Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Thơ Leigh Hunt

 


James Henry Leigh Hunt (19 tháng 10 năm 1784 – 28 tháng 8 năm 1859 – nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học người Anh. Leigh Hunt là bạn thân và là người xuất bản thơ của Shelley và Keats.
 
Tiểu sử
Leigh Hunt sinh ngày 19 tháng 10 năm 1784 tại Southgate gần London trong một gia đình linh mục. Ông theo học tại một trường dòng ở Luân Đôn nhưng không vào được trường đại học vì có vấn đề trong việc phát âm.
 
Leigh Hunt đã dành phần lớn cuộc đời của mình ở Luân Đôn và sớm quyết định cống hiến cuộc đời mình cho văn học. Bắt đầu với tập thơ “Juvenilia” (1801), sau đó ông nhận bất kỳ công việc nào về văn học mà mang lại cho ông thu nhập. Một giai đoạn nổi tiếng nhất trong tiểu sử của Hunt là chuyến đi đến Ý (1822-1825), nơi ông được Shelley và Byron mời sang để phụ trách công việc xuất bản tạp chí “Liberal”. Hunt đã từng là biên tập viên của mười một tờ tạp chí định kỳ. Là một nhà phê bình, ông sớm và nhiệt tình cổ vũ thơ của Keats, Shelley, Tennyson và các nhà thơ khác.
 
Leigh Hunt mất ngày 28 tháng 8 năm 1859 tại Wandsworth, Luân Đôn. Ông được chôn cất tại Nghĩa trang Kensal Green. Con trai ông, Thornton Lee Hunt (1810-1873) là biên tập viên đầu tiên của tờ “The Daily Telegraph” nổi tiếng.
 
3 bài thơ
 


ABOU BEN ADHEM
 
Abou Ben Adhem (Cầu cho bộ tộc ông!)
Một hôm dậy từ giấc mơ sâu thẳm
Ông thấy ánh trăng tràn ngập khắp phòng
Dường như bông hoa huệ đang tỏa sáng
Một thiên thần viết trong cuốn sách vàng.
 
Adhem lấy hết can đảm của mình
Trước hiện diện của thiên thần, ông nói:
“Hỡi thiên thần, ngươi viết gì trong đấy?”
Thiên thần nhẹ nhàng ngẩng mái đầu lên
Và trả lời: “Tên những người yêu Chúa”.
 
“Có tôi không?” – “Tên bạn không ở đấy” –
Thiên thần nói, nhưng Adhem không buồn
Và ông đề nghị: “Xin thần làm ơn
Viết rằng tôi yêu anh em đồng loại”.
 
Thiên thần viết xong bay vào đêm đen
Rồi thiên thần bay đến vào đêm khác
Mang danh sách được Chúa Trời ban phước
Ô hô! Tên Ben Adhem nằm ở đầu tiên.
 
Abou Ben Adhem
 
Abou Ben Adhem (may his tribe increase!)
Awoke one night from a deep dream of peace,
And saw, within the moonlight in his room,
Making it rich, and like a lily in bloom,
An angel writing in a book of gold:-
 
Exceeding peace had made Ben Adhem bold,
And to the presence in the room he said,
'What writest thou?' - The vision raised its head,
And with a look made of all sweet accord,
Answered 'The names of those who love the Lord.'
 
'And is mine one?' said Abou. 'Nay, not so,'
Replied the angel. Abou spoke more low,
But cheerly still; and said 'I pray thee then,
Write me as one that loves his fellow-men.'
 
The angel wrote, and vanish'd. The next night
It came again with a great wakening light,
And showed the names whom love of God had bless'd,
And lo! Ben Adhem's name led all the rest.
  


GỬI CHÂU CHẤU VÀ DẾ MÈN
 
Châu chấu nhảy trên cỏ xanh đầy nắng
Giữa trưa hè vẫn chịu khó lang thang
Trong khi ong nấp trong tổ của mình
Thì châu chấu vẫn không ngừng lên tiếng.
 
Còn dế mèn giống như người ở ẩn
Chỉ thích ở nơi ấm áp của mình
Tiếng dế vang lên trong buổi bình minh
Và buổi tối rồi đi vào giấc mộng.
 
Hai bạn nhỏ có những điều rất giống
Là chân thành cống hiến cho thiên nhiên
Một – sống trong nhà, một – ở ngoài đồng
Nhưng giống nhau ở niềm vui mang đến.
 
Hát cho đời bằng tất cả tấm lòng
Trong nhà, ngoài trời, mùa hè, mùa đông.
 
To the Grasshopper and the Cricket
 
Green little vaulter in the sunny grass,
Catching your heart up at the feel of June,
Sole voice that′s heard amidst the lazy noon,
When even the bees lag at the summoning brass;
 
And you, warm little housekeeper, who class
With those who think the candles come too soon,
Loving the fire, and with your tricksome tune
Nick the glad silent moments as they pass;
 
Oh sweet and tiny cousins, that belong
One to the fields, the other to the hearth,
Both have your sunshine; both, though small, are strong
At your clear hearts; and both were sent on earth
 
To sing in thoughtful ears this natural song:
Indoors and out, summer and winter - Mirth.
 
 


JENNY HÔN TÔI
 
Lần chúng tôi gặp gỡ
Jenny ôm hôn tôi
Nhảy phắt từ ghế ngồi
Hôn tôi không kịp thở.
 
Nói rằng tôi mệt mỏi
Rằng sức khỏe không còn
Rằng tôi già, nhưng thêm
Jenny hôn tôi nữa.
 
Jenny Kissed Me
 
Jenny kissed me when we met,
Jumping from the chair she sat in;
Time, you thief, who love to get
Sweets into your list, put that in!
 
Say I'm weary, say I'm sad,
Say that health and wealth have missed me,
Say I'm growing old, but add,
Jenny kissed me.
 


Thơ Edward Thomas

 


Edward Thomas (3 tháng 3 năm 1878 – 9 tháng 4 năm 1917) – nhà văn, nhà thơ Anh.
 
Tiểu sử
Edward Thomas thường được coi là một nhà thơ chiến tranh, mặc dù rất ít bài thơ của ông đề cập trực tiếp đến kinh nghiệm chiến tranh và sự nghiệp thơ ca của ông chỉ đến sau khi ông đã là một nhà văn và nhà phê bình văn học thành danh. Năm 1915 ông gia nhập Quân đội Anh, chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất và bị giết trong trận Arras năm 1917, ngay sau khi ông đến Pháp.
 
Edward Thomas là một trong 16 nhà thơ của Chiến tranh Thế giới Thứ nhất được liệt kê trên một tấm bảng ở “Góc Thi Sĩ” của Tu viện Westminister. Thơ của Edward Thomas kết hợp các chủ đề quân sự với những mô tả về cảnh đẹp ở nông thôn.
 
2 bài thơ
 


CÚ VỌ
 
Tôi đi xuống trong hoàng hôn cháy đỏ
Bụng đói và cơn gió lạnh thấu xương
Đói và lạnh nhưng bỗng nhiên vui mừng
Khi tôi nhìn thấy bên đường quán trọ.
 
Tôi lấy rượu, sưởi ấm bên bếp lửa
Chìm vào âm thanh của lá mơ màng
Nhưng đánh thức tôi vào lúc nửa đêm
Tiếng cú vọ kêu sao mà sầu não.
 
Dường như nghe ra trong lời của cú
Nhắc tôi về một tòa án lương tâm
Rằng tôi tìm nơi ẩn náu trong đêm
Còn những người khác chắc gì có thể.
 
Đồ ăn của tôi trở nên mặn quá
Khi tôi nghe tiếng cú vọ trong đêm
Rằng những đồng đội đang ngủ ngoài đồng
Bao người lính dưới sao trời lạnh giá.
 
The Owl
 
Downhill I came, hungry, and yet not starved;
Cold, yet had heat within me that was proof
Against the North wind; tired, yet so that rest
Had seemed the sweetest thing under a roof.
 
Then at the inn I had food, fire, and rest,
Knowing how hungry, cold, and tired was I.
All of the night was quite barred out except
An owl’s cry, a most melancholy cry
 
Shaken out long and clear upon the hill,
No merry note, nor cause of merriment,
But one telling me plain what I escaped
And others could not, that night, as in I went.
 
And salted was my food, and my repose,
Salted and sobered, too, by the bird’s voice
Speaking for all who lay under the stars,
Soldiers and poor, unable to rejoice.
 
 


CÂY DƯƠNG LÁ RUNG
 
Những cây dương đứng ở ngã tư đường
Trên những nhà trọ, lò rèn, cửa hàng
Những cây dương suốt ngày đêm trò chuyện
Cây chỉ im trong thời tiết mùa đông.
 
Tiếng đe búa ầm ĩ từ lò rèn
Từ nhà trọ vang lên những tiếng ồn
Và những bài ca mà ai đó hát
Cây đã nghe trong suốt năm mươi năm.
 
Tiếng của cây không chìm trong tiếng ồn
Và trong đêm khi đường phố vắng tanh
Cây vẫn thì thầm dường như mời gọi
Những âm hồn quay trở lại trần gian.
 
Khi đã yên trong quán trọ, lò rèn
Cây trong ánh trăng mờ ảo đêm thanh
Dù đêm giông bão hay đêm chim hót
Vẫn đợi hồn ma trên ngã tư đường.
 
Có thể một mai biến mất tiếng ồn
Thì vẫn còn đâu đó những hàng dương
Dù thơ tôi người ta không còn đọc
Thì vẫn nghe tiếng xào xạc hàng dương.
 
Dù cho gió thổi nhưng lá vẫn còn
Những nhà thơ cũng như những cây dương
Có những nỗi buồn không ai hiểu được
Dù nhiều người không thích những cây dương.
 
Aspens
 
All day and night, save winter, every weather,
Above the inn, the smithy, and the shop,
The aspens at the cross-roads talk together
Of rain, until their last leaves fall from the top.
 
Out of the blacksmith's cavern comes the ringing
Of hammer, shoe, and anvil; out of the inn
The clink, the hum, the roar, the random singing—
The sounds that for these fifty years have been.
 
The whisper of the aspens is not drowned,
And over lightless pane and footless road,
Empty as sky, with every other sound
Not ceasing, calls their ghosts from their abode,
 
A silent smithy, a silent inn, nor fails
In the bare moonlight or the thick-furred gloom,
In tempest or the night of nightingales,
To turn the cross-roads to a ghostly room.
 
And it would be the same were no house near.
Over all sorts of weather, men, and times,
Aspens must shake their leaves and men may hear
But need not listen, more than to my rhymes.
 
Whatever wind blows, while they and I have leaves
We cannot other than an aspen be
That ceaselessly, unreasonably grieves,
Or so men think who like a different tree.
 


Thơ Henry Austin Dobson

 


Henry Austin Dobson (18 tháng 1 năm 1840 – 2 tháng 9 năm 1921) – nhà thơ, nhà văn Anh.
 
Tiểu sử
Austin Dobson sinh tại Plymouth, là con trai cả của George Clarisse Dobson, một kỹ sư xây dựng người gốc Pháp. Khi Dobson lên tám tuổi gia đình chuyển đến Holyhead, cậu bé Dobson học ở Beaumaris, Anglesey.
 
Khi trưởng thành, Dobson bắt đầu nhận thấy mình thích làm thơ. Những buổi tối anh thích ngồi bên cửa sổ ngắm mây trời, những ý tưởng về những sáng tạo trong tương lai bắt đầu nảy ra trong đầu nhà thơ trẻ. Austin Dobson bắt đầu dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi cho công việc này.
 
Cuối năm 1856 Dobson được nhận vào làm việc tại Bộ Thương mại. Ông làm việc rất tốt nên mấy năm sau ông đã được bổ nhiệm làm giám đốc cảng. Năm 1868, Austin Dobson quyết định lập gia đình. Vợ ông,  Frances Mary, là một cô gái xinh đẹp và giỏi giang. Họ bắt đầu có con và ông đã làm mọi cách để chúng được sống sung túc.
 
Ngoài thơ, Austin Dobson còn viết tiểu sử về những nhân vật nổi tiếng như Fielding, Goldsmith, Walpole và Hogarth. Ông ngưỡng mộ những con người này, ngưỡng mộ tài năng và sự sáng tạo của họ.
 
Dobson mất năm 1921 và tang lễ của ông được tổ chức vào ngày 6 tháng 9 tại Nhà thờ St Peter ở Ealing. Ông được chôn cất tại Nghĩa trang Westminster, Middlesex.
 
3 bài thơ
 


BALLAD ĐỒ CỔ
 
Ngày đang tàn như cỏ hoa trong nắng
Năm tháng như dòng nước lững lờ trôi
Tất cả đều qua nhanh hết, than ôi!
Như chiếc lá bay theo làn gió cuốn
Mặt trời mới buổi bình minh chầm chậm
Lại theo đường chân trời cũ đi lên
Thời gian gặt và giờ ta nhặt nhạnh
Những chút gì còn lại sau thời gian!
 
Ta gom nhặt những gì trong quá khứ
Bỏ vào thùng để gió chẳng cuốn đi
Như người keo kiệt không chừa thứ gì
Mà số phận ban cho hàng thế kỷ
Những mảnh vở và những biên niên sử
Những bài thơ, những câu chuyện hoang đường
Những trang phục và những bàn tiệc cũ
Những chút gì còn lại sau thời gian!
 
Ta đi gom nhặt những câu chuyện tình
Những bông hoa trong những khu vườn cổ
Những ghi chép cũ ghi trên ngôi mộ
Những chiến lợi phẩm và những cung tên
Những bộ xương cổ, xác những con thuyền
Những di tích cổ còn trên mặt đất
Tất cả những gì lang thang phiêu bạt
Những chút gì còn lại sau thời gian!
 
LỜI GỬI
 
Những bạn bè quen biết hoặc chưa quen
Trong đêm trước Giáng sinh này xin nhớ
Hãy bảo vệ những gì đang phân rã
Những chút gì còn lại sau thời gian.
 
A Ballad of Antiquaries
 
The days decay as flowers of grass,
The years as silent waters flow;
All things that are depart, alas!
As leaves the winnowing breezes strow;
And still while yet, full-orbed and slow,
New suns the old horizon climb,
Old Time must reap, as others sow:
We are the gleaners after Time!
 
We garner all the things that pass,
We harbour all the winds may blow;
As misers we up-store, amass
All gifts the hurrying Fates bestow;
Old chronicles of feast and show,
Old waifs of by-gone rune and rhyme,
Old jests that made old banquets glow: -
We are the gleaners after Time!
 
We hoard old lore of lad and lass,
Old flowers that in old gardens grow,
Old records writ on tomb and brass,
Old spoils of arrow-head and bow,
Old wrecks of old worlds' overthrow,
Old relics of Earth's primal slime,
All drift that wanders to and fro: -
We are the gleaners after Time!
 
ENVOY
 
Friends, that we know not and we know!
We pray you, by this Christmas chime,
Help us to save the things that go:
We are the gleaners after Time.
 
 
URCEUS EXIT*
 
Tôi định viết tụng ca
Lại thành ra sonnet
Làm điều này theo mốt
Tôi định viết tụng ca
Nhưng Rose đi qua
Đội mũ người Ê-cốt
Tôi định viết tụng ca
Lại thành ra sonnet.
____________
*Những lời này lấy từ cuốn “Nghệ thuật thơ ca” (Ars Poetica) của Horace nói về người thợ gốm định nặn bình lại thành ra chậu.
 
Urceus Exit
 
I INTENDED an Ode,
And it turn'd to a Sonnet
It began a la mode,
I intended an Ode;
But Rose cross'd the road
In her latest new bonnet;
I intended an Ode;
And it turn'd to a Sonnet.
 
 


NỤ HÔN
 
Rose hôn tôi hôm nay
Ngày mai có còn hôn nữa?
Cứ để cho đời như vậy
Rose hôn tôi hôm nay.
Nhưng mà chẳng có niềm vui
Và tôi trở nên buồn bã
Rose hôn tôi hôm nay
Ngày mai có còn hôn nữa?
 
A Kiss
 
Rose kissed me to-day.
Will she kiss me tomorrow?
Let it be as it may,
Rose kissed me today.
But the pleasure gives way
To a savour of sorrow;-
Rose kissed me to-day,-
Will she kiss me tomorrow?


Thơ Katherine Philips

 



Katherine Philips (1 tháng 1 năm 1631 – 22 tháng 6 năm 1664) – nhà thơ, dịch giả người Anh. Bà nổi tiếng với tư cách là dịch giả các vở kịch “Pompée” và “Horace” của Pierre Corneille ra tiếng Anh. Bà được nhiều nhà văn, nhà thơ bao gồm cả John Dryden và John Keats, đánh giá cao.
 
Tiểu sử
Katherine Phillips sinh ở Luân Đôn. Lên 4 tuổi đã đọc Kinh Thánh một cách thành thạo và biết nhiều ngoại ngữ. Năm 1647, lên mười sáu tuổi, cô kết hôn với một nghị sĩ xứ Wales tên là James Phillips, người được cho là 54 tuổi. Tuy nhiên, một tờ giấy đăng ký kết hôn đã chứng minh rằng anh ta chỉ mới 24 tuổi. Cặp đôi có hai người con trong đó có cậu con trai tên là Hector chết sớm. Cái chết của Hector là chủ đề cho một số bài thơ sau này của Philips, chẳng hạn như “Về cái chết của đứa con đầu lòng”.
 
Năm 1662, bà đến Dublin để theo đuổi yêu sách của chồng mình đối với một số bất động sản ở Ireland do những khoản đầu tư tiền tệ trong quá khứ của người cha quá cố vào quân đội Anh. Tại đây bà đã hoàn thành bản dịch vở kịch “Pompée” của Pierre Corneille, được dàn dựng thành công năm 1663 tại Nhà hát Smock Alley và được in thành sách cùng năm ở Dublin và London với tựa đề “Pompey”.
 
Tháng 3 năm 1664 Philips trở về Luân Đôn với bản dịch vở kịch “Horace” của Corneille gần như đã hoàn thành nhưng đã qua đời vì bệnh đậu mùa. Bà được chôn cất tại nhà thờ St Benet Sherehog, nhà thờ này đã bị phá hủy trong trận Đại hỏa hoạn Luân Đôn 1666.
 
2 bài thơ
 


VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐỨA CON ĐẦU LÒNG
 
Tôi lấy chồng đã gần được bảy năm
Rồi cũng sinh được thằng con yêu dấu
Sau bốn chục ngày con không còn nữa
Thật oái oăm niềm vui của người trần!
 
Vừa nhìn thấy con thì con đã mất
Vừa chạm tay đã rụng xuống bông hồng
Nhưng tôi không sợ hãi, không đau buồn
Giống như một bệnh nhân sắp phải chết.
 
Vì đau buồn giúp ích được gì không
Cho cái cảnh trái ngang vì số kiếp?
Nước mắt – nàng thơ, nỗi buồn – nghệ thuật
Tôi viết cho con một khúc bi thương.
 
Tìm một nơi kín đáo mẹ khóc con
Để không ai nhận thấy điều mất mát
Ôi thế gian này bao la bát ngát
Chẳng có lòng thương và thật nhẫn tâm.
 
Mẹ biết đặt gì lên mộ đau buồn
Chỉ những câu thơ bất chấp mọi thứ
Con hãy cất bài thơ này trong mộ
Bài thơ cuối cùng của mẹ đó con.
_____________
*Bài thơ về đứa con trai đầu lòng Hector Philips đã chết sau khi sinh ra 6 tuần. Trên thực tế thì đây không phải là bài thơ cuối cùng của Katherine Philips.
 
On the Death of My First and Dearest Child, Hector Philips
 
Twice forty months in wedlock I did stay,
Then had my vows crowned with a lovely boy.
And yet in forty days he dropped away;
O swift vicissitude of human joy!
 
I did but see him, and he disappeared,
I did but touch the rosebud, and it fell;
A sorrow unforeseen and scarcely feared,
So ill can mortals their afflictions spell.
 
And now (sweet babe) what can my trembling heart
Suggest to right my doleful fate or thee?
Tears are my muse, and sorrow all my art,
So piercing groans must be thy elegy.
 
Thus whilst no eye is witness of my moan,
I grieve thy loss (ah, boy too dear to live!)
And let the unconcerned world alone,
Who neither will, nor can refreshment give.
 
An offering too for thy sad tomb I have,
Too just a tribute to thy early hearse;
Receive these gasping numbers to thy grave,
The last of thy unhappy mother's verse.
 
 


BÀI CA
 
Quả thật, đời ta chỉ là bệnh tật
Chỉ nỗi đau mà cứ ngỡ dễ dàng
Những ngôi sao là hạnh phúc, thành công
Xin hãy nói giùm cho tôi biết
Tại vì sao khó để mà chết
Còn sống thì cũng chẳng giản đơn!
 
Nếu niềm vui bị đánh tráo bằng nỗi buồn
Thì ai trả lại cho ta cuộc sống
Mọi thứ đều do số phận, thời gian
Không còn niềm hy vọng
Không còn mục đích cuộc sống
Ta không coi là gánh nặng của mình.
 
Song
 
'Tis true our life is but a long disease,
Made up of real pain and seeming ease.
You stars, who these entangled fortunes give,
O tell me why
It is so hard to die,
Yet such a task to live!
 
If with some pleasureb we our griefs betray,
It costs us dearer than it can repay,
For time or fortune all things so devours,
Our hopes are crossed,
Or els the object lost,
Ere we can call it ours.
 


Thơ William Makepeace Thackeray

 


William Makepeace Thackeray (18 tháng 7 năm 1811 – 24 tháng 12 năm 1863) – nhà văn, nhà thơ Anh, một bậc thầy về tiểu thuyết hiện thực được công nhận, một trong những tiểu thuyết gia nổi tiếng nhất của thế kỷ 19.
 
Tiểu sử
Thackeray sinh tại Calcutta, Ấn Độ, nơi ông nội và cha của ông phục vụ. Năm 1815 cha của William qua đời, cậu bé được mẹ gửi về Luân Đôn để học. Trong các năm 1822-1828 William học tại trường Charterhouse, một trường quý tộc lâu đời. Cậu bé Thackeray đặc biệt thích đọc những cuốn sách của Defoe, Fielding và Swift. Năm 18 tuổi, William vào học tại Đại học Cambridge nhưng chỉ là sinh viên chưa đầy một năm.
 
Chưa hoàn thành xong việc học, Thackeray đi sang Đức, ông gặp Goethe, sau đó đến Paris để học hội họa. Năm 1832 Thackeray đã sở hữu một số vốn đáng kể nhưng do thua bài nhiều và những nỗ lực để trở thành nhà xuất bản không thành công đã nhanh chóng cướp đi tài sản được thừa kế của ông.
 
Năm 1837 Thackeray kết hôn nhưng cuộc sống gia đình mang lại cho ông nhiều cay đắng do người vợ mắc bệnh tâm thần. Sau khi vợ phải cách ly, Thackeray sống với hai cô con gái (đứa thứ ba chết khi còn nhỏ). Con gái lớn của ông cũng trở thành một nhà văn.
 
Cuốn “Hội chợ phù hoa” (Vanity Fair) xuất bản năm 1847-1848 trở thành tác phẩm đầu tiên được ký tên thật của tác giả (trước đó ông chỉ dùng bút danh). Cuốn tiểu thuyết này trở thành thành tựu đỉnh cao của ông, mang lại cho ông danh tiếng, tài chính và nâng cao địa vị xã hội của ông. “Hội chợ phù hoa” đã mở ra cánh cửa vào xã hội thượng lưu cho Thackeray.
 
Sau “Hội chợ phù hoa” ông tiếp tục xuất bản các tiểu thuyết: Pendennis (1848-50); “Lịch sử về Henry Esmond” (The History of Henry Esmond, 1852); “Gia đình Newcomes” (The Newcomes, 1855) vv… Tuy nhiên, di sản sáng tạo của ông không chỉ bao gồm tiểu thuyết mà rất đa dạng về thể loại. Thackeray là tác giả của những bản ballad và thơ, truyện hài hước, truyện tranh, truyện cổ tích, tiểu luận, truyện nhại. Nhà văn đã thuyết trình ở Anh và Hoa Kỳ, những bài thuyết trình này được sưu tầm và xuất bản thành sách năm 1853 với tên gọi “Những nhà hài hước người Anh thế kỷ 18” (The English Humorists of the Eighteenth Century).
 
William Thackeray chết vì đột quỵ ngày 24 tháng 12 năm 1863 và được chôn cất tại Nghĩa trang Kensal Green ở Luân Đôn. “Denis Duval” là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông vẫn còn dang dở.
 
2 bài thơ
 


NỖI ĐAU CỦA CHÀNG WERTHER
 
Chàng Werther yêu nàng Charlotte
Có lẽ chưa từng ai yêu như thế
Bạn có biết lần đầu chàng gặp gỡ
Khi cô nàng thái bánh mì kẹp bơ.
 
Charlotte là người đã có gia đình
Werther là người đàn ông đạo đức
Chàng không muốn đem điều gì đặt cược
Để làm cho người yêu dấu tổn thương.
 
Chàng thở dài, nức nở, chàng đau buồn
Nhưng niềm đam mê ngày càng sôi sục
Cuối cùng chàng đã tìm ra súng lục
Bắn vào trán mình cho não nổ tung.
 
Charlotte nhìn xác của Werther
Trong tim chàng ngọn lửa tình đã tắt
Nhưng như người đàn bà có giáo dục
Nàng tiếp tục thái bánh mì kẹp bơ.
 
Sorrows of Werther
 
Werther had a love for Charlotte
   Such as words could never utter;
Would you know how he first he met her?
   She was cutting bread and butter.
 
Charlotte was a married lady,
   And a moral man was Werther,
And for all the wealth of Indies,
   Would do nothing for to hurt her.
 
So he sighed and pined and ogled,
   And his passion boiled and bubbled,
Till he blew his silly brains out,
   And no more was by it troubled.
 
Charlotte, having seen his body
   Born before her on a shutter
Like a well-conducted person,
   Went on cutting bread and butter.
 
 


VANITAS VANITATUM*
 
Lời của nhà thông thái, vua Solomon?
(Từ cuốn sách mà tôi luôn thích đọc)
Rằng công việc của loài người rốt cục
Tất cả hư không, thảy đều hư không.
 
Một cuốn sách có bìa được mạ vàng
Mà những học sinh thường dùng để học
Nhưng những lời này là khôn ngoan nhất
Quí giá hơn mọi chân lý trần gian!
 
Chìa khóa của tồn tại chớ đi tìm**
Ở những người Nga, Anh, Pháp, Đức
Trong album có hàng trăm bài viết
Bằng những ngôn ngữ trên khắp hành tinh!
 
Những câu chuyện về cuộc đời con người
Một chuỗi phiêu lưu, biết bao thay đổi
Tuyệt vời hơn biết bao câu chuyện mới
Có biết bao nhiêu biến đổi ở đây!
 
Một loạt những trận thua và trận thắng
Trong số phận đầy những thứ bất ngờ
Sinh và tử, xuống chó và lên voi
Cái thấp hèn trong những điều cao thượng.
 
Bạn nhìn thấy hào quang và sụp đổ
Sự nghiệt ngã trong số phận con người
Nỗi sợ hãi đồng hành khắp mọi nơi
Sự phản bội, dối gian và đau khổ.
 
Người thấp hèn vươn lên cao ra sao
Người cao thượng từ trên cao lộn xuống
Tất cả đều là hư không, phù phiếm
Là mớ bòng bong như một trò đùa!
 
Giữa trang những câu đùa của Janin**
Và trang của Đại sứ từ nước Thổ
Tôi viết tên của mình lên trên đó
Và tôi kết thúc bài giảng của mình.
_____________
*Hư không, thảy đều hư không (tiếng Latin).
**Janin – nhà văn, nhà phê bình và nhà báo Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. William Thackeray viết giữa các trang của Jules Janin và Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuốn album dành cho khách mời của Madame de R., trong đó có chữ ký của các vị vua, hoàng tử, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà ngoại giao, nhà văn và chính khách từ các quốc gia khác nhau.
 
Vanitas Vanitatum
 
How spake of old the Royal Seer?
(His text is one I love to treat on.)
This life of ours he said is sheer
Mataiotes Mataioteton.
 
O Student of this gilded Book,
Declare, while musing on its pages,
If truer words were ever spoke
By ancient, or by modern sages!
 
The various authors' names but note,*
French, Spanish, English, Russians, Germans:
And in the volume polyglot,
Sure you may read a hundred sermons!
 
What histories of life are here,
More wild than all romancers' stories;
What wondrous transformations queer,
What homilies on human glories!
 
What theme for sorrow or for scorn!
What chronicle of Fate's surprises—
Of adverse fortune nobly borne,
Of chances, changes, ruins, rises!
 
Of thrones upset, and sceptres broke,
How strange a record here is written!
Of honors, dealt as if in joke;
Of brave desert unkindly smitten.
 
How low men were, and how they rise!
How high they were, and how they tumble!
O vanity of vanities!
O laughable, pathetic jumble!
 
Here between honest Janin's joke
And his Turk Excellency's firman,
I write my name upon the book:
I write my name—and end my sermon.
______________
*Between a page by Jules Janin, and a poem by the Turkish Ambassador, in Madame de R...’s album, containing the autographs of kings, princes, poets, marshals, musicians, diplomatists, statesmen, artists, and men of letters of all nations.