong or right,
Devoutly.
 
No woman under heaven I fear,
New oaths I can exactly swear,
And forty healths my brain will bear
Most stoutly.
 
I cannot speak, but I can do
As much as any of our crew,
And, if you doubt it, some of you
May prove me.
 
I dare be bold thus much to say,
If that my bullets do but play,
You would be hurt so night and day,
Yet love me.
 


Thơ Coventry Patmore

 


Coventry Kersey Dighton Patmore (23 tháng 7 năm 1823 – 26 tháng 11 năm 1896) – nhà thơ, nhà phê bình người Anh nổi tiếng nhất với tác phẩm “Thiên thần ở trong nhà” (The Angel in the House), một trường ca về cuộc hôn nhân hạnh phúc thời đại Victoria.
 
Tiểu sử
Coventry Patmore sinh tại Woodford, hạt Essex và được giáo dục tại gia đình. Từ nhỏ đã tỏ ra là cậu bé có năng khiếu văn học. Năm 1839 được cha cho đi du học tại Pháp, trong thời kỳ này ông bắt đầu làm thơ. Cha ông dự định xuất bản một số tác phẩm nhưng con trai thích khoa học hơn thơ.
 
Tuy nhiên, ngay sau đó, mọi thứ đã thay đổi. Lấy cảm hứng từ thành công của Alfred Tennyson, năm 1844 Patmore đã xuất bản một tập thơ nhỏ của mình, nhận được cả sự đánh giá tích cực lẫn tiêu cực từ các nhà phê bình.
 
Ấn phẩm này cho phép ông làm quen với một số nhà thơ và nghệ sĩ nổi tiếng của Anh, các thành viên của nhóm “Tiền Raphael”, bao gồm cả Dante Gabriel Rossetti và William Holman Hunt, những người đã giúp ông đăng trường ca “Những mùa” (The seasons) trên tạp chí “The Germ”.
 
Do khó khăn về tài chính của cha mình, từ năm 1846 ông đã làm trợ lý thư viện tại Bảo tàng Anh trong 19 năm, chỉ làm thơ lúc rảnh rỗi. Ngoài thơ, ông còn để lại một số lượng lớn các bài báo, phê bình văn học được đánh giá cao.
 
5 bài thơ
 


NỤ HÔN
 
“Ta thấy hắn hôn em!” “Quả là như vậy”
“Sao lại như thế được!” “Phép tắc tôi vẫn giữ
Hắn nghĩ tôi đang ngủ hoặc ít ra cho rằng
Tôi nghĩ rằng hắn nghĩ là tôi đang ngủ”.
___________
*Hiện tại chúng tôi cảm thấy bất lực khi chuyển đầy đủ ý của bài thơ này một cách trôi chảy ra tiếng Việt. Tôi nhớ lại một câu nói vui: “Tôi ngoái lại nhìn xem nàng có ngoái lại để nhìn xem tôi có ngoái lại nhìn nàng”, có thể được lấy từ ý của bài thơ này. 
 
The Kiss
 
'I saw you take his kiss!' ''Tis true.'
'O, modesty!' ' 'Twas strictly kept:
He thought me asleep; at least I knew
He thought I thought he thought I slept.'
 
 
GIẢI MÃ ĐIỀU BÍ ẨN
 
Bạn tự hỏi lòng sao người ta yêu bạn
Vì bạn không yêu ai nên bạn ngạc nhiên
Ta yêu người vì việc tốt mà ta làm
Chứ không vì việc người ta làm cho bạn!
 
A Riddle Solved
 
Kind souls, you wonder why, love you,
When you, you wonder why, love none.
We love, Fool, for the good we do,
Not that which unto us is done!
 
 


NGƯỜI ĐẸP CỦA TÔI
 
Vĩnh biệt tình yêu! Tôi phải đi rồi
Người yêu của tôi ơi, vĩnh biệt!
Giá tôi được ở lại vì tôi yêu người
Cho tôi một nụ hôn ơi người đẹp!
 
Hy vọng có còn, ta không biết được
Em thân yêu, ai nói được điều này?
Anh yêu em, cho anh rồi hãy khóc:
“Người đã từng yêu, từng rất yêu tôi!”
 
Ma Belle
 
Farewell, dear Heart! Since needs it must I go,
Dear Heart, farewell!
Fain would I stay, but that I love thee so.
One kiss, ma Belle!
 
What hope lies in the Land we do not know,
Who, Dear, can tell?
But thee I love, and let thy 'plaint be, 'Lo,
He loved me well!'
 
 
PHẦN THƯỞNG CHO SỰ CHUNG THỦY
 
Tôi thề lòng chung thủy của tôi không thay đổi
Tôi sẽ không xúc phạm em bằng cách dối lừa
Và sự thay đổi khẩu vị mà em thưởng cho tôi
Thì những Đông Gioăng không bao giờ mơ tới.
 
Constancy Rewarded
 
I vow’d unvarying faith, and she
To whom in full I pay that vow,
Rewards me with variety
Which men who change can never know.
 
 
SỰ HOANG PHÍ
 
Em là người phụ nữ rất hoang phí!
Đáng lẽ em phải định giá cho mình
Biết cách chọn ai có thể trả tiền
Cõi thiên đường của mình đem bán rẻ
Ngọn lửa thiêng đem biến thành hàng hóa
Làm hỏng bánh mì, rót phí rượu vang
Nếu biết giữ gìn thì em có thể
Biến thú nên người, người trở thành tiên.

Unthrift

Ah, wasteful woman, she who may
On her sweet self set her own price,
Knowing men cannot choose but pay,
How she has cheapen'd paradise;
How given for nought her priceless gift,
How spoil'd the bread and spill'd the wine,
Which, spent with due, respective thrift,
Had made brutes men, and men divine.