Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Thơ Ernest Christopher Dowson

 


Ernest Christopher Dowson (2 tháng 8 năm 1867 – 23 tháng 2 năm 1900) – nhà thơ, nhà văn Anh. Thơ của Dawson thuộc dòng văn học Suy đồi (Decadent movement) cuối thế kỷ 19. Chủ đề chính của thơ ông là tình yêu và cái chết, rất giàu tính nhạc.
 
Tiểu sử
Ernest Dawson sinh ở Lee, đông nam Luân Đôn năm 1867. Chú cố của ông là Alfred Domett, là nhà thơ trở thành Thủ tướng New Zealand và được cho là đối tượng của bài thơ “Waring” của Robert Browning. Dawson theo học Cao đẳng Queens, Oxford nhưng không có bằng tốt nghiệp.
 
Vào tháng 11 năm 1888, Ernest bắt đầu làm việc cho công ty “Dowson and Son” do ông nội của nhà thơ thành lập ở Limehouse, phía đông Luân Đôn, nơi ông sống trong một ngôi nhà đổ nát và thường xuyên làm khách ở nhiều khách sạn tại bến tàu. Cuộc sống trong những quán rượu và những khu dân cư nghèo sau này vẫn được ông tiếp tục ở Paris, Dieppe và Brussels.
 
Ông là thành viên của Câu lạc bộ Rhymers, bao gồm W. B. Yeats và Lionel Johnson. Ông là người có nhiều đóng góp cho các tạp chí văn học như “The Yellow Book” và “The Savoy”.
 
Vào tháng 8 năm 1894, cha của Dowson, người đang trong giai đoạn nặng của bệnh lao, qua đời vì dùng quá liều chloral hydrat. Mẹ của ông cũng gầy mòn vì bệnh tật đã treo cổ tự tử vào tháng 2 năm 1895. Ngay sau khi bà qua đời, Dowson bắt đầu suy sụp nhanh chóng. Nhà xuất bản Leonard Smithers đã cho ông một khoản trợ cấp để sống và viết ở Pháp nhưng ông quay trở lại London vào năm 1897.
 
Năm 1899, Robert Sherard tìm thấy Dowson gần như không có một xu dính túi trong một quán rượu và đưa ông trở lại ngôi nhà nhỏ ở Catford, nơi Sherard đang sống. Dowson đã dành sáu tuần cuối cùng của cuộc đời mình tại ngôi nhà nhỏ của Sherard, nơi ông qua đời ở tuổi 32. Ông trở thành một người Công giáo vào năm 1892 và được cầu nguyện trong khu vực Công giáo La Mã ở Nghĩa trang Brockley, Luân Đôn.
 
4 bài thơ
 


NON SUM QUALIS ERAM BONAE REGNO CYNARAE*
 
Đêm hôm qua giữa hai bờ môi hôn
Có bóng của em, Cynara, ở đó
Khi hồn anh giữa rượu và nụ hôn
Anh cô đơn, nhớ về đam mê cũ
Anh thất vọng, cúi đầu, anh khổ sở
Theo cách của mình vẫn chung thủy với em.
 
Suốt đêm trái tim kề bên trái tim
Trong tay anh tình yêu và giấc ngủ
Đêm tuyệt vời, đêm với những nụ hôn
Nhưng cô đơn, nhớ về đam mê cũ
Khi thức dậy thấy bình minh héo úa
Theo cách của mình vẫn chung thủy với em.
 
Quên hết rồi! Đời cuốn theo chiều gió
Hoa hồng bay vào náo loạn đám đông
Đã quên rồi nét hoa huệ của em
Anh đau khổ với niềm đam mê cũ
Và cô đơn sau đêm dài khiêu vũ
Theo cách của mình vẫn chung thủy với em.
 
Anh kêu đòi nhạc mạnh, rượu nặng hơn
Nhưng tiệc xong, ánh đèn không còn nữa
Trong bóng đêm, Cynara, là bóng em
Và anh khổ vì niềm đam mê cũ
Anh khát khao bờ môi em rực lửa
Theo cách của mình vẫn chung thủy với em.
________________

* “Tôi không như kẻ đã từng với Cynara xưa”. Đây là bài thơ nổi tiếng nhất của Ernest Christopher Dowson và có sự ảnh hưởng đến nhiều nhà thơ, nhà văn sau này. Cụ thể như nhà thơ TS. Eliot đã dùng hình ảnh chiếc bóng ngã xuống của Cynara trong bài thơ “Những kẻ rỗng tuếch” hoặc Margaret Mitchell, xúc động với “âm thanh xa xôi, buồn man mác” ở dòng đầu tiên của khổ thơ thứ ba, đã chọn “gone with the wind” làm tiêu đề cho cuốn tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” nổi tiếng của mình. 
** Cynara là một cái tên trong truyền thuyết kể về một cô gái phàm tục, xinh đẹp, dịu dàng, được thần Zeus yêu và đưa về Olympus. Nhưng vì nữ thần đã bí mật về thăm những người thân của mình là trái với ý muốn của thần Dớt nên thần đã ném người yêu của mình xuống đất và biến Cynara thành cây atisô.
 
Non Sum Qualis Eram Bonae Sub Regno Cynarae
 
Last night, ah, yesternight, betwixt her lips and mine
There fell thy shadow, Cynara! thy breath was shed
Upon my soul between the kisses and the wine;
And I was desolate and sick of an old passion,
Yea, I was desolate and bowed my head:
I have been faithful to thee, Cynara! in my fashion.
 
All night upon mine heart I felt her warm heart beat,
Night-long within mine arms in love and sleep she lay;
Surely the kisses of her bought red mouth were sweet;
But I was desolate and sick of an old passion,
When I awoke and found the dawn was gray:
I have been faithful to thee, Cynara! in my fashion.
 
I have forgot much, Cynara! gone with the wind,
Flung roses, roses riotously with the throng,
Dancing, to put thy pale, lost lilies out of mind;
But I was desolate and sick of an old passion,
Yea, all the time, because the dance was long:
I have been faithful to thee, Cynara! in my fashion.
 
I cried for madder music and for stronger wine,
But when the feast is finished and the lamps expire,
Then falls thy shadow, Cynara! the night is thine;
And I am desolate and sick of an old passion,
Yea, hungry for the lips of my desire:
I have been faithful to thee, Cynara! in my fashion.
 
 


VITAE SUMMA BREVIS SPEM NOS VETAT INCOHARE LONGAM*
 
Những thứ qua mau: nước mắt, nụ cười
Và bao ham muốn, và yêu, và ghét
Những thứ này ta không mang theo được
Khi qua cổng lên trời.
 
Ngày của rượu với hoa hồng không dài
Từ một giấc mơ mờ mịt
Con đường của ta mở ra một lúc rồi khép
Trong giấc ngủ muôn đời.
______________
*Cuộc sống ngắn ngủi không cho phép chúng ta ấp ủ những hy vọng xa vời (Horace)
 
Vitae Summa Brevis Spem Nos Vetat Incohare Longam
(The brief sum of life forbids us the hope of enduring long - Horace)
 
THEY are not long, the weeping and the laughter,
Love and desire and hate:
I think they have no portion in us after
We pass the gate.
 
They are not long, the days of wine and roses:
Out of a misty dream
Our path emerges for a while, then closes
Within a dream.
 
 


FLOS LUNAE*
 
Không dám phiền đôi mắt lạnh của em
Không phiền muộn với những lời nhã nhặn
Bằng sự say mê, bằng sự ngạc nhiên
Với trái tim mà tôi không thể chạm
Không dám phiền đôi mắt lạnh của em.
 
Không dám phiền đôi mắt lạnh của em
Không nài nỉ nụ cười hay nước mắt
Và dù tan nát cuộc đời của anh
Vẫn mong cho em một giấc mơ đẹp
Không dám phiền đôi mắt lạnh của em.
 
Không dám phiền đôi mắt lạnh của em
Thay đổi em – làm sao anh có thể
Em là nữ thần của giấc mơ, em là trăng
Dù vẫn hướng về em, anh cầu nguyện
Không dám phiền đôi mắt lạnh của em.
 
Không dám phiền đôi mắt lạnh của em
Dù với trái tim là điều tai họa
Dù hồn anh gần gũi với ánh nhìn
Dù hơi thở này đóng băng muôn thuở
Không dám phiền đôi mắt lạnh của em.
______________
* Flos Lunae – Hoa của trăng (tiếng Latin).
 
Flos Lunae
 
I would not alter thy cold eyes,
Nor trouble the calm fount of speech
With aught of passion or surprise.
The heart of thee I cannot reach:
I would not alter thy cold eyes!
 
I would not alter thy cold eyes;
Nor have thee smile, nor make thee weep:
Though all my life droops down and dies,
Desiring thee, desiring sleep,
I would not alter thy cold eyes.
 
I would not alter thy cold eyes;
I would not change thee if I might,
To whom my prayers for incense rise,
Daughter of dreams! my moon of night!
I would not alter thy cold eyes.
 
I would not alter thy cold eyes,
With trouble of the human heart:
Within their glance my spirit lies,
A frozen thing, alone, apart;
I would not alter thy cold eyes.
 
 
CẶN BÃ
 
Lửa đã tắt, hơi ấm không còn nữa
Đấy là cuối cùng của những bài ca
Rượu uống hết, giờ chỉ còn cặn bã
Đắng như ngải cứu, mặn như là muối
Hy vọng, tình yêu – tất cả đã qua
Và tất cả đã đi về cát bụi
Giờ theo ta chỉ còn những bóng ma
Của những tình nhân, những người bạn gái
Với đôi con mắt nhợt nhạt ta chờ
Khi rèm buông, cánh cửa kia khép lại
Đấy là cuối cùng của những bài ca.
 
Dregs
 
The fire is out, and spent the warmth thereof
(This is the end of every song man sings!)
The golden wine is drunk, the dregs remain,
Bitter as wormwood and as salt as pain;
And health and hope have gone the way of love
Into the drear oblivion of lost things.
Ghosts go along with us until the end;
This was a mistress, this, perhaps, a friend.
With pale, indifferent eyes, we sit and wait
For the dropt curtain and the closing gate:
This is the end of all the songs man sings.
 

Thơ Arthur Conan Doyle

 


Sir Arthur Ignatius Conan Doyle (22 tháng 5 năm 1859 – 7 tháng 7 năm 1930) – là bác sĩ, nhà văn, nhà thơ Anh. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm phiêu lưu, lịch sử, viễn tưởng và hài hước. Người tạo nên những nhân vật kinh điển của thể loại văn học trinh thám, khoa học viễn tưởng và phiêu lưu lịch sử: thám tử thiên tài Sherlock Holmes, giáo sư lập dị Challenger, sĩ quan kỵ binh dũng cảm Gerard. Từ nửa sau thập niên 1910 đến cuối đời – ông là một người ủng hộ và tuyên truyền tích cực các ý tưởng của Thuyết duy linh (Spiritualism).
 
Tiểu sử
Arthur Conan Doyle sinh ra tại thủ đô Edinburgh của Scotland vào ngày 22 tháng 5 năm 1859 trong một gia đình người gốc Ai-len. Cha của ông là một kiến trúc sư và nghệ sĩ. Năm 1881, Conan Doyle tốt nghiệp Đại học Y khoa Edinburgh và đến châu Phi với tư cách là một nhân viên cứu thương trên tàu.
 
Trở về quê hương, ông làm việc trong ngành y tại một trong những quận của London. Ông bảo vệ luận án và trở thành tiến sĩ y khoa. Nhưng dần dần ông bắt đầu viết truyện và tiểu luận in trên các tạp chí địa phương.
 
Một lần Arthur Conan Doyle nhớ đến Joseph Bell, một người lập dị, đang là giảng viên tại Đại học Edinburgh và thường xuyên khiến học sinh của mình kinh ngạc về khả năng quan sát và khả năng sử dụng “phương pháp suy luận” để hiểu những vấn đề khó hiểu nhất. Vì vậy, Joseph Bell, dưới cái tên giả là thám tử nghiệp dư Sherlock Holmes, đã xuất hiện trong một trong những câu chuyện của ông. Quả thật, câu chuyện này không được chú ý, nhưng câu chuyện tiếp theo – “Dấu bộ tứ” (The Sign of Four, 1890) – đã mang lại sự nổi tiếng cho ông. Đầu những năm 90 của thế kỷ XIX, lần lượt các tuyển tập truyện “Cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes”, “Hồi ức về Sherlock Holmes”, “Sherlock Holmes trở về” được xuất bản.
 
Độc giả yêu cầu tác giả ngày càng nhiều tác phẩm mới hơn về nhân vật yêu quý của mình, nhưng Conan Doyle nhận ra rằng trí tưởng tượng của mình đang dần phai nhạt và ông đã viết một số tác phẩm cùng với các nhân vật chính khác – sĩ quan Gerard và Giáo sư Challenger.
 
Doyle đã đi du lịch nhiều nơi, làm bác sĩ trên tàu đến Bắc Cực trên một con tàu săn cá voi, đến Nam và Tây Phi, và làm bác sĩ phẫu thuật trong Chiến tranh Boer.
 
Trong những năm cuối đời, Conan Doyle tham gia vào Thuyết duy linh và đã xuất bản tác phẩm hai tập “Lịch sử Thuyết duy linh” (The History of Spiritualism, 1926) bằng chi phí tự bỏ ra. Ông cũng đã xuất bản ba tập thơ của mình.
 
Về đời tư, Conan Doyle kết hôn hai lần và có năm người con. Conan Doyle qua đời năm 1930 ở tuổi 71. Ông viết văn bia cho mình:
 
Tôi đã xong kế hoạch nhỏ của mình
Giá mà mang lại được giờ vui vẻ
Cho cậu bé sắp trở thành đàn ông
Hoặc đàn ông một nửa còn cậu bé.
 
Tác phẩm chính
*Dấu bộ tứ (The Sign of Four, 1890)
*Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes (The Adventures of Sherlock Holmes, 1892)
*Những hồi ức về Sherlock Holmes (The Memoirs of Sherlock Holmes. 1894)
*The Great Boer War (Cuộc chiến Boer vĩ đại, 1900)
*Con chó săn của dòng họ Baskervilles, (The Hound of the Baskervilles, 1902)
*Sherlock Holmes trở về, (The Return of Sherlock Holmes, 1904)
*The Lost World (Thế giới đã mất, 1912)
*Lịch sử Thuyết duy linh” (The History of Spiritualism, 1926) 
 
3 bài thơ
 


VĨNH BIỆT
(Trong tập “Những khúc hát trên đường”)
 
Hồn nói với Xác
 
Tôi thấy tiếc, sắp đến ngày bạn chết
Hai chúng mình là bạn tốt của nhau
Trong công việc cũng như lúc nghỉ ngơi
Từng sống với nhau những ngày hạnh phúc.
 
Chỉ những ngày gần đây ta mới biết
Những tiếng kêu cót két trong khớp xương
Nhưng bạn không có lỗi, mà thời gian
Dồn gánh nặng năm này qua năm khác.
 
Dần dần tắc nghẽn máu trong mao mạch
Sinh ra trên cơ thể những vết nhăn
Tôi không trách gì bạn. Chỉ ngợi khen
Nếu có lỗi, tôi nhận về mình hết
Bởi vì tôi mới là kẻ dẫn đường
Cho tôi nói lời cám ơn và vĩnh biệt!
 
Xác nói với Hồn
 
Vĩnh biệt nhé! Ta nói lời vĩnh biệt
Em đã dùng tôi trong một thời gian
Giờ mong em với tâm trí thông minh
Tìm cho mình một xác thân phù hợp.
 
Em sẽ sống với một thân thể khác
Giống như tôi – một đầy tớ trung thành
Và ngoan ngoan, tận tụy phụng thờ em
Giờ đến lúc ta nói lời vĩnh biệt.
 
Tôi đã già, mà em thì trẻ đẹp
Đến một ngày vi-rút hoặc ung thư
Sẽ đưa tôi về ngủ dưới nấm mồ
Còn biết nói gì sau khi đã chết.
 
Và rồi trong ngày người ta an táng
Khi người ta đặt xuống chiếc quan tài
Em hãy đưa mắt nhìn từ trên trời
Thấy tôi ra đi không còn đau đớn
Về với nơi mà tôi đã ra đi.
 
Songs of the Road. The Farewell
 
The Soul to the Body
 
So sorry, dear old friend, you have to die.
We've been such goodly partners, you and I,
Such comrades in our work, and mates at play,
We've lived together many a happy day.
 
It's only lately that you disappoint.
Sluggish in limb and clogged in every joint ;
But that is not your fault, for grim old Time
Has blocked your tiny arteries with lime.
 
And cut your sap and left its withering trace
In every wrinkle of your dear old face.
No, faithful comrade, I have nought but praise ;
If there were fault, 'twas mine. You walked the ways
 
On which I led you, be they low or high.
Thanks for all services ! And so good-bye !
 
The Body to the Soul
 
Good-bye, old friend ! You've used me many a year.
And, as you say, I'm rather out of gear,
And quite disposed to rest. No doubt you'll find
Some other form congenial to your mind.
 
And moulded on this wreck you leave behind.
For that, they say, persists. May it be one
That serves you faithfully, as I have done.
Of course its right our partnership to sever
 
Since I am old and you as young as ever.
I'll find some cancer cell or handy germ
To bring my waning forces to a term
And break the framework of the old machine.
 
Then down at Woking or at Golder's Green
They'll do the trick. And you, friend, from afar,
Will see the oaken chest or cinder jar,
And know that I have gone without a pang
Back to the elements from which I sprang.
 
 
VỀ CÁI CHẾT CỦA HỌA SĨ RICHARD DOYLE
 
Thi thể của anh được chuyển về studio
của mình, nằm giữa những những bức tranh
mà đa số vẽ về những sinh vật thần tiên.
 
Những yêu tinh nhỏ bé trên bức tường
Đã kêu lên, “Cái gì chúng ta đang thấy?
Tại sao Nghệ nhân phải nằm im như vậy,
Và tại sao không nghe thấy chúng tôi?
Đây là cái gì, và tại sao lại là cái này?”
Họ thì thầm, rồi cứ nhắc đi nhắc lại.
 
Và một cô tiên có dáng hình thanh mảnh
Đã cất lên một giọng rất nhẹ nhàng:
“Tại sao chúng ta làm tổn thương anh
Và liệu có phải tôi là tội phạm?”
“Không, không – họ kêu lên – không hẳn
Trái tim của Nghệ nhân thật dịu dàng”.
 
In Memoriam
Upon the death of Richard Doyle, the artist
 
his body was conveyed
to his studio – where it lay
surrounded by his pictures, most
of which represented fairy subjects.
 
The little elves upon the walls
Cried, “What is this before us?
“Why should the Master lie so still,
“And why should he ignore us?
“Oh what is this, and why is this?”
They whispered in a chorus.
 
And one behind a heather ball,
A gentle nymph and slender
Said, “What if we have made him cross,
And I be the offender!”
“Nay, nay” they cried “he will not chide
“The Master's heart is tender”.
 
 


ĐỀ TỪ CHO CUỐN “THẾ GIỚI ĐÃ MẤT”
 
Tôi đã xong kế hoạch nhỏ của mình
Giá mà mang lại được giờ vui vẻ
Cho cậu bé sắp trở thành đàn ông
Hoặc đàn ông một nửa còn cậu bé.
 
Epigraph to “The Lost World”
 
I have wrought my simple plan
If I bring an hour of joy
To the boy who's half a man
Or the man who's half a boy.

Thơ Isaac Rosenberg

 


Isaac Rosenberg (25 tháng 11 năm 1890 – 1 tháng 4 năm 1918) – nhà thơ và họa sĩ Anh. Một trong những nhà thơ Anh nổi tiếng nhất – những người đã chứng kiến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
 
Tiểu sử
Isaac Rosenberg sinh ra trong một gia đình Do Thái nghèo, những người đã trốn sang Anh từ Đế quốc Nga vì sợ bị truy sát. Năm 1897, gia đình chuyển đến Stepney, một quận nghèo của Luân Đôn và có cộng đồng Do Thái lớn. Ông theo học trường Thánh Paul nhưng vào năm 1904, vì nghèo, ông bỏ học và đi học làm thợ khắc. Thời gian này ông bắt đầu làm thơ.
 
Rosenberg đã phản ứng tiêu cực với Chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy nhiên, do thất nghiệp vào mùa thu năm 1915, ông buộc phải tình nguyện nhập ngũ. Trong một bức thư, Rosenberg mô tả thái độ của mình đối với chiến tranh, “Tôi không bao giờ gia nhập quân đội vì lý do yêu nước. Không gì có thể biện minh cho chiến tranh. Tôi cho rằng tất cả chúng ta phải chiến đấu là để vượt qua rắc rối”.
 
Tháng 6 năm 1916, Isaac Rosenberg được cử đến Mặt trận phía Tây nước Pháp. Là một lính quèn, ông buộc phải làm những công việc bẩn thỉu nhất trong chiến tranh, trải qua những khó khăn gian khổ nhất. Tuy nhiên, sự khao khát sáng tạo càng mạnh mẽ hơn. Trong những lúc rảnh rỗi, nhà thơ thường tìm một ngọn nến, một cây bút chì và những nét vẽ nguệch ngoạc trên những mảnh giấy kiếm được, phản ánh hiện thực khắc nghiệt của đời sống ở chiến trường. Theo các nhà nghiên cứu, những bài thơ “chiến hào” của Rosenberg là những bài thơ sáng giá nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
 
Tháng 3 năm 1918, nhà thơ xin chuyển đến tiểu đoàn Do Thái ở Lưỡng Hà. Cơ hội để tìm thấy chính mình trong những vùng đất cổ xưa trong Kinh Thánh đã thúc đẩy ông sáng tác một số bài thơ liên quan đến chủ đề Cựu Ước. 
 
Tuy nhiên, giấc mơ đến thăm vùng Đất Thánh của nhà thơ đã không thành hiện thực. Isaac Rosenberg bị giết vào ngày 1 tháng 4 năm 1918 khi tuần tra hàng rào thép gai vào ban đêm và được chôn trong một ngôi mộ tập thể. Một thập kỷ sau, hài cốt của ông được xác định danh tính và được cải táng tại một nghĩa trang ở Saint-Laurent-Blangy (miền Bắc nước Pháp). Ngôi sao của David và dòng chữ “Họa sĩ và nhà thơ” được khắc trên bia mộ của ông.
 
3 bài thơ


 
NGƯỜI LÍNH SẮP CHẾT
 
“Nhà tôi ở gần đây – anh rên rỉ –
Tôi muốn về, nhưng đầu óc quay cuồng”.
Sau đó là những tiếng nổ xung quanh
Tiếng đạn pháo, tiếng mìn vang ầm ĩ.
 
Anh thở hổn hển một cách khó nhọc
“Người của ta đang bắn súng, nổ mìn…
Nước, cho tôi xin nước… cho tôi xin!
Một người lính của nước Anh đang chết”.
 
“Chúng tôi không thể cho anh uống nước
Nước Anh trong từng hơi thở của anh”.
“Nước, cho tôi xin nước… cho tôi xin!”
Người lính kêu xong ngã lăn ra chết.
 
The Dying Soldier
 
"Here are houses," he moaned,
"I could reach, but my brain swims."
Then they thundered and flashed,
And shook the earth to its rims.
 
"They are gunpits," he gasped,
"Our men are at the guns.
Water!... Water!... Oh, water!
For one of England's dying sons."
 
"We cannot give you water,
Were all England in your breath."
"Water!... Water!... Oh, water!"
He moaned and swooned to death.
 
 


NHỮNG NGƯỜI BẤT TỬ
 
Tôi đã giết, nhưng họ không hề chết
Bởi vì tôi không ngủ được hằng đêm
Tôi mất sự bình yên trong tâm hồn
Không tự bảo vệ và không trốn thoát.
 
Tôi lao vào cuộc chiến tranh vô ích
Máu những con người vấy đỏ bàn tay
Họ nằm xuống rồi lại đứng dậy ngay
Họ hồi sinh còn kinh hoàng hơn trước.
 
Tôi đã giết trong điên cuồng máu đổ
Giết cho đến khi sức lực không còn
Giờ quay về hỏi tội, họ hồi sinh
Vì cái chết là niềm vui của quỉ.
 
Xưa tôi nghĩ quỉ sứ thường lẩn trốn
Trong nụ cười phụ nữ với rượu vang
Tôi gọi chúng là Balzebub, Satan
Giờ tôi gọi chúng là con rệp bẩn.
 
The Immortals
 
I killed them, but they would not die.
Yea! all the day and all the night
For them I could not rest or sleep,
Nor guard from them nor hide in flight.
 
Then in my agony I turned
And made my hands red in their gore.
In vain - for faster than I slew
They rose more cruel than before.
 
I killed and killed with slaughter mad;
I killed till all my strength was gone.
And still they rose to torture me,
For Devils only die in fun.
 
I used to think the Devil hid
In women’s smiles and wine’s carouse.
I called him Satan, Balzebub.
But now I call him, dirty louse.
 
 
NGƯỜI DO THÁI
 
Tôi, người Do Thái – con cháu của Mô-sê
Một ngọn đèn trong máu tôi thắp sáng
Mười quy tắc bất biến, một mặt trăng
Dành cho những người bị mất ánh sáng.
 
Và mọi người, dù màu da khác nhau
Nhưng đều giống nhau – một dòng máu đỏ
Giữ thủy triều mà Mô-sê cai trị.
Thì tại sao người ta nhạo cười tôi?
 
The Jew
 
Moses, from whose loins I sprung,
Lit by a lamp in his blood
Ten immutable rules, a moon
For mutable lampless men.
 
The blonde, the bronze, the ruddy,
With the same heaving blood,
Keep tide to the moon of Moses.
Then why do they sneer at me?
 

Thơ Alfred Austin

 


Alfred Austin (30 tháng 5 năm 1835 – 2 tháng 6 năm 1913) – nhà thơ, nhà văn Anh, người được bổ nhiệm làm “Nhà thơ Hoàng gia” (Poet Laureate) năm 1896, sau cái chết của nhà thơ Alfred Tennyson.
 
Tiểu sử
Alfred Austin sinh ở Headingley, gần Leeds ngày 30 tháng 5 năm 1835 trong một gia đình Công giáo La Mã. Cha, Joseph Austin, là một thương gia ở Leeds, mẹ là em gái của kỹ sư Joseph Locke, Nghị viên của Honiton. Ông học tại các trường Cao đẳng Stonyhurst và Oscott, tốt nghiệp Đại học London năm 1853. Ông trở thành luật sư vào năm 1857 nhưng sau khi thừa kế một gia tài từ người chú, ông đã từ bỏ sự nghiệp luật sư của mình cho văn học.
 
Năm 1870 ông in cuốn “The Poetry of the Period” gồm những phê bình nhắm vào Alfred Tennyson, Robert Browning, Matthew Arnold và Algernon Charles Swinburne. Cuốn sách đã gây ra rất nhiều sự chỉ trích. Năm 1881, Austin trở lại làm thơ, viết bi kịch “Savonarola”, tiếp đến là các tập thơ và kịch: “Độc thoại” (Soliloquies, 1882), “Hoàng tử Lucifer” (Prince Lucifer, 1887), “Sự biến đổi của Winckelmann” (The Conversion of Winckelmann, 1897), v.v… 
 
Tôn trọng các quan điểm bảo thủ trong chính trị, ông là biên tập viên của tạp chí “The National Review” trong một số năm, ông viết các bài xã luận cho tờ “The Standard”. Sau cái chết của Tennyson vào năm 1892, không một nhà thơ đương đại nào có thể nhận danh hiệu vinh dự “Nhà thơ Giải thưởng” (hay Nhà thơ Hoàng gia – Poet Laureate), ngoại trừ Swinburne và William Morris, những người không được xem xét vì những lý do khác. Trong nhiều năm, người đoạt giải “Nhà thơ Hoàng gia” không được bổ nhiệm. Một số nhà thơ đã nộp đơn cho vị trí này nhưng cuối cùng Austin đã được chọn vào năm 1896 sau khi Morris từ chối. Là một nhà thơ đoạt giải, các tác phẩm của ông dành cho một số sự kiện nhất định đã bị chỉ trích vì sự thù địch, chẳng hạn như bài thơ viết năm 1896 ca ngợi Jameson Reid.
 
Thơ và văn xuôi hay nhất của Austin luôn có một tình yêu thiên nhiên chân thành. Năm 1903, vở kịch “Trận Flodden” (Flodden Field) của Austin được dàn dựng tại Nhà hát Hoàng gia ở London.
 
Austin qua đời không rõ nguyên nhân tại Swinford Old Manor, Hothfield, gần Ashford, Kent, nơi ông đã bị ốm một thời gian trước đó.
 
3 bài thơ
 


BA NGÔI CỦA TÌNH YÊU
 
Ta gọi tâm hồn, thể xác và trái tim
Trong tình yêu – đấy là ba trong một
Chúng khác nhau, nhưng không hề tách biệt
Không xấu hổ với tình cảm của mình
Kết hợp chúng như lửa, than và nhiệt.
 
Không phải tình, nếu ai trao thể xác
Mà thiếu trái tim, hoặc ai đó trao hồn
Mà chằng trao thân. Tình là kết hợp
Tình cao như trời, tình sâu như vực
Rộng như không khí, như cả hành tinh.
 
Love's Trinity
 
Soul, heart, and body, we thus singly name,
Are not in love divisible and distinct,
But each with each inseparably link'd.
One is not honour, and the other shame,
But burn as closely fused as fuel, heat, and flame.
 
They do not love who give the body and keep
The heart ungiven; nor they who yield the soul,
And guard the body. Love doth give the whole;
Its range being high as heaven, as ocean deep,
Wide as the realms of air or planet's curving sweep.
 
 


SỰ MÙ QUÁNG CỦA TÌNH YÊU
 
Giờ tôi hiểu rằng tình tôi mù quáng
Không nhìn ra vẻ đẹp ở trần gian
Không ánh sáng, không đời, không hy vọng
Không niềm vui khi em ở xa anh.
 
Không có em – u ám giữa trời xanh
Mùa hè giống như mùa thu lá đổ
Tiếng vàng anh thành tiếng kêu của quạ
Trong đủ đầy lại thiếu thốn với anh.
 
Nhưng hễ nghe tiếng bước chân trong đêm
Trên nỗi đau ánh bình minh tỏa sáng
Tiếng chim hót xua màn đêm u ám
Cả đất trời dường như rộng dài hơn.
 
Mặt đất nở hoa, và anh hiểu rằng
Tất cả tuyệt vời trong vẻ đẹp của em.
 
Love's Blindness
 
Now do I know that Love is blind, for I
Can see no beauty on this beauteous earth,
No life, no light, no hopefulness, no mirth,
Pleasure nor purpose, when thou art not nigh.
 
Thy absence exiles sunshine from the sky,
Seres Spring's maturity, checks Summer's birth,
Leaves linnet's pipe as sad as plover's cry,
And makes me in abundance find but dearth.
 
But when thy feet flutter the dark, and thou
With orient eyes dawnest on my distress,
Suddenly sings a bird on every bough,
The heavens expand, the earth grows less and less,
 
The ground is buoyant as the ether now,
And all looks lovely in thy loveliness.
 
 


MINH TRIẾT CỦA TÌNH YÊU
 
Bây giờ ta đã đến đỉnh của tình
Ta chia tay và không còn đi tiếp
Thà chết hơn rơi từ cao xuống thấp
Đang mạnh mẽ để yếu dần yếu dần.
 
Ta đã tìm ra tất cả rồi em
Đã chứng minh nhiều hơn không cần nữa
Và chỉ rồi đây thời gian có thể
Dạy cho ta giữ hơi ấm của tình.
 
Không thể giữ tình cao hơn lúc này
Thì chúng mình cùng thở phào nhẹ nhõm
Một lần trong đời niềm vui đã nếm
Sẽ là gì nếu cố giữ tình theo?
 
Cho xin thêm nụ hôn của đất trời
Rồi ai theo đường người nấy mà thôi.
 
Love's Wisdom
 
Now on the summit of Love's topmost peak
Kiss we and part; no further can we go:
And better death than we from high to low
Should dwindle or decline from strong to weak.
 
We have found all, there is no more to seek;
All have we proved, no more is there to know;
And time could only tutor us to eke
Out rapture's warmth with custom's afterglow.
 
We cannot keep at such a height as this;
For even straining souls like ours inhale
But once in life so rarefied a bliss.
What if we lingered till love's breath should fail!
 
Heaven of my Earth! one more celestial kiss,
Then down by separate pathways to the vale.
 

Thơ Arthur William Symons

 


Arthur William Symons (28 tháng 2 năm 1865 – 22 tháng 1 năm 1945) – nhà thơ, nhà phê bình, dịch giả người Anh.
 
Tiểu sử
Arthur Symons sinh ở Milford Haven, xứ Wales. Cha ông là một nhà tu hành nên gia đình thường xuyên thay đổi nơi ở. Ông được giáo dục tại nhà, một thời gian dài sống ở Ý và Pháp. Ông xuất bản lần đầu trên báo in năm 1882. Tại Paris, ông gặp và làm quen với Verlaine, Mallarmé, Huysmans. Ông là thành viên của tòa soạn tạp chí Athenaeum (từ năm 1891) và tờ Tuần báo Thứ Bảy (Saturday Review) ở Luân Đôn. Ông từng tổ chức một chuyến thuyết trình về Verlaine ở Anh (1893), thăm nhà tù Oscar Wilde (1895). Năm 1895-1896, cùng với Aubrey Beardsley và Leonard Smithers, ông xuất bản tạp chí Savoy, là nơi in các tác phẩm của W.B. Yeats, Joseph Conrad, J.B. Shaw. Ông cũng đã dịch một số tác phẩm của Gabriele D'Annunzio từ tiếng Ý và dịch Émile Verhaeren từ tiếng Pháp. 
 
Năm 1909, khi đi du lịch ở Ý ông đã bị suy sụp tinh thần nghiêm trọng ở Bologna, sau đó ông viết rất ít. Năm 1930, cuốn “Tự truyện” (Confessions: A Study in Pathology) của ông được xuất bản, nhà văn nói về căn bệnh của mình và cách chữa trị.
 
Arthur Symons qua đời ngày 22 tháng 1 năm 1945 vì bệnh viêm phổi.
 
3 bài thơ
 


CÁI ĐẸP THỜI HIỆN ĐẠI
 
Tôi là ngọn đuốc và chẳng lẽ lại muộn phiền
Nếu con thiêu thân chết vì tôi? Tôi là lửa cháy
Bằng vẻ đẹp, tôi đốt cháy những gì đang nhìn
Nhưng không hề thấy có niềm vui hay xấu hổ
Tôi sống bằng ngọn lửa, còn đối với đàn ông
Được chết vì tôi là ước mong của họ.
 
Tôi là Iđơn, tôi là Helen và mắt tôi nhìn
Thành Troy cháy lên, bao chiến binh ngã xuống
Thế giới là tấm gương của tôi, và thời gian
Là hơi thở của tôi trên kính, còn đàn ông
Xưa nay vẫn trong sung sướng và tuyệt vọng
Bập bẹ, thì thầm những lời lẽ yêu thương.
 
Tôi vẫn sống và bất tử, trên môi tôi, trong mắt
Là những niềm vui, nỗi khổ của trần gian
Chúng hòa quyện để làm cho tôi khôn ngoan
Nhưng bây giờ là ngày tối tăm vì nhật thực
Ở đâu rồi những ai vẫn sống vì sắc đẹp
Tôi vẫn là đuốc, nhưng những con thiêu thân?
 
Modern Beauty
 
I am the torch, she saith, and what to me
If the moth die of me? I am the flame
Of Beauty, and I burn that all may see
Beauty, and I have neither joy nor shame.
But live with that clear light of perfect fire
Which is to men the death of their desire.
 
I am Yseult and Helen, I have seen
Troy burn, and the most loving knight lies dead.
The world has been my mirror, time has been
My breath upon the glass; and men have said,
Age after age, in rapture and despair,
Love’s poor few words, before my image there.
 
I live, and am immortal; in my eyes
The sorrow of the world, and on my lips
The joy of life, mingle to make me wise;
Yet now the day is darkened with eclipse:
Who is there lives for beauty? Still am I
The torch, but where’s the moth that still dares die?
 
 


TÌNH YÊU VÀ GIẤC NGỦ
 
Tôi cho nỗi buồn đi ngủ
Tình yêu đã ngủ yên.
Còn kẻ thường làm tôi buồn
Bây giờ đang nức nở.
 
Tôi đã yêu và đã quên
Về những ngày buồn đó
Tình khuyên tôi như thế
Nhưng tình không thể nào quên.
 
Tình yêu buộc tôi lên đường
Đi tìm tình yêu khác
Nhưng con đường kỳ quặc
Ai mà hiểu được tình.
 
Giờ nước mắt tôi không còn
Tình vẫn đang nức nở.
Trong tiếng rì rào biển cả
Tình đã ngủ yên.
 
Love And Sleep
 
I have laid sorrow to sleep;
Love sleeps.
She who oft made me weep
Now weeps.
 
I loved, and have forgot,
And yet
Love tells me she will not
Forget.
 
She it was bid me go;
Love goes
By what strange ways, ah! no
One knows.
 
Because I cease to weep,
She weeps.
Here by the sea in sleep,
Love sleeps.
 
 


NHỮNG GIẤC MƠ
 
I
Yêu trong mơ và nhớ về em khi thức dậy
Như kẻ đã chết nơi địa ngục mơ thấy thiên đường
Hãy quên buổi chia tay nhé – những giấc mơ xinh
Không thì em cũng sẽ nhớ về người ấy.
 
II
Tôi vui mừng dựng giữa hai ta một thành Rôm
Một kỳ quan chống lại những niềm vui nhân thế
Thành Rôm đã chinh phục nhân gian bằng trí tuệ
Thì hãy dạy cho tôi chinh phục trái tim mình.
 
Dreams
 
I
To dream of love, and, waking, to remember you:
As though, being dead, one dreamed of heaven, and woke in hell.
At night my lovely dreams forget the old farewell:
Ah! wake not by his side, lest you remember too!
 
II
I set all Rome between us: with what joy I set
The wonder of the world against my world's delight!
Rome, that hast conquered worlds, with intellectual might
Capture my heart, and teach my memory to forget!
 

Thơ Charles Mackay

 


Charles Mackay (27 tháng 3 năm 1814 - 24 tháng 12 năm 1889) – nhà thơ, nhà báo và nhạc sĩ người Scotland.
 
Tiểu sử
Charles Mackay sinh ngày 27 tháng 3 năm 1814 tại Perth, Scotland. Mẹ ông mất ngay sau khi ông chào đời, cha ông lúc đầu phục vụ trong lực lượng bộ binh và sau đó là một sĩ quan hải quân. Charles học tại Trường Caledonian Asylum ở Luân Đôn và sau đó là ở Brussels nhưng phần lớn thời tuổi trẻ ông sống ở Pháp.
 
Trở về Luân Đôn năm 1834 ông tham gia vào ngành báo chí, làm việc cho tờ “Morning Chronicle” từ năm 1835 đến năm 1844. Năm 1848 Mackay làm việc cho tờ “The Illustrated London News” và năm 1852 trở thành tổng biên tập của tờ báo này.
 
Năm 1834 Charles xuất bản tuyển tập “Bài hát và thơ”. Năm 1841, ông xuất bản tác phẩm kinh điển và nổi tiếng nhất của mình “Extraordinary Popular Delusions and the Madness of Crowds”. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “Lịch sử London” và cuốn tiểu thuyết lịch sử về nước Anh nguyên thủy “Longbeard” (1850).
 
Con gái của ông, Marie Mackay là nữ nhà văn Marie Corelli.
 
2 bài thơ
 


KHÔNG CÓ KẺ THÙ
 
Bạn nói rằng bạn không có kẻ thù?
Khoe điều này tôi thấy thương cho bạn
Sống trong đời này như trong cuộc chiến
Không thể nào thiếu những kẻ không ưa
Bạn phải có. Còn nếu không có thù
Bạn đã sống cuộc đời này phí uổng.
 
Bạn không đánh kẻ phản bội vào hông
Bạn còn dâng rượu ngon cho thằng khốn
Bạn chưa bao giờ biến sai thành đúng
Thì tôi tin bạn là một thằng hèn.
 
You Have No Enemies
 
YOU have no enemies, you say?
Alas! my friend, the boast is poor;
He who has mingled in the fray
Of duty, that the brave endure,
Must have made foes! If you have none,
Small is the work that you have done.
 
You've hit no traitor on the hip,
You've dashed no cup from perjured lip,
You've never turned the wrong to right,
You've been a coward in the fight.
 
 


THIÊN ĐƯỜNG VÀ ĐỊA NGỤC
 
Thiên đường là nơi chốn hay trạng thái của tâm hồn?
Ta cứ để cho Kinh nghiệm cổ xưa lên tiếng
Địa ngục xuất phát từ lòng Thù hận
Còn Yêu thương tạo dựng chốn Thiên đường.
 
Heaven and Hell
 
Is Heaven a place, or state of mind?
Let Old experience tell,
Love carries Heaven where’er it goes,
And Hatred carries Hell.


Thơ Jane Taylor

 


Jane Taylor (23 tháng 9 năm 1783 – 13 tháng 4 năm 1824) – nhà thơ, nhà văn Anh, người viết lời cho bài hát “Twinkle, Twinkle, Little Star” (Cứ nhấp nháy nữa đi ngôi sao nhỏ) nổi tiếng.

 
Sinh ra tại Luân Đôn, là con gái của thợ khắc Isaac Taylor (1759–1829). Năm 1786, gia đình Taylor chuyển đến Lavenham, Suffolk, và mười năm sau đó đến Colchester. Jane là một đứa trẻ hiếu động và ngay từ thời thơ ấu đã biết làm thơ. Năm 1804 – 1805 cùng với cô chị Ann Taylor và có thể là còn một vài người khác nữa in hai tập thơ có tên gọi “Original Poems for Infant Minds” dành cho trẻ em. Cuốn sách đã được phổ biến rộng rãi và lâu dài, được tái bản nhiều lần và được dịch sang tiếng Đức, Hà Lan và Nga.
 
Jane Taylor qua đời vào ngày 13 tháng 4 năm 1824 vì bệnh ung thư vú ở tuổi 40. Bà được chôn cất tại nhà thờ Ongar ở Essex. Sau khi bà qua đời, anh trai của bà là Isaac đã tập hợp nhiều tác phẩm của bà đưa vào cuốn “The Writings of Jane Taylor” gồm 5 tập.
 
2 bài thơ
 


NGÔI SAO
 
Cứ nhấp nháy nữa đi ngôi sao nhỏ
Ta không biết em trên đó là ai!
Chỉ biết rằng cao lắm ở trên trời
Như một viên kim cương trong đêm tối!
 
Khi mặt trời vừa bắt đầu đi ngủ
Khi không còn ánh sáng giữa bầu trời
Thì ánh lửa của em chiếu khắp nơi
Cứ nhấp nháy suốt đêm ngôi sao nhé.
 
Người lữ hành trên đường trong đêm tối
Biết ơn em vì tia lửa nhỏ này
Người sẽ chẳng thấy đường để bước đi
Nếu tia lửa của em không nhấp nháy.
 
Em không nghỉ giữa trời đêm như vậy
Thường xuyên nhìn qua rèm cửa nhà tôi
Tôi không làm sao nhắm đôi mắt này
Cho đến mai khi mặt trời quay lại.
 
Tia lửa nhỏ ánh lên trong đêm tối
Em ban ơn, em soi sáng cho người
Mặc dù tôi không biết em là ai
Cứ nhấp nháy nữa đi ngôi sao nhỏ.
 
The star
 
Twinkle, twinkle, little star,
How I wonder what you are!
Up above the world so high,
Like a diamond in the sky!
 
When the blazing sun is gone,
When he nothing shines upon,
Then you show your little light,
Twinkle, twinkle, all the night.
 
Then the traveller in the dark,
Thanks you for your tiny spark,
He could not see which way to go,
If you did not twinkle so.
 
In the dark blue sky you keep,
And often through my curtains peep,
For you never shut your eye,
Till the sun is in the sky.
 
As your bright and tiny spark,
Lights the traveller in the dark,—
Though I know not what you are,
Twinkle, twinkle, little star.
 
 


BÔNG HOA TÍM
 
Trong bóng mát màu xanh
Có một bông hoa tím
Mái đầu hoa cúi xuống
Như trốn ánh mắt nhìn.
 
Bông hoa đẹp tuyệt trần
Còn hơn hoa hồng đỏ
Thế mà trốn ở đó
Thay vì mọc trong vườn.
 
Dường như hoa hài lòng
Với sắc màu giản dị
Tỏa mùi hương dịu nhẹ
Lặng lẽ trong bóng râm.
 
Tôi thường đi ra đồng
Nhìn bông hoa xinh đẹp
Cũng là cách để học
Sự khiêm tốn cho mình.
 
The violet
 
Down in a green and shady bed,
A modest violet grew,
Its stalk was bent, it hung its head,
As if to hide from view.
 
And yet it was a lovely flower,
Its colours bright and fair;
It might have graced a rosy bower,
Instead of hiding there,
 
Yet there it was content to bloom,
In modest tints arrayed;
And there diffused its sweet perfume,
Within the silent shade.
 
Then let me to the valley go,
This pretty flower to see;
That I may also learn to grow
In sweet humility.