Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

Thơ Henry Wotton

 

Henry Wotton (30 tháng 3 năm 1568 – tháng 12 năm 1639) – nhà văn, nhà thơ, nhà ngoại giao và chính trị gia người Anh, thành viên của Hạ viện năm 1614-1625. Câu nói nổi tiếng mà ông đã nói khi tới Augsburg năm 1604 để nhận nhiệm vụ, thường được trích dẫn: “Đại sứ là một người trung thực được gửi ra nước ngoài để nói dối vì lợi ích của đất nước mình”.
 
Tiểu sử
Henry sinh tại Bocton, Kent. Ông được học tại Winchester College và New College, Oxford. Hai năm sau chuyển đến Cao đẳng Hoàng gia (Queen's College), nơi ông tốt nghiệp vào năm 1588. Tại Oxford, ông là bạn của Alberico Gentili, sau này là giáo sư luật dân sự, và nhà thơ tương lai John Donne. Khi theo học tại Cao đẳng Hoàng gia, ông đã viết vở kịch Tancredo, bản thảo bị thất lạc, nhưng mối quan tâm chính của ông là khoa học. Trong kỳ thi cuối cùng, ông bảo vệ luận văn “Con mắt” và cho đến cuối đời ông vẫn tiếp tục hứng thú với các thí nghiệm y học.
 
Cha của ông, Thomas Wotton, mất năm 1587, khiến Henry chỉ còn một trăm bảng mỗi năm. Mặc dù vậy, vào năm 1589, Wotton ra nước ngoài để chuẩn bị cho sự nghiệp ngoại giao, và hành trình của ông kéo dài sáu năm.
 
Ông trở lại Anh vào năm 1594, và trong năm tiếp theo được nhận vào công ty luật  Middle Temple. Trong khi ở nước ngoài, thỉnh thoảng ông đã cung cấp cho Robert Devereux, Bá tước thứ 2 của Essex. Nhiệm vụ của ông là cung cấp thông tin tình báo về các vấn đề ở Transylvania, Ba Lan, Ý và Đức. Ông là người may mắn hơn những người khác cùng làm công việc này bởi thời đó rất nhiều người đã bị bắt.
 
Wotton là một trong những “nhà nhân văn Phục hung” cuối cùng trong văn hóa Anh. Một chuyên gia đa năng về ngôn ngữ, triết học, kiến trúc, ông đã mang các tác phẩm của Johannes Kepler và Tycho Brahe từ châu Âu về cho Francis Bacon, giữ những lá thư của John Donne cho hậu thế, là một nhân chứng và người tham gia ngành ngoại giao của Anh vốn phức tạp trong giai đoạn chuyển tiếp của lịch sử châu Âu.
 
3 bài thơ
 


ĐẶC TÍNH CỦA ĐỜI SỐNG HẠNH PHÚC
 
Phước cho ai sinh ra và được học
Không bao giờ làm theo ý người ta
Vũ khí chính là nghĩ suy trung thực
Và sự thật là kỹ năng tối đa!
 
Ai người luôn làm chủ những đam mê
Linh hồn ai sẵn sàng cho cái chết
Đối xử với đời bằng cách chăm sóc
Danh tiếng cộng đồng, hơi thở riêng tư.
 
Ai không nuôi hiềm khích hay ghét ghen
Trước sự thành công của bao người khác
Sống theo đạo đức chứ không phải luật
Những lời khen ngợi dễ làm tổn thương.
 
Ai không hề nghe theo những tin đồn
Lương tâm của mình không đem bán rẻ
Với những kẻ xu nịnh không nhượng bộ
Xét xử người ta không quá lạnh lùng.
Ai mỗi sáng thức dậy lo cầu nguyện
Chỉ hồng ân, không xin xỏ thứ gì
Còn mỗi chiều lại ưa thích trò chuyện
Với cuốn sách Kinh hoặc với bạn bè.
 
– Con người này tự do, không như ai
Hy vọng lên voi, kinh hoàng xuống chó
Là chủ của mình, dù không đất đai
Không có gì nhưng mà có tất cả.
 
The Character of a Happy Life
 
How happy is he born and taught
That serveth not another's will;
Whose armour is his honest thought,
And simple truth his utmost skill!
 
Whose passions not his masters are;
Whose soul is still prepared for death,
Untied unto the world by care
Of public fame or private breath;
 
Who envies none that chance doth raise,
Nor vice; who never understood
How deepest wounds are given by praise;
Nor rules of state, but rules of good;
 
Who hath his life from rumours freed;
Whose conscience is his strong retreat;
Whose state can neither flatterers feed,
Nor ruin make oppressors great;
 
Who God doth late and early pray
More of His grace than gifts to lend;
And entertains the harmless day
With a religious book or friend;
 
—This man is freed from servile bands
Of hope to rise or fear to fall:
Lord of himself, though not of lands,
And having nothing, yet hath all.
 
 

ELIZABETH CỦA BOHEMIA
 
Những vì sao lấp lánh giữa trời đêm
Vẻ đẹp này chưa làm mắt thỏa mãn
Và ánh sáng chẳng qua nhờ số lượng
Giữa trời kia, sao – những kẻ bình thường
Biết làm gì khi mặt trăng xuất hiện?
 
Những loài chim – ca sĩ của núi rừng
Chỉ biết hát những bài ca đơn giản
Trong muôn vàn giọng hát giữa thiên nhiên
Ai còn nhận ra giọng hát bình thường
Hay để ý, khi họa mi lên tiếng?
 
Những bông hoa tím đầu tiên trên đồng
Hoa kiêu hãnh với màu áo của mình
Vẻ tuyệt vời như những nàng trinh nữ
Dường như hoa muốn chiếm trọn mùa xuân
Nhưng làm gì, khi hoa hồng nở rộ?
 
Nếu bạn gặp tình nhân tôi một lần
Vẻ đẹp trí tuệ làm bạn ngạc nhiên
Xứng với ngai vàng, không cần chọn lựa
Bạn sẽ nói: sinh ra mà quyến rũ
Để làm lu mờ hoặc để tôn vinh.
 
Elizabeth of Bohemia
 
You meaner beauties of the night,
That poorly satisfy our eyes
More by your number than your light,
You common people of the skies;
What are you when the moon shall rise?
 
You curious chanters of the wood,
That warble forth Dame Nature’s lays,
Thinking your passions understood
By your weak accents; what’s your praise
When Philomel her voice shall raise?
 
You violets that first appear,
By your pure purple mantles known
Like the proud virgins of the year,
As if the spring were all your own;
What are you when the rose is blown?
 
So, when my mistress shall be seen
In form and beauty of her mind,
By virtue first, then choice, a Queen,
Tell me, if she were not design’d
Th’ eclipse and glory of her kind.
 
 
VĂN BIA CHO HAI NGƯỜI
 
Anh ấy chết trước tiên
Còn cô gắng sống tiếp
Nhưng sống không có anh
Cô không thích và chết.
 
Upon The Death Of Sir Albert Morton's Wife
 
He first deceased; she for a little tried
To live without him, liked it not, and died.
 
 


Trích một số câu nói của Henry Wotton từ tác phẩm
“Chân dung của Dorian Gray” của Oscar Wilde 
 
VỀ CÁI ĐẸP
 
Sắc đẹp là một dạng thiên tài, thậm chí còn cao hơn thiên tài, bởi vì nó không đòi hỏi sự giải thích. Sắc đẹp là một trong những hiện tượng vĩ đại của thế giới chúng ta, như ánh sáng mặt trời, như mùa xuân, như sự phản chiếu trong vùng nước tối của lớp vỏ bạc mà chúng ta gọi là mặt trăng. Sắc đẹp là không thể phủ nhận. Nó có quyền tối cao để cai trị và làm cho những người sở hữu nó trở thành hoàng tử… Đối với tôi, sắc đẹp là một kỳ quan trong những kỳ quan. Chỉ có những người nông cạn mới không đánh giá bằng vẻ ngoài. Bí ẩn thực sự của thế giới là hữu hình chứ không phải vô hình...

=And beauty is a form of genius -- is higher, indeed, than genius, as it needs no explanation. It is of the great facts of the world, like sunlight, or spring-time, or the reflection in dark waters of that silver shell we call the moon. It cannot be questioned. It has its divine right of sovereignty. It makes princes of those who have it.... To me, beauty is the wonder of wonders. It is only shallow people who do not judge by appearances. The true mystery of the world is the visible, not the invisible...
 
 
VỀ SỰ CHUNG THỦY
 
Trong tình yêu, lòng chung thủy hoàn toàn là vấn đề sinh lý, nó không phụ thuộc chút nào vào ý chí của chúng ta. Những người trẻ tuổi muốn chung thủy – và họ không làm thế, những người già muốn thay đổi, nhưng họ thì còn gì! Thế thôi.

=Why, even in love it is purely a question for physiology. It has nothing to do with our own will. Young men want to be faithful, and are not; old men want to be faithless, and cannot: that is all one can say.
 
VỀ HÔN NHÂN
 
Đàn ông cưới vợ vì mệt mỏi, phụ nữ lấy chồng vì tò mò. Và cả hai đều thất vọng.

=Men marry because they are tired; women, because they are curious: both are disappointed.
 
 
VỀ SỰ ĐAU KHỔ
 
Phụ nữ chịu đau khổ dễ dàng hơn đàn ông. Họ sống bằng cảm xúc của mình, và họ chỉ nghĩ về cảm xúc của họ. Họ đi yêu những người yêu chỉ là để có ai đó làm cảnh.

=Women were better suited to bear sorrow than men. They lived on their emotions. They only thought of their emotions. When they took lovers, it was merely to have some one with whom they could have scenes.
 
 
VỀ SỰ NGƯỠNG MỘ
 
Thà ngưỡng mộ người khác còn hơn được ngưỡng mộ. Được ngưỡng mộ là một sự phiền toái. Phụ nữ đối xử với đàn ông chúng ta giống như cách loài người đối xử với các vị thần của họ. Phụ nữ tôn thờ chúng ta và họ làm phiền, liên tục đòi hỏi một cái gì đó.
 
Phụ nữ cho đàn ông những điều quý giá nhất trong cuộc sống.
 
Nhưng họ luôn đòi hỏi nó trở lại. Như một người Pháp dí dỏm đã nói, phụ nữ truyền cảm hứng cho chúng ta làm những kiệt tác nhưng họ luôn ngăn cản chúng ta thực hiện chúng.
 
=But adoring someone is certainly better than being adored. Being adored is a nuisance. You'll discover, Dorian, that women treat us just as humanity treats its gods. They worship us and keep bothering us to do something for them.
 
You must admit that women give men the very gold of their lives.
 
But they invariably want it back in such small change. Women, as a witty Frenchman put it, inspire us with the desire to do masterpieces and always prevent us from carrying them out.
 
 
VỀ NGƯỜI CÓ VĂN HÓA
 
Người có văn hóa không bao giờ hối tiếc rằng anh ta đam mê những thú vui khoái lạc, còn người vô văn hóa thì không biết được khoái lạc là gì.

=A cultured person never repents of indulging in pleasures, and an uncivilized person does not know what pleasure is.
 

Thơ Edward de Vere

 

Edward de Vere, Bá tước thứ 17 của Oxford (12 tháng 4 năm 1550 – 24 tháng 6 năm 1604) là chính khách người Anh, phục vụ trong triều đình của Nữ hoàng Elizabeth I.
 
Ông là đại diện của một trong những gia đình quý tộc lâu đời nhất trong lịch sử nước Anh, người đứng đầu từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 18 giữ danh hiệu Bá tước Oxford. Eduard de Ver mồ côi cha từ năm 12 tuổi và được thừa hưởng danh hiệu Bá tước Oxford từ đó. Ông nhận bằng luật tại Đại học Hoàng gia, và sau đó trở thành Thạc sĩ Nghệ thuật tại Đại học Cambridge và Oxford. Thời trẻ ông du lịch nhiều nơi ở Pháp, Đức và Ý. Trong suốt cuộc đời, ông đã viết nhiều thơ, trường ca và một số vở kịch.
 
Ông trở nên nổi tiếng trong văn hóa đại chúng nhờ một giả thuyết do John Thomas Looney (1870 – 1944) đưa ra vào năm 1920 (Oxfordian theory), trong đó tuyên bố rằng Edward de Vere, Bá tước thứ 17 của Oxford mới chính là tác giả thực sự của những vở kịch của William Shakespeare.
 
2 bài thơ
 

YÊU SỰ LỰA CHỌN CỦA MÌNH
 
Ai dạy trái tim những tiếng thở dài?
Ai dạy lưỡi nói những lời rên rỉ?
Ai cho đôi mắt dòng lệ đầy vơi?
Và ai biến niềm vui thành nỗi khổ?
 
Ai tô màu tái nhợt lên mặt bạn?
Ai đầu tiên phá hỏng giấc ngủ ngon?
Trong triều đình ai đã ban ân sủng?
Và ai khuyên bạn phải sống đàng hoàng?
 
Hãy đứng vững trên chính nghĩa của mình
Coi khinh người đời nhưng không bè bạn
Và ước mong làm mọi thứ đến cùng
Với những gì đam mê cần chịu đựng.
 
Bạn hãy yêu sự lựa chọn của mình
Và chỉ cái chết mới có quyền hành.
 
Love Thy Choice
 
Who taught thee first to sigh, alas, my heart?
Who taught thy tongue the woeful words of plaint?
Who filled your eyes with tears of bitter smart?
Who gave thee grief and made thy joys to faint?
 
Who first did paint with colours pale thy face?
Who first did break thy sleeps of quiet rest?
Above the rest in court who gave thee grace?
Who made thee strive in honour to be best?
 
In constant truth to bide so firm and sure,
To scorn the world regarding but thy friends?
With patient mind each passion to endure,
In one desire to settle to the end?
 
Love then thy choice wherein such choice thou bind,
As nought but death may ever change thy mind.
 
 


TÍNH HAY THAY ĐỔI CỦA PHỤ NỮ
 
Giá như mà phụ nữ luôn trung thực
Yêu thật lòng, không phụ bạc đàn ông
Thì tôi sẽ hoàn toàn chẳng ngạc nhiên
Khi họ bỏ công sức mà chinh phục.
Nhưng những kẻ yếu đuối do trời sinh
Bắt đàn ông phụng sự mình hết sức.
 
Họ cũng không chọn ai mình phụ bạc
Mà từ thần Ánh sáng đến thần Pan
Họ thường thả ra những con chim ưng
Được bay từ tay này sang tay khác.
Ai không coi rằng mình là kẻ ngốc
Thì để chim bay theo ý của mình.
 
Chỉ đến khi mệt mỏi, cảm thấy buồn
Dường như mình đã bị rơi vào bẫy
Khi ta nhận ra những điều gian dối
Ta mệt nhoài, nhớ lại những trò ngông
Và khi đó với chính mình ta nói:
“Những đồ điên! Ta là một thằng điên!”
 
Woman's Changeableness
 
If women could be fair and yet not fond,
Or that their love were firm not fickle, still,
I would not marvel that they make men bond,
By service long to purchase their good will;
But when I see how frail those creatures are,
I muse that men forget themselves so far.
 
To mark the choice they make, and how they change,
How oft from Phoebus do they flee to Pan,
Unsettled still like haggards wild they range,
These gentle birds that fly from man to man;
Who would not scorn and shake them from the fist
And let them fly fair fools which way they list.
 
Yet for disport we fawn and flatter both,
To pass the time when nothing else can please,
And train them to our lure with subtle oath,
Till, weary of their wiles, ourselves we ease;
And then we say when we their fancy try,
To play with fools, O what a fool was I.
 

Thơ Philip Sidney

 


Philip Sidney (30 tháng 11 năm 1554 – 17 tháng 10 năm 1586) là một nhà thơ và cận thần người Anh trong thời đại Elizabeth.
 
Tiểu sử
Xuất thân quí tộc, tốt nghiệp Đại học Oxford, Sidney yêu khoa học, ngôn ngữ và văn học và trở thành người bảo trợ của các nhà thơ trước khi ông trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực này.
 
Với mong muốn trong tương lai sẽ phục vụ trong lĩnh vực ngoại giao, ông đã dành ba năm sống ở Pháp, nơi ông trở thành bạn thân với các nhà văn Tin lành. Sống sót sau “Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy” ở Paris, Sydney càng háo hức đấu tranh cho sự nghiệp Tin lành. Nhưng vì nữ hoàng không chia sẻ quan điểm tôn giáo của ông nên Sidney đã nghỉ việc một thời gian ở các điền trang của mình, nơi tài năng thơ ca của ông đột nhiên bộc lộ. Trong sự yên bình ở nông thôn, Sydney đã sáng tác một tập thơ trữ tình mang tên “Astrophel and Stella” gồm 108 bài sonnet và 11 bài ca. Tên nhân vật “Astrophel” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Người yêu sao”, còn “Stella” dịch từ tiếng Latinh nghĩa là sao.
 
Ông trở lại triều đình trong ánh hào quang của danh tiếng sau khi Nữ hoàng Elizabeth I vui vẻ chấp nhận vở kịch “Nữ hoàng tháng Năm” mà ông viết về bà. Tại thủ đô, một nhóm các nhà thơ được gọi là “Nhóm Areopagus” tập hợp xung quanh ông, bao gồm Fulke Greville, Edward Dyer, Edmund Spenser và Gabriel Harvey. Từ đó trở đi, Sidney trong con mắt của người Anh đương thời, là hiện thân của một cận thần hoàn hảo, kết hợp giữa dòng dõi quý tộc, sự giáo dục, lòng dũng cảm và tài năng thơ ca.
 
Năm 1581 ông trở thành thành viên của Nghị viện Kent. Năm 1583, ông đi chiến đấu vì sự nghiệp Tin lành ở Hà Lan. Ông đã đạt được một số thành công quân sự ở đó. Năm 1585 ông được bổ nhiệm làm thống đốc  Flushing ở Hà Lan. Trong một thời gian, dưới sự lãnh đạo của ông, quân đội Anh không đạt được kết quả và đã thua trong trận Zutphen. Sidney bị thương nặng trong trận này, trong quá trình vận chuyển đến Arnham đã bị ngộ độc máu từ đó dẫn đến cái chết. Trước khi chết, ông đã làm một nghĩa cử cao đẹp – được người ta mang đến cho chai nước nhưng cảm thấy rằng mình sắp chết, ông đã đưa nó cho một người lính bị thương nhẹ và nói rằng anh ta cần được giúp đỡ.
 
Thi thể của ông được chuyển về Anh và được chôn cất với nghi lễ Hoàng gia tại Nhà thờ St. Paul vào ngày 16 tháng 2 năm 1587. Cái chết bi thảm của một anh hùng Tin lành đã biến ông trở thành một huyền thoại của dân tộc Anh và trong nhiều năm, Ngài Philip là nhà thơ nổi tiếng nhất ở Anh. Ông là nhà thơ đầu tiên của thời đại Elizabeth có những bài thơ được dịch sang các ngôn ngữ châu Âu khác.
 
Tác phẩm
*Nữ hoàng tháng Năm (The Lady of May1578), kịch
*Astrophel and Stella, 1580, thơ
*Bảo vệ Thơ ca (An Apology for Poetry (A Defence of Poesie and The Defence of Poetry, 1583), phê bình
*Arcadia (The Countess of Pembroke's Arcadia, 1590), tiểu thuyết
 
5 bài thơ
 

Từ tác phẩm “Astrophel and Stella”
 
SONNET 1
 
Tôi muốn tả trong thơ tình yêu mình
Để Nàng thơ thấy rằng tôi khó nhọc
Để khi đọc Nàng tỏ ra thương xót
Bởi nếu thương tình ân sủng sẽ ban.
 
Lời thích hợp cho thơ tôi đi tìm
Trong nhiều tập sách của bao người khác
Để trong não bị mặt trời thiêu đốt
Có những dòng thơ từ đấy sẽ tuôn.
 
Nhưng mà không, lời khập khiễng, xa xăm
Lời của tôi giống như bầy trẻ nhỏ
Những bước chân trên con đường xa lạ
Trong khổ đau tôi cắn bút âm thầm.
 
Bỗng đột nhiên, Nàng thơ kêu: – Đồ ngốc
Hãy nhìn vào con tim và hãy viết!
 
Sonnet 1
 
Loving in truth, and fain in verse my love to show,
That she, dear she, might take some pleasure of my pain,
Pleasure might cause her read, reading might make her know,
Knowledge might pity win, and pity grace obtain,—
 
I sought fit words to paint the blackest face of woe,
Studying inventions fine, her wits to entertain,
Oft turning others’ leaves, to see if thence would flow
Some fresh and fruitful showers upon my sunburned brain.
 
But words came halting forth, wanting Invention’s stay:
Invention, Nature’s child, fled step-dame Study’s blows,
And others’ feet still seemed but strangers in my way.
Thus great with child to speak, and helpless in my throes,
 
Biting my truant pen, beating myself for spite:
“Fool,” said my Muse to me, “look in thy heart and write.”
 
 
SONNET 2
 
Không mũi tên, không cái nhìn đầu tiên
Thần tình yêu đã làm tôi đau đớn
Bởi biết rằng không cần sức phí uổng
Đối với tôi thần chinh phục dễ dàng.
 
Tôi thấy yêu, thích thú, nhưng rồi quên
Tôi đã yêu nhưng tình tôi giấu kỹ
Và cuối cùng với tình tôi đồng ý
Ngọn lửa tình bùng cháy ở trong tim.
 
Giờ bước chân tự do cũng không còn
Như người Nga sinh ra làm nô lệ*
Tôi gọi đó không phải điều tai họa
Vui với phần còn lại của trí khôn.
 
Để tôi tin rằng điều này tốt đẹp
Và tôi vui mừng vẽ ra địa ngục.
________________
*Câu “Như người Nga sinh ra làm nô lệ”, ý tác giả so sánh người đang yêu trong sự tù hãm của tình giống như người dân Nga trong thời cai trị của Ivan Bạo Chúa (1530 – 1584).
 
Sonnet 2
 
Not at first sight, nor with a dribbed shot
Love gave the wound, which while I breathe will bleed;
But known worth did in mine of time proceed,
Till by degrees it had full conquest got:
 
I saw and liked, I liked but loved not;
I lov'd, but straight did not what Love decreed.
At length to love's decrees I, forc'd, agreed,
Yet with repining at so partial lot.
 
Now even that footstep of lost liberty
Is gone, and now like slave-born Muscovite
I call it praise to suffer tyranny;
And now employ the remnant of my wit
 
To make myself believe that all is well,
While with a feeling skill I paint my hell.
 
 

SONNET 6
 
Nhà thơ nói với Nàng thơ của mình
Về hy vọng và nỗi sợ thường xuyên
Về ánh sáng sinh ra từ địa ngục
Về bão giông, cái chết, vết thương lòng.
 
Thần Jove với hình dáng lạ lùng
Khi cơn mưa vàng, khi con bò đực
Rồi làm một kẻ chăn cừu khi khác
Thổi sáo rất hay rảo bước trên đồng.
 
Ông không than phiền trong thơ của mình
Từ bờ môi ông những lời thổn thức
Nước mắt, nỗi buồn tuôn theo ngòi bút
Giá mà tôi cũng làm được như ông.
 
Trong lòng tôi không có những lời kia
Giọng run rẩy rằng tôi yêu Stella.
 
Sonnet 6
 
Some lovers speak when they their Muses entertain,
Of hopes begot by fear, of wot not what desires:
Of force of heav'nly beams, infusing hellish pain:
Of living deaths, dear wounds, fair storms, and freezing fires.
 
Some one his song in Jove, and Jove's strange tales attires,
Broidered with bulls and swans, powdered with golden rain;
Another humbler wit to shepherd's pipe retires,
Yet hiding royal blood full oft in rural vein.
 
To some a sweetest plaint a sweetest style affords,
While tears pour out his ink, and sighs breathe out his words:
His paper pale despair, and pain his pen doth move.
I can speak what I feel, and feel as much as they,
 
But think that all the map of my state I display,
When trembling voice brings forth that I do Stella love.
 
 
SONNET 31
 
Trăng ơi trăng, vì sao trăng đi chậm
Trăng âm thầm để khuôn mặt buồn tênh
Có lẽ nào ở tận chốn cao xanh
Cũng có kẻ mang cung tên ra bắn?
 
Trong tình yêu ta cũng từng đau đớn
Trăng cũng như ta – những kẻ đang yêu
Ta đọc trong mắt đau khổ đã nhiều
Ta cảm nhận nỗi niềm trăng tuyệt vọng.
 
Ta là bạn bè trong điều bất hạnh
Hãy trả lời ta: có phải trên kia
Tình yêu chung thủy vẫn cứ dại khờ
Và người đẹp vẫn khinh khi, ngạo mạn?
 
Vẫn có những kẻ khinh người yêu mình?
Và gọi đức hạnh là sự vô ơn?
 
Sonnet 31
 
With how sad steps, O Moon, thou climb'st the skies!
How silently, and with how wan a face!
What, may it be that even in heav'nly place
That busy archer his sharp arrows tries!
 
Sure, if that long-with love-acquainted eyes
Can judge of love, thou feel'st a lover's case,
I read it in thy looks; thy languish'd grace
To me, that feel the like, thy state descries.
 
Then, ev'n of fellowship, O Moon, tell me,
Is constant love deem'd there but want of wit?
Are beauties there as proud as here they be?
Do they above love to be lov'd, and yet
 
Those lovers scorn whom that love doth possess?
Do they call virtue there ungratefulness?
 

Từ tác phẩm “Arcadia”
 
TÌNH ĐÍCH THỰC
 
Tình đích thực, tôi trao trái tim mình
Anh nhận về và tim anh trao lại
Anh giữ của tôi, tôi giữ của anh
Còn đổi trao nào đẹp hơn thế nữa.
 
Hai con tim sống một cuộc đời chung
Chính vì thế càng đủ đầy ý nghĩa
Anh yêu tình tôi như yêu chính mình
Tôi yêu anh vì tình tôi mong thế.
 
Ánh mắt tôi làm trái tim đau đớn
Của anh của tôi cùng một nỗi đau
Cả hai con tim cùng nhau chịu đựng
Vì hai con tim chia sẻ cho nhau.
 
Cả hai bị thương – niềm vui chỉ một
Chúng tôi trao nhau tình yêu đích thực.
 
My True Love Hath My Heart
(Song from Arcadia)
 
My true love hath my heart, and I have his,
By just exchange one for the other given:
I hold his dear, and mine he cannot miss;
There never was a bargain better driven.
 
His heart in me keeps me and him in one;
My heart in him his thoughts and senses guides:
He loves my heart, for once it was his own;
I cherish his because in me it bides.
 
His heart his wound received from my sight;
My heart was wounded with his wounded heart;
For as from me on him his hurt did light,
So still, methought, in me his hurt did smart:
 
Both equal hurt, in this change sought our bliss,
My true love hath my heart, and I have his.
 

Thơ Anne Brontë

 


Anne Brontë (17 tháng 1 năm 1820 – 28 tháng 5 năm 1849) – nữ nhà văn, nhà thơ Anh. Bà là người trẻ nhất trong ba chị em nhà Brontë, cùng với Charlotte và Emily.
 
Tiểu sử:
Anne là con út trong sáu người con của gia đình Brontë. Chưa tròn hai tuổi thì mẹ cô qua đời vào tháng 9 năm 1821 và người dì, Elizabeth Branwell, đảm nhận việc chăm sóc gia đình mồ côi. Anne là một cô gái suy nhược, yếu đuối, nhưng nghiêm túc và mộ đạo.
 
Mục sư Patrick Brontë, cha của gia đình, là một linh mục Tin lành của Giáo hội Anh. Mong có một tương lai tốt đẹp cho các cô con gái của mình, Patrick Brontë đã lên kế hoạch chỉ gả các cô đi lấy chồng sau khi họ nhận được một nền giáo dục tốt. 
 
Anne học tại trường Roe Head trong hai năm – từ 1835 đến 1837, khi chị gái của cô, Charlotte, đã bắt đầu giảng dạy ở đó. Thời gian còn lại còn lại học ở nhà cùng với dì và chị Charlotte. Cùng với các chị gái của mình, Anne đã viết truyện và thơ từ thời thơ ấu.
 
Năm 1846, Anne cùng hai chị gái đã xuất bản một tập thơ và sau đó là tiểu thuyết, trong đó có hai cuốn tiểu thuyết do chính Anne viết – “Agnes Gray” và Người tá điền đồi Wildfell (The Tenant of Wildfell Hall) với bút danh Acton Bell.
 
Ngày 24 tháng 9 năm 1848, anh trai của Anne, Branwell, chết vì bệnh lao phổi ở tuổi 31. Ba tháng sau, vào ngày 19 tháng 12, chị gái của Anne, Emily, cũng chết vì căn bệnh tương tự ở tuổi 30. Hai tuần sau, hóa ra Anne cũng bị nhiễm bệnh lao. Anne có một mong muốn cháy bỏng là được nhìn thấy biển ở Scarborough, nơi mà cô đã từng đến nhưng chuyến đi này chỉ có thể thực hiện vào tháng Năm. Cùng với Charlotte và một người bạn của gia đình, Ellen, Anne đến Scarborough vào ngày 25 tháng 5 năm 1849 và chết ở đó ba ngày sau.
 
Những ngày tiếp theo, Charlotte đã đưa ra quyết định “đặt bông hoa nơi mà nó đã rơi xuống”. Anne được chôn cất không phải ở Haworth cùng với những thành viên khác của gia đình cô, mà ở Scarborough. Mộ của nữ nhà văn nằm trong nghĩa trang của nhà thờ St. Mary nhìn ra vịnh biển. Trên bia mộ có dòng chữ đơn giản: “Nơi đây yên nghỉ Ann Brontë, con gái của Linh mục Patrick Brontë ở giáo xứ Haworth, Yorkshire. Cô mất ngày 28 tháng 5 năm 1849 ở tuổi 28”. Thực tế thì Anne đã 29 tuổi khi chết.
 
3 bài thơ
 

LỜI CẦU KHẨN
 
Em mệt mỏi vô cùng
Đã không còn nước mắt
Mắt mỏi mệt vì khóc
Con tim – vì nỗi buồn.
 
Cuộc đời em cô đơn
Tháng ngày trôi buồn bã
Còn anh, anh yêu ạ
Sao không đến với em?
 
Em cứ đợi chờ anh
Ngày này sang ngày khác
Xin anh đừng lấy mất
Niềm hy vọng của em!
 
Appeal
 
Oh, I am very weary,
Though tears no longer flow;
My eyes are tired of weeping,
My heart is sick of woe;
 
My life is very lonely,
My days pass heavily,
I'm weary of repining,
Wilt thou not come to me ?
 
Oh, didst thou know my longins
For thee, from day to day,
My hopes, so often blighted,
Thou wouldst not thus delay !
 
 
NGƯỜI ĐANG SÁM HỐI
 
Em thương tiếc cho anh
Em thắp lên ngọn nến
Cùng thiên thần cất giọng
Cầu cho kẻ lỗi lầm.
 
Dù bạn bè quay lưng
Và người đời khinh miệt
“Phước cho kẻ đang khóc”
Chúa đã nói lời trên.
 
Bàn tay của em đây
Và không cần buồn chán
Vì sẽ có “phần thưởng
Rất lớn ở trên trời”.
_____________
*Những câu “Phước cho kẻ đang khóc…” và “phần thưởng rất lớn ở trên trời…” là những lời của Chúa Giê-su trong “Bài giảng trên núi” (Ma-thi-ơ V – 4,12).
 
The Penitent
 
I mourn with thee, and yet rejoice
That thou shouldst sorrow so;
With angel choirs I join my voice
To bless the sinner's woe.
 
Though friends and kindred turn away,
And laugh thy gfrief to scorn;
I hear the great Redeemer say,
'Blessed are ye that mourn.'
 
Hold on the course, nor deem it strange
That earthly cords are riven:
Man may lament the wondrous change,
But 'there is joy in heaven !'
 
 

HỒI TƯỞNG
 
Anh đi rồi! Và đã không còn nữa
Nụ cười tỏa nắng cho hạnh phúc em
Còn em lại bước vào nhà thờ cũ
Bước chân lên nơi phía dưới anh nằm.
 
Em thả hồn thơ thẩn trong lặng yên
Và nghĩ rằng con tim nằm phía dưới
Con tim quí nhất mà em biết tới
Đối với em hơn mọi thứ trên trần.
 
Và dù cho em chẳng nhìn thấy anh
Nhưng đường nét, dáng hình em vẫn nhớ
Dù anh đã đi, anh không còn nữa
Ký ức vẫn còn sống mãi trong em.
 
Em vui sướng nghĩ rằng linh hồn anh
Sẽ bay lên trời trở về với Chúa
Sẽ hòa nhập cùng với những thiên thần
Và nhớ về mối tình em vẫn giữ.
 
A Reminiscence
 
Yes, thou art gone and never more
Thy sunny smile shall gladden me;
But I may pass the old church door
And pace the floor that covers thee;
 
May stand upon the cold, damp stone,
And think that frozen lies below
The lightest heart that I have known,
The kindest I shall ever know.
 
Yet, though I cannot see thee more
'Tis still a comfort to have seen,
And though thy transient life is o'er
'Tis sweet to think that thou hast been;
 
To think a soul so near divine,
Within a form so angel fair
United to a heart like thine
Has gladdened once our humble sphere.
 

Thơ Emily Brontë

 


Emily Jane Brontë (30 tháng 7 năm 1818 – 19 tháng 12 năm 1848) – nhà văn, nhà thơ Anh, một trong số ba chị em nhà Brontë, tác giả của tiểu thuyết duy nhất “Đồi gió hú (Wuthering Heights) nổi tiếng thế giới cũng như nhiều bài thơ hay nổi tiếng.
 
Tiểu sử:
Emily là con thứ năm trong gia đình của một linh mục nghèo người Ireland, Patrick Brontë và vợ Maria Brenwell. Mẹ mất khi Emily ba tuổi. Một thời gian, cô học cùng các chị gái tại trường Clergy Daughters ở Cowan Bridge. Dịch bệnh bùng phát ở trường và cướp đi sinh mạng của hai cô chị, Maria và Elizabeth, đã khiến Emily 6 tuổi bị sốc và ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống và công việc sau đó của cô.
 
Năm 1835, Emily học tại Roe Head School nhưng sớm trở lại Haworth vì nỗi nhớ nhà. Năm 1837 cô làm giáo viên ở Law Hill thuộc vùng ngoại ô Halifax và năm 1842 cô đến Brussels cùng Charlotte để tiếp tục con đường học vấn. Sau khi trở về từ Brussels, Emily chỉ rời Haworth một lần – vào năm 1845, Anne tổ chức cho cô và bản thân một chuyến đi ngắn đến York. 
 
Năm 1846, tập thơ “Thơ của Currer, Ellis và Acton Bell” (Poems by Currer, Ellis, and Acton Bell) của ba chị em được xuất bản. Những bài thơ của Emily – “Ellis” - nhận được lời khen ngợi từ các nhà phê bình. Năm 1847, cuốn tiểu thuyết “Đồi gió hú” (Wuthering Heights) của cô được xuất bản, sau này đã mang lại danh tiếng cho cô. Trong suốt cuộc đời của Emily, cuốn tiểu thuyết này hầu như không được chú ý, chỉ đến cuối thế kỷ XIX mới nhận được sự công nhận phổ biến trong giới văn chương.
 
Vào tháng 9 năm 1848, Emily bị cảm lạnh tại đám tang của anh trai và hai tháng sau đó chết vì bệnh lao phổi.  
 
Thơ của bà đặc biệt được đánh giá cao hiện nay. Những bài thơ “Hồi tưởng” (Remembrance), "Tù nhân" (The Prisoner) và nhiều bài thơ khác mang đến cho bà danh tiếng của một nữ thi sĩ tài năng, không kém phần so với Blake, Shelley hay Byron.
 
5 bài thơ
 


TÌNH YÊU VÀ TÌNH BẠN
 
Tình yêu giống như cây hoa hồng dại
Còn tình bạn giống như cây nhựa ruồi
Nhựa ruồi tối còn hoa hồng tươi rói
Nhưng loài hoa nào mới nở được lâu?
 
Hoa hồng dại ngọt ngào giữa mùa xuân,
Và mùa hè nó tỏa hương thơm ngát
Nhưng than ôi, chỉ vừa mới mùa đông
Ai còn gọi hoa hồng kia là đẹp?
 
Hãy vứt bỏ vòng hoa hồng ngớ ngẩn
Đội cho mình vòng hoa bằng nhựa ruồi
Khi tháng mười hai tối tăm vầng trán
Thì nhựa ruồi vẫn xanh mãi không thôi.
__________
*Theo truyền thuyết thì trên chiếc vòng gai mà Đức Chúa Giê-su đã đội khi bị đóng đinh trên cây thập tự có các nhánh nhựa ruồi.
 
Love and Friendship
 
Love is like the wild rose-briar,
Friendship like the holly-tree—
The holly is dark when the rose-briar blooms
But which will bloom most constantly?
 
The wild rose-briar is sweet in spring,
Its summer blossoms scent the air;
Yet wait till winter comes again
And who will call the wild-briar fair?
 
Then scorn the silly rose-wreath now
And deck thee with the holly’s sheen,
That when December blights thy brow
He still may leave thy garland green.
 
 

SỰ THƯƠNG CẢM
 
Đừng bao giờ tuyệt vọng
Sao còn sáng trong đêm
Buổi tối còn giọt sương
Và nắng vàng buổi sáng.
 
Đừng bao giờ tuyệt vọng
Dù nước mắt như sông
Có phải vẫn trong lòng
Những tháng năm đã sống?
 
Bạn khóc – người cũng khóc
Cơn gió cũng thở than
Lá thu, tuyết mùa đông
Giống như người khóc lóc.
 
Tất cả do phận số
Không tránh được điều kia
Quan trọng không bao giờ
Để con tim tan vỡ!
 
Sympathy
 
There should be no despair for you
While nightly stars are burning,
While evening pours its silent dew
And sunshine gilds the morning.
 
There should be no despair, though tears
May flow down like a river:
Are not the best beloved of years
Around your heart forever?
 
They weep - you weep - it must be so;
Winds sigh as you are sighing;
And Winter sheds its grief in snow
Where Autumn"s leaves are lying:
 
Yet these revive, and from this fate
Your fate cannot be parted,
Then journey on, if not elate,
Still, never broken-hearted!
 
 
NGƯỜI KHẮC KỶ XƯA
 
Tài sản của tôi đấy là ánh sáng
Tôi coi khinh, tôi nhạo báng với tình
Và sự khát khao đạt đến vinh quang
Chỉ là giấc mơ biến mất buổi sáng.
 
Chỉ một điều mà tôi đang cầu khẩn
Chỉ một điều vang lên giữa bờ môi:
“Xin hãy cho tôi có được tự do
Và hãy để con tim này yên tĩnh!”
 
Vâng, ngày tháng của tôi rất chóng vánh
Nhưng tôi vẫn không phải sống vội vàng
Trong sự sống, cái chết cần linh hồn
Với lòng can đảm để mà chịu đựng.
 
The Old Stoic
 
Riches I hold in light esteem;
And Love I laugh to scorn;
And lust of fame was but a dreem
That vanished with the morn.
 
And if I pray, the only prayer
That moves my lips for me
Is, 'Leave the heart that now I bear,
And give me liberty !'
 
Yes, as me swift days near their goal,
'Tis all that I implore;
In life and death, a chainless soul,
With courage to endure.
 
 


HY VỌNG
 
Hy vọng không là bạn
Kẻ vô công rồi nghề
Ngồi xem có điều gì
Số phận tôi mang đến.
 
Đôi khi còn tàn nhẫn
Khi tôi có việc cần
Khi tôi gọi cô nàng
Thì cô nàng chạy trốn!
 
Và cũng rất khó nhọc
Mọi việc chẳng hòa đồng
Khi tôi khóc, nó mừng
Khi tôi mừng – nó khóc.
 
Cũng chẳng có lòng thương
Những khi tôi đau đớn
Làm ơn! – tôi lên tiếng
Thì hy vọng quay lưng.
 
Đừng mong, đừng chờ đợi
Hy vọng như con chim
Bay vào giữa trời xanh
Không bao giờ quay lại!
 
Hope
 
Hope was but a timing friend;
She sat without the grated den,
Watching how my fate would tent,
Even as selfish-hearted men.
 
Are was cruel in her fear;
Trought the bars, one dreary day,
I looked out to see her there,
And she turned her face away !
 
Like a false guard, fals watch keeping,
Still, in strife, she whispered peace;
She would sing while I was weeping,
If I listened, she woould cease.
 
False she was, and unrelenting;
When my last joys strewed the ground,
Even Sorrow saw, repenting,
Those sad relics scattered round;
 
Hope, whose whisper would have given
Balm to all my frenzied pain,
Stretched her wings, and soared to heaven,
Went, and ne'er returned again!
 
 
TÔI HẠNH PHÚC KHI VỀ NƠI XA THẲM
 
Tôi hạnh phúc khi về nơi xa thẳm
Mang linh hồn từ cát bụi vào đêm
Nhè nhẹ gió và ánh trăng chiếu sáng
Xuyên qua bao thế giới dõi mắt nhìn.
 
Không còn tôi, không còn ai bên cạnh
Không mặt đất, không biển, chẳng còn mây
Nơi chỉ có linh hồn tôi tôi thơ thẩn
Trong cõi bao la vô tận không thôi.
 
I'm happiest when most away
 
I'm happiest when most away
I can bear my soul from its home of clay
On a windy night when the moon is bright
And the eye can wander thru worlds of light
 
When I am not and none beside
Nor earth nor sea nor cloudless sky
But only spirit wandering wide
Through infinite immensity.