Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

Thơ Philip Sidney

 


Philip Sidney (30 tháng 11 năm 1554 – 17 tháng 10 năm 1586) là một nhà thơ và cận thần người Anh trong thời đại Elizabeth.
 
Tiểu sử
Xuất thân quí tộc, tốt nghiệp Đại học Oxford, Sidney yêu khoa học, ngôn ngữ và văn học và trở thành người bảo trợ của các nhà thơ trước khi ông trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực này.
 
Với mong muốn trong tương lai sẽ phục vụ trong lĩnh vực ngoại giao, ông đã dành ba năm sống ở Pháp, nơi ông trở thành bạn thân với các nhà văn Tin lành. Sống sót sau “Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy” ở Paris, Sydney càng háo hức đấu tranh cho sự nghiệp Tin lành. Nhưng vì nữ hoàng không chia sẻ quan điểm tôn giáo của ông nên Sidney đã nghỉ việc một thời gian ở các điền trang của mình, nơi tài năng thơ ca của ông đột nhiên bộc lộ. Trong sự yên bình ở nông thôn, Sydney đã sáng tác một tập thơ trữ tình mang tên “Astrophel and Stella” gồm 108 bài sonnet và 11 bài ca. Tên nhân vật “Astrophel” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Người yêu sao”, còn “Stella” dịch từ tiếng Latinh nghĩa là sao.
 
Ông trở lại triều đình trong ánh hào quang của danh tiếng sau khi Nữ hoàng Elizabeth I vui vẻ chấp nhận vở kịch “Nữ hoàng tháng Năm” mà ông viết về bà. Tại thủ đô, một nhóm các nhà thơ được gọi là “Nhóm Areopagus” tập hợp xung quanh ông, bao gồm Fulke Greville, Edward Dyer, Edmund Spenser và Gabriel Harvey. Từ đó trở đi, Sidney trong con mắt của người Anh đương thời, là hiện thân của một cận thần hoàn hảo, kết hợp giữa dòng dõi quý tộc, sự giáo dục, lòng dũng cảm và tài năng thơ ca.
 
Năm 1581 ông trở thành thành viên của Nghị viện Kent. Năm 1583, ông đi chiến đấu vì sự nghiệp Tin lành ở Hà Lan. Ông đã đạt được một số thành công quân sự ở đó. Năm 1585 ông được bổ nhiệm làm thống đốc  Flushing ở Hà Lan. Trong một thời gian, dưới sự lãnh đạo của ông, quân đội Anh không đạt được kết quả và đã thua trong trận Zutphen. Sidney bị thương nặng trong trận này, trong quá trình vận chuyển đến Arnham đã bị ngộ độc máu từ đó dẫn đến cái chết. Trước khi chết, ông đã làm một nghĩa cử cao đẹp – được người ta mang đến cho chai nước nhưng cảm thấy rằng mình sắp chết, ông đã đưa nó cho một người lính bị thương nhẹ và nói rằng anh ta cần được giúp đỡ.
 
Thi thể của ông được chuyển về Anh và được chôn cất với nghi lễ Hoàng gia tại Nhà thờ St. Paul vào ngày 16 tháng 2 năm 1587. Cái chết bi thảm của một anh hùng Tin lành đã biến ông trở thành một huyền thoại của dân tộc Anh và trong nhiều năm, Ngài Philip là nhà thơ nổi tiếng nhất ở Anh. Ông là nhà thơ đầu tiên của thời đại Elizabeth có những bài thơ được dịch sang các ngôn ngữ châu Âu khác.
 
Tác phẩm
*Nữ hoàng tháng Năm (The Lady of May1578), kịch
*Astrophel and Stella, 1580, thơ
*Bảo vệ Thơ ca (An Apology for Poetry (A Defence of Poesie and The Defence of Poetry, 1583), phê bình
*Arcadia (The Countess of Pembroke's Arcadia, 1590), tiểu thuyết
 
5 bài thơ
 

Từ tác phẩm “Astrophel and Stella”
 
SONNET 1
 
Tôi muốn tả trong thơ tình yêu mình
Để Nàng thơ thấy rằng tôi khó nhọc
Để khi đọc Nàng tỏ ra thương xót
Bởi nếu thương tình ân sủng sẽ ban.
 
Lời thích hợp cho thơ tôi đi tìm
Trong nhiều tập sách của bao người khác
Để trong não bị mặt trời thiêu đốt
Có những dòng thơ từ đấy sẽ tuôn.
 
Nhưng mà không, lời khập khiễng, xa xăm
Lời của tôi giống như bầy trẻ nhỏ
Những bước chân trên con đường xa lạ
Trong khổ đau tôi cắn bút âm thầm.
 
Bỗng đột nhiên, Nàng thơ kêu: – Đồ ngốc
Hãy nhìn vào con tim và hãy viết!
 
Sonnet 1
 
Loving in truth, and fain in verse my love to show,
That she, dear she, might take some pleasure of my pain,
Pleasure might cause her read, reading might make her know,
Knowledge might pity win, and pity grace obtain,—
 
I sought fit words to paint the blackest face of woe,
Studying inventions fine, her wits to entertain,
Oft turning others’ leaves, to see if thence would flow
Some fresh and fruitful showers upon my sunburned brain.
 
But words came halting forth, wanting Invention’s stay:
Invention, Nature’s child, fled step-dame Study’s blows,
And others’ feet still seemed but strangers in my way.
Thus great with child to speak, and helpless in my throes,
 
Biting my truant pen, beating myself for spite:
“Fool,” said my Muse to me, “look in thy heart and write.”
 
 
SONNET 2
 
Không mũi tên, không cái nhìn đầu tiên
Thần tình yêu đã làm tôi đau đớn
Bởi biết rằng không cần sức phí uổng
Đối với tôi thần chinh phục dễ dàng.
 
Tôi thấy yêu, thích thú, nhưng rồi quên
Tôi đã yêu nhưng tình tôi giấu kỹ
Và cuối cùng với tình tôi đồng ý
Ngọn lửa tình bùng cháy ở trong tim.
 
Giờ bước chân tự do cũng không còn
Như người Nga sinh ra làm nô lệ*
Tôi gọi đó không phải điều tai họa
Vui với phần còn lại của trí khôn.
 
Để tôi tin rằng điều này tốt đẹp
Và tôi vui mừng vẽ ra địa ngục.
________________
*Câu “Như người Nga sinh ra làm nô lệ”, ý tác giả so sánh người đang yêu trong sự tù hãm của tình giống như người dân Nga trong thời cai trị của Ivan Bạo Chúa (1530 – 1584).
 
Sonnet 2
 
Not at first sight, nor with a dribbed shot
Love gave the wound, which while I breathe will bleed;
But known worth did in mine of time proceed,
Till by degrees it had full conquest got:
 
I saw and liked, I liked but loved not;
I lov'd, but straight did not what Love decreed.
At length to love's decrees I, forc'd, agreed,
Yet with repining at so partial lot.
 
Now even that footstep of lost liberty
Is gone, and now like slave-born Muscovite
I call it praise to suffer tyranny;
And now employ the remnant of my wit
 
To make myself believe that all is well,
While with a feeling skill I paint my hell.
 
 

SONNET 6
 
Nhà thơ nói với Nàng thơ của mình
Về hy vọng và nỗi sợ thường xuyên
Về ánh sáng sinh ra từ địa ngục
Về bão giông, cái chết, vết thương lòng.
 
Thần Jove với hình dáng lạ lùng
Khi cơn mưa vàng, khi con bò đực
Rồi làm một kẻ chăn cừu khi khác
Thổi sáo rất hay rảo bước trên đồng.
 
Ông không than phiền trong thơ của mình
Từ bờ môi ông những lời thổn thức
Nước mắt, nỗi buồn tuôn theo ngòi bút
Giá mà tôi cũng làm được như ông.
 
Trong lòng tôi không có những lời kia
Giọng run rẩy rằng tôi yêu Stella.
 
Sonnet 6
 
Some lovers speak when they their Muses entertain,
Of hopes begot by fear, of wot not what desires:
Of force of heav'nly beams, infusing hellish pain:
Of living deaths, dear wounds, fair storms, and freezing fires.
 
Some one his song in Jove, and Jove's strange tales attires,
Broidered with bulls and swans, powdered with golden rain;
Another humbler wit to shepherd's pipe retires,
Yet hiding royal blood full oft in rural vein.
 
To some a sweetest plaint a sweetest style affords,
While tears pour out his ink, and sighs breathe out his words:
His paper pale despair, and pain his pen doth move.
I can speak what I feel, and feel as much as they,
 
But think that all the map of my state I display,
When trembling voice brings forth that I do Stella love.
 
 
SONNET 31
 
Trăng ơi trăng, vì sao trăng đi chậm
Trăng âm thầm để khuôn mặt buồn tênh
Có lẽ nào ở tận chốn cao xanh
Cũng có kẻ mang cung tên ra bắn?
 
Trong tình yêu ta cũng từng đau đớn
Trăng cũng như ta – những kẻ đang yêu
Ta đọc trong mắt đau khổ đã nhiều
Ta cảm nhận nỗi niềm trăng tuyệt vọng.
 
Ta là bạn bè trong điều bất hạnh
Hãy trả lời ta: có phải trên kia
Tình yêu chung thủy vẫn cứ dại khờ
Và người đẹp vẫn khinh khi, ngạo mạn?
 
Vẫn có những kẻ khinh người yêu mình?
Và gọi đức hạnh là sự vô ơn?
 
Sonnet 31
 
With how sad steps, O Moon, thou climb'st the skies!
How silently, and with how wan a face!
What, may it be that even in heav'nly place
That busy archer his sharp arrows tries!
 
Sure, if that long-with love-acquainted eyes
Can judge of love, thou feel'st a lover's case,
I read it in thy looks; thy languish'd grace
To me, that feel the like, thy state descries.
 
Then, ev'n of fellowship, O Moon, tell me,
Is constant love deem'd there but want of wit?
Are beauties there as proud as here they be?
Do they above love to be lov'd, and yet
 
Those lovers scorn whom that love doth possess?
Do they call virtue there ungratefulness?
 

Từ tác phẩm “Arcadia”
 
TÌNH ĐÍCH THỰC
 
Tình đích thực, tôi trao trái tim mình
Anh nhận về và tim anh trao lại
Anh giữ của tôi, tôi giữ của anh
Còn đổi trao nào đẹp hơn thế nữa.
 
Hai con tim sống một cuộc đời chung
Chính vì thế càng đủ đầy ý nghĩa
Anh yêu tình tôi như yêu chính mình
Tôi yêu anh vì tình tôi mong thế.
 
Ánh mắt tôi làm trái tim đau đớn
Của anh của tôi cùng một nỗi đau
Cả hai con tim cùng nhau chịu đựng
Vì hai con tim chia sẻ cho nhau.
 
Cả hai bị thương – niềm vui chỉ một
Chúng tôi trao nhau tình yêu đích thực.
 
My True Love Hath My Heart
(Song from Arcadia)
 
My true love hath my heart, and I have his,
By just exchange one for the other given:
I hold his dear, and mine he cannot miss;
There never was a bargain better driven.
 
His heart in me keeps me and him in one;
My heart in him his thoughts and senses guides:
He loves my heart, for once it was his own;
I cherish his because in me it bides.
 
His heart his wound received from my sight;
My heart was wounded with his wounded heart;
For as from me on him his hurt did light,
So still, methought, in me his hurt did smart:
 
Both equal hurt, in this change sought our bliss,
My true love hath my heart, and I have his.
 

Thơ Anne Brontë

 


Anne Brontë (17 tháng 1 năm 1820 – 28 tháng 5 năm 1849) – nữ nhà văn, nhà thơ Anh. Bà là người trẻ nhất trong ba chị em nhà Brontë, cùng với Charlotte và Emily.
 
Tiểu sử:
Anne là con út trong sáu người con của gia đình Brontë. Chưa tròn hai tuổi thì mẹ cô qua đời vào tháng 9 năm 1821 và người dì, Elizabeth Branwell, đảm nhận việc chăm sóc gia đình mồ côi. Anne là một cô gái suy nhược, yếu đuối, nhưng nghiêm túc và mộ đạo.
 
Mục sư Patrick Brontë, cha của gia đình, là một linh mục Tin lành của Giáo hội Anh. Mong có một tương lai tốt đẹp cho các cô con gái của mình, Patrick Brontë đã lên kế hoạch chỉ gả các cô đi lấy chồng sau khi họ nhận được một nền giáo dục tốt. 
 
Anne học tại trường Roe Head trong hai năm – từ 1835 đến 1837, khi chị gái của cô, Charlotte, đã bắt đầu giảng dạy ở đó. Thời gian còn lại còn lại học ở nhà cùng với dì và chị Charlotte. Cùng với các chị gái của mình, Anne đã viết truyện và thơ từ thời thơ ấu.
 
Năm 1846, Anne cùng hai chị gái đã xuất bản một tập thơ và sau đó là tiểu thuyết, trong đó có hai cuốn tiểu thuyết do chính Anne viết – “Agnes Gray” và Người tá điền đồi Wildfell (The Tenant of Wildfell Hall) với bút danh Acton Bell.
 
Ngày 24 tháng 9 năm 1848, anh trai của Anne, Branwell, chết vì bệnh lao phổi ở tuổi 31. Ba tháng sau, vào ngày 19 tháng 12, chị gái của Anne, Emily, cũng chết vì căn bệnh tương tự ở tuổi 30. Hai tuần sau, hóa ra Anne cũng bị nhiễm bệnh lao. Anne có một mong muốn cháy bỏng là được nhìn thấy biển ở Scarborough, nơi mà cô đã từng đến nhưng chuyến đi này chỉ có thể thực hiện vào tháng Năm. Cùng với Charlotte và một người bạn của gia đình, Ellen, Anne đến Scarborough vào ngày 25 tháng 5 năm 1849 và chết ở đó ba ngày sau.
 
Những ngày tiếp theo, Charlotte đã đưa ra quyết định “đặt bông hoa nơi mà nó đã rơi xuống”. Anne được chôn cất không phải ở Haworth cùng với những thành viên khác của gia đình cô, mà ở Scarborough. Mộ của nữ nhà văn nằm trong nghĩa trang của nhà thờ St. Mary nhìn ra vịnh biển. Trên bia mộ có dòng chữ đơn giản: “Nơi đây yên nghỉ Ann Brontë, con gái của Linh mục Patrick Brontë ở giáo xứ Haworth, Yorkshire. Cô mất ngày 28 tháng 5 năm 1849 ở tuổi 28”. Thực tế thì Anne đã 29 tuổi khi chết.
 
3 bài thơ
 

LỜI CẦU KHẨN
 
Em mệt mỏi vô cùng
Đã không còn nước mắt
Mắt mỏi mệt vì khóc
Con tim – vì nỗi buồn.
 
Cuộc đời em cô đơn
Tháng ngày trôi buồn bã
Còn anh, anh yêu ạ
Sao không đến với em?
 
Em cứ đợi chờ anh
Ngày này sang ngày khác
Xin anh đừng lấy mất
Niềm hy vọng của em!
 
Appeal
 
Oh, I am very weary,
Though tears no longer flow;
My eyes are tired of weeping,
My heart is sick of woe;
 
My life is very lonely,
My days pass heavily,
I'm weary of repining,
Wilt thou not come to me ?
 
Oh, didst thou know my longins
For thee, from day to day,
My hopes, so often blighted,
Thou wouldst not thus delay !
 
 
NGƯỜI ĐANG SÁM HỐI
 
Em thương tiếc cho anh
Em thắp lên ngọn nến
Cùng thiên thần cất giọng
Cầu cho kẻ lỗi lầm.
 
Dù bạn bè quay lưng
Và người đời khinh miệt
“Phước cho kẻ đang khóc”
Chúa đã nói lời trên.
 
Bàn tay của em đây
Và không cần buồn chán
Vì sẽ có “phần thưởng
Rất lớn ở trên trời”.
_____________
*Những câu “Phước cho kẻ đang khóc…” và “phần thưởng rất lớn ở trên trời…” là những lời của Chúa Giê-su trong “Bài giảng trên núi” (Ma-thi-ơ V – 4,12).
 
The Penitent
 
I mourn with thee, and yet rejoice
That thou shouldst sorrow so;
With angel choirs I join my voice
To bless the sinner's woe.
 
Though friends and kindred turn away,
And laugh thy gfrief to scorn;
I hear the great Redeemer say,
'Blessed are ye that mourn.'
 
Hold on the course, nor deem it strange
That earthly cords are riven:
Man may lament the wondrous change,
But 'there is joy in heaven !'
 
 

HỒI TƯỞNG
 
Anh đi rồi! Và đã không còn nữa
Nụ cười tỏa nắng cho hạnh phúc em
Còn em lại bước vào nhà thờ cũ
Bước chân lên nơi phía dưới anh nằm.
 
Em thả hồn thơ thẩn trong lặng yên
Và nghĩ rằng con tim nằm phía dưới
Con tim quí nhất mà em biết tới
Đối với em hơn mọi thứ trên trần.
 
Và dù cho em chẳng nhìn thấy anh
Nhưng đường nét, dáng hình em vẫn nhớ
Dù anh đã đi, anh không còn nữa
Ký ức vẫn còn sống mãi trong em.
 
Em vui sướng nghĩ rằng linh hồn anh
Sẽ bay lên trời trở về với Chúa
Sẽ hòa nhập cùng với những thiên thần
Và nhớ về mối tình em vẫn giữ.
 
A Reminiscence
 
Yes, thou art gone and never more
Thy sunny smile shall gladden me;
But I may pass the old church door
And pace the floor that covers thee;
 
May stand upon the cold, damp stone,
And think that frozen lies below
The lightest heart that I have known,
The kindest I shall ever know.
 
Yet, though I cannot see thee more
'Tis still a comfort to have seen,
And though thy transient life is o'er
'Tis sweet to think that thou hast been;
 
To think a soul so near divine,
Within a form so angel fair
United to a heart like thine
Has gladdened once our humble sphere.
 

Thơ Emily Brontë

 


Emily Jane Brontë (30 tháng 7 năm 1818 – 19 tháng 12 năm 1848) – nhà văn, nhà thơ Anh, một trong số ba chị em nhà Brontë, tác giả của tiểu thuyết duy nhất “Đồi gió hú (Wuthering Heights) nổi tiếng thế giới cũng như nhiều bài thơ hay nổi tiếng.
 
Tiểu sử:
Emily là con thứ năm trong gia đình của một linh mục nghèo người Ireland, Patrick Brontë và vợ Maria Brenwell. Mẹ mất khi Emily ba tuổi. Một thời gian, cô học cùng các chị gái tại trường Clergy Daughters ở Cowan Bridge. Dịch bệnh bùng phát ở trường và cướp đi sinh mạng của hai cô chị, Maria và Elizabeth, đã khiến Emily 6 tuổi bị sốc và ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống và công việc sau đó của cô.
 
Năm 1835, Emily học tại Roe Head School nhưng sớm trở lại Haworth vì nỗi nhớ nhà. Năm 1837 cô làm giáo viên ở Law Hill thuộc vùng ngoại ô Halifax và năm 1842 cô đến Brussels cùng Charlotte để tiếp tục con đường học vấn. Sau khi trở về từ Brussels, Emily chỉ rời Haworth một lần – vào năm 1845, Anne tổ chức cho cô và bản thân một chuyến đi ngắn đến York. 
 
Năm 1846, tập thơ “Thơ của Currer, Ellis và Acton Bell” (Poems by Currer, Ellis, and Acton Bell) của ba chị em được xuất bản. Những bài thơ của Emily – “Ellis” - nhận được lời khen ngợi từ các nhà phê bình. Năm 1847, cuốn tiểu thuyết “Đồi gió hú” (Wuthering Heights) của cô được xuất bản, sau này đã mang lại danh tiếng cho cô. Trong suốt cuộc đời của Emily, cuốn tiểu thuyết này hầu như không được chú ý, chỉ đến cuối thế kỷ XIX mới nhận được sự công nhận phổ biến trong giới văn chương.
 
Vào tháng 9 năm 1848, Emily bị cảm lạnh tại đám tang của anh trai và hai tháng sau đó chết vì bệnh lao phổi.  
 
Thơ của bà đặc biệt được đánh giá cao hiện nay. Những bài thơ “Hồi tưởng” (Remembrance), "Tù nhân" (The Prisoner) và nhiều bài thơ khác mang đến cho bà danh tiếng của một nữ thi sĩ tài năng, không kém phần so với Blake, Shelley hay Byron.
 
5 bài thơ
 


TÌNH YÊU VÀ TÌNH BẠN
 
Tình yêu giống như cây hoa hồng dại
Còn tình bạn giống như cây nhựa ruồi
Nhựa ruồi tối còn hoa hồng tươi rói
Nhưng loài hoa nào mới nở được lâu?
 
Hoa hồng dại ngọt ngào giữa mùa xuân,
Và mùa hè nó tỏa hương thơm ngát
Nhưng than ôi, chỉ vừa mới mùa đông
Ai còn gọi hoa hồng kia là đẹp?
 
Hãy vứt bỏ vòng hoa hồng ngớ ngẩn
Đội cho mình vòng hoa bằng nhựa ruồi
Khi tháng mười hai tối tăm vầng trán
Thì nhựa ruồi vẫn xanh mãi không thôi.
__________
*Theo truyền thuyết thì trên chiếc vòng gai mà Đức Chúa Giê-su đã đội khi bị đóng đinh trên cây thập tự có các nhánh nhựa ruồi.
 
Love and Friendship
 
Love is like the wild rose-briar,
Friendship like the holly-tree—
The holly is dark when the rose-briar blooms
But which will bloom most constantly?
 
The wild rose-briar is sweet in spring,
Its summer blossoms scent the air;
Yet wait till winter comes again
And who will call the wild-briar fair?
 
Then scorn the silly rose-wreath now
And deck thee with the holly’s sheen,
That when December blights thy brow
He still may leave thy garland green.
 
 

SỰ THƯƠNG CẢM
 
Đừng bao giờ tuyệt vọng
Sao còn sáng trong đêm
Buổi tối còn giọt sương
Và nắng vàng buổi sáng.
 
Đừng bao giờ tuyệt vọng
Dù nước mắt như sông
Có phải vẫn trong lòng
Những tháng năm đã sống?
 
Bạn khóc – người cũng khóc
Cơn gió cũng thở than
Lá thu, tuyết mùa đông
Giống như người khóc lóc.
 
Tất cả do phận số
Không tránh được điều kia
Quan trọng không bao giờ
Để con tim tan vỡ!
 
Sympathy
 
There should be no despair for you
While nightly stars are burning,
While evening pours its silent dew
And sunshine gilds the morning.
 
There should be no despair, though tears
May flow down like a river:
Are not the best beloved of years
Around your heart forever?
 
They weep - you weep - it must be so;
Winds sigh as you are sighing;
And Winter sheds its grief in snow
Where Autumn"s leaves are lying:
 
Yet these revive, and from this fate
Your fate cannot be parted,
Then journey on, if not elate,
Still, never broken-hearted!
 
 
NGƯỜI KHẮC KỶ XƯA
 
Tài sản của tôi đấy là ánh sáng
Tôi coi khinh, tôi nhạo báng với tình
Và sự khát khao đạt đến vinh quang
Chỉ là giấc mơ biến mất buổi sáng.
 
Chỉ một điều mà tôi đang cầu khẩn
Chỉ một điều vang lên giữa bờ môi:
“Xin hãy cho tôi có được tự do
Và hãy để con tim này yên tĩnh!”
 
Vâng, ngày tháng của tôi rất chóng vánh
Nhưng tôi vẫn không phải sống vội vàng
Trong sự sống, cái chết cần linh hồn
Với lòng can đảm để mà chịu đựng.
 
The Old Stoic
 
Riches I hold in light esteem;
And Love I laugh to scorn;
And lust of fame was but a dreem
That vanished with the morn.
 
And if I pray, the only prayer
That moves my lips for me
Is, 'Leave the heart that now I bear,
And give me liberty !'
 
Yes, as me swift days near their goal,
'Tis all that I implore;
In life and death, a chainless soul,
With courage to endure.
 
 


HY VỌNG
 
Hy vọng không là bạn
Kẻ vô công rồi nghề
Ngồi xem có điều gì
Số phận tôi mang đến.
 
Đôi khi còn tàn nhẫn
Khi tôi có việc cần
Khi tôi gọi cô nàng
Thì cô nàng chạy trốn!
 
Và cũng rất khó nhọc
Mọi việc chẳng hòa đồng
Khi tôi khóc, nó mừng
Khi tôi mừng – nó khóc.
 
Cũng chẳng có lòng thương
Những khi tôi đau đớn
Làm ơn! – tôi lên tiếng
Thì hy vọng quay lưng.
 
Đừng mong, đừng chờ đợi
Hy vọng như con chim
Bay vào giữa trời xanh
Không bao giờ quay lại!
 
Hope
 
Hope was but a timing friend;
She sat without the grated den,
Watching how my fate would tent,
Even as selfish-hearted men.
 
Are was cruel in her fear;
Trought the bars, one dreary day,
I looked out to see her there,
And she turned her face away !
 
Like a false guard, fals watch keeping,
Still, in strife, she whispered peace;
She would sing while I was weeping,
If I listened, she woould cease.
 
False she was, and unrelenting;
When my last joys strewed the ground,
Even Sorrow saw, repenting,
Those sad relics scattered round;
 
Hope, whose whisper would have given
Balm to all my frenzied pain,
Stretched her wings, and soared to heaven,
Went, and ne'er returned again!
 
 
TÔI HẠNH PHÚC KHI VỀ NƠI XA THẲM
 
Tôi hạnh phúc khi về nơi xa thẳm
Mang linh hồn từ cát bụi vào đêm
Nhè nhẹ gió và ánh trăng chiếu sáng
Xuyên qua bao thế giới dõi mắt nhìn.
 
Không còn tôi, không còn ai bên cạnh
Không mặt đất, không biển, chẳng còn mây
Nơi chỉ có linh hồn tôi tôi thơ thẩn
Trong cõi bao la vô tận không thôi.
 
I'm happiest when most away
 
I'm happiest when most away
I can bear my soul from its home of clay
On a windy night when the moon is bright
And the eye can wander thru worlds of light
 
When I am not and none beside
Nor earth nor sea nor cloudless sky
But only spirit wandering wide
Through infinite immensity.
 

Thơ Charlotte Brontë

 

Charlotte Brontë (21 tháng 4 năm 1816 – 31 tháng 3 năm 1855) – nữ nhà văn, nhà thơ Anh. Charlotte là chị cả trong số ba chị em nhà Brontë sống sót sau khi trưởng thành và có những cuốn tiểu thuyết trở thành tác phẩm kinh điển của văn học Anh.
 
Tiểu sử
Charlotte Brontë sinh ngày 21 tháng 4 năm 1816 tại Yorkshire, là con thứ ba trong số sáu người con của Maria và Patrick Brontë, một giáo sĩ Anh giáo người Ireland. Maria qua đời vì bệnh ung thư vào ngày 15 tháng 9 năm 1821, để lại 5 cô con gái là Maria, Elizabeth, Charlotte, Emily, Anne và một cậu con trai, Branwell cho người chồng nuôi dưỡng với sự giúp đỡ của người dì.
 
Khi Charlotte lên 8 tuổi, hai chị gái là Maria và Elizabeth chết vì bệnh lao. Sự kiện này khiến Charlotte trở thành người phụ trách gia đình vì là người lớn nhất trong số bốn người con còn lại, điều này đã củng cố nhân cách và tinh thần của cô.
 
Năm 1846, Charlotte thuyết phục các em gái của mình xuất bản một tập thơ dưới những bút danh nam giới: Currer, Ellis, Acton Bell – một thất bại về mặt thương mại (tập thơ này chỉ bán được hai cuốn). Tuy nhiên, vào cuối năm 1847, những tiểu thuyết đầu tay của cả ba chị em đã được xuất bản và “Jane Eyre” của Charlotte Bronte đã thành công ngoài sức tưởng tượng.
 
Sau khi xuất bản cuốn “Shirley” vào năm 1849, một tin đồn lan truyền rằng có một giáo viên bình thường đang ẩn dưới bút danh nam là Currer Bell. Charlotte đã trở thành một người nổi tiếng trong giới văn học và việc xuất bản “Villette” vào năm 1853 càng củng cố thêm danh tiếng của nữ nhà văn.
 
Vào tháng 12 năm 1852, Charlotte nhận được lời cầu hôn từ linh mục Arthur Bell Nicholls. Cha của Charlotte đã phản đối việc này, một phần vì khả năng tài chính của Arthur Bell, mặt khác, ông cho rằng con gái mình sẽ đau đớn khi phải mang thai và sinh em bé mà không để lại hậu quả thảm khốc. Để không làm cha buồn, Charlotte đã từ chối Arthur. Mặc dù vậy, Bell Nicholls vẫn không bỏ cuộc và tiếp tục tán tỉnh, cuối cùng cặp đôi kết hôn vào ngày 29 tháng 6 năm 1854. Cuộc hôn nhân tuy hạnh phúc nhưng rất ngắn ngủi. Charlotte Brontë qua đời trong giai đoạn  cuối của thai kỳ vào ngày 31 tháng 3 năm 1855.
 
Nữ nhà văn được chôn cất trong hầm mộ của gia đình tại Nhà thờ St Michael và tất cả các Thiên thần ở Haworth.
 
3 bài thơ
 

ĐỜI
 
Đời không là một giấc mơ
Mà đêm tối – như người ta thường nói.
Buổi sáng trời đổ cơn mưa nhỏ
Là dấu hiệu của một ngày vui.
 
Đôi khi mưa gió đầy trời
Nhưng rồi qua nhanh sau đấy
Mưa cho hoa hồng tươi lại
Hết buồn là đến vui thôi.
 
Những giờ khắc của cuộc đời
Đã đi không còn quay lại
Tận hưởng những ân huệ ấy
Bởi chúng đang bay, đang bay.
 
Cái chết thì vẫn đâu đây
Theo cuộc đời như chiếc bóng
Khi nào tử thần lên tiếng
Số kiếp sẽ định đoạt thôi.
 
Hy vọng luôn có trong đời
Giúp ta dễ dàng chiến thắng
Hy vọng chính là đôi cánh
Mang ta bay giữa bầu trời.
 
Mặc cho còn nhiều trở ngại
Mà ta sẽ gặp trong đời
Nhưng vinh quang và tuyệt vời
Là những tháng năm đang đợi!
 
Life
 
Life, believe, is not a dream
So dark as sages say;
Oft a little morning rain
Foretells a pleasant day.
 
Sometimes there are clouds of gloom,
But these are transient all;
If the shower will make the roses bloom,
O why lament its fall?
 
Rapidly, merrily,
Life’s sunny hours flit by,
Gratefully, cheerily
Enjoy them as they fly!
 
What though Death at times steps in,
And calls our Best away?
What though sorrow seems to win,
O’er hope, a heavy sway?
 
Yet Hope again elastic springs,
Unconquered, though she fell;
Still buoyant are her golden wings,
Still strong to bear us well.
 
Manfully, fearlessly,
The day of trial bear,
For gloriously, victoriously,
Can courage quell despair!
 
 
VỀ CÁI CHẾT CỦA EMILY
 
Em không bao giờ còn biết
Nỗi đau của cả gia đình
Khổ sở vì không còn em.
Chỉ còn nước mắt an ủi
Trong tuyện vọng và buồn tủi
Trong im lặng, đau buồn.
 
Không còn nỗi đau hằng đêm
Không còn nỗi đau ly biệt
Từng hành hạ tâm hồn em
Khi con tim đau khổ
Và con tim cầu cứu
Một điều gì đó trong đêm.
 
Và em không còn nhớ rằng
Mắt trống rỗng nhìn phía trước
Cuộc đời hoang vu cô độc.
“Mệt mỏi, tăm tối, thê lương
Làm sao chịu được hành trình
Nặng nề và khó nhọc?”
 
Đã qua nỗi đau kinh hoàng
Gia đình mong em yên nghỉ
Cuộc đời là bể khổ.
Cầu Chúa sự bình yên
Và tĩnh lặng, và hân hoan
Khi về với em nơi đó.
 
On the Death of Emily Jane Brontë
 
My darling thou wilt never know
The grinding agony of woe
That we have bourne for thee,
Thus may we consolation tear
E'en from the depth of our despair
And wasting misery.
 
The nightly anguish thou art spared
When all the crushing truth is bared
To the awakening mind,
When the galled heart is pierced with grief,
Till wildly it implores relief,
But small relief can find.
 
Nor know'st thou what it is to lie
Looking forth with streaming eye
On life's lone wilderness.
"Weary, weary, dark and drear,
How shall I the journey bear,
The burden and distress?"
 
Then since thou art spared such pain
We will not wish thee here again;
He that lives must mourn.
God help us through our misery
And give us rest and joy with thee
When we reach our bourne!
 

 
VỀ CÁI CHẾT CỦA ANNE
 
Dường như đời tôi đã hết
Chết không sợ. Sống không thương
Ánh sáng của tôi là em
Tôi chết vì em, nếu được.
 
Tôi thấy, khi đôi mắt khép
Em trút hơi thở cuối cùng
Tôi đợi bóng hoàng hôn
Phủ lên làn da tái nhợt.
 
Để làn gió xua đám mây
Để mặt trời sẽ lặn
Con tim chân thành nồng ấm
Xin đa tạ Chúa điều này.
 
Không ai còn giúp được tôi
Chén cuộc đời uống cạn
Rồi một đêm nào kinh khủng
Tôi một mình sẽ ra đi.
 
On The Death Of Anne Brontë
 
There's little joy in life for me,
 And little terror in the grave;
I've lived the parting hour to see
 Of one I would have died to save.
 
Calmly to watch the failing breath,
 Wishing each sigh might be the last;
Longing to see the shade of death
 O'er those belovèd features cast.
 
The cloud, the stillness that must part
 The darling of my life from me;
And then to thank God from my heart,
 To thank Him well and fervently;
 
Although I knew that we had lost
 The hope and glory of our life;
And now, benighted, tempest-tossed,
 Must bear alone the weary strife.
 

Thơ Thomas Hardy

 


Thomas Hardy (2 tháng 6 năm 1840 – 11 tháng 1 năm 1928) – nhà văn, nhà thơ Anh cuối thời đại Victoria. Ông là nhà văn thiên về tiểu thuyết xã hội thấm đẫm chất bi quan, những nhân vật trong các tác phẩm của ông không chịu đựng được hoàn cảnh sống, đạo đức của xã hội và những đòn đau của số phận.
 
Tiểu sử:
Thomas Hardy sinh ngày 2 tháng 6 năm 1840 tại hạt Dorset ở Tây Nam nước Anh, bên bờ eo biển Anh. Tổ tiên của nhà văn là quý tộc, nhưng sau nghèo đến nỗi cha và ông phải làm thợ xây. Gia đình có hai cậu con trai và hai cô con gái sống ở ngôi làng chỉ có 8 ngôi nhà và dân số là năm mươi người. 
 
Mẹ của Thomas, người biết đọc nhưng không biết viết, đã quyết định rằng con trai bà xứng đáng được hưởng một nền giáo dục tốt hơn những gì bà đã từng nhận được. Giáo dục bắt buộc không tồn tại trong những năm đó và nhiều trẻ em nông thôn lớn lên mà không học đọc hay viết. Thomas là một ngoại lệ – năm chín tuổi, cậu bé được gửi đi học tại trường của giáo xứ.
 
Năm 1856, Thomas Hardy tốt nghiệp trung học ở tuổi 16 và được học kiến trúc do kiến trúc sư John Hicks ở Dorchester dạy. Đồng thời, chàng trai bắt đầu học tiếng Hy Lạp, tiếng Latin với sự hỗ trợ của nhà thơ và nhà ngôn ngữ học William Barnes.
 
Trở về Dorchester với tư cách là một kiến trúc sư độc lập, Hardy đã lên kế hoạch để tiến hành công việc phục chế nhưng đồng thời cũng bắt đầu thực hiện những bước đầu tiên của mình trong văn học. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của Thomas, “Gã nghèo và nàng tiểu thư” (The Poor Man and the Lady), không bao giờ đến được với bạn đọc – tác giả đã hủy bản thảo sau khi bị nhà xuất bản từ chối. Để không thất vọng trong tương lai, nhà văn đã xuất bản ẩn danh tác phẩm “Những phương thuốc tuyệt vọng” (Desperate Remedies) năm 1871.
 
Một năm trước đó, Thomas đã gặp người vợ đầu tiên là Emma ở Cornwall và họ cưới nhau năm 1874. Họ sống cùng nhau ở Dorset và London trong mười năm, trong thời gian đó Hardy trở thành một nhà văn chuyên nghiệp. Emma mất năm 1912. Sự công nhận đầu tiên đến với ông nhờ cuốn tiểu thuyết thứ năm, “Xa đám đông điên loạn” (Far from the Madding Crowd) xuất bản lần đầu trên tạp chí Cornhill ở London, và sau đó được xuất bản thành một cuốn sách riêng…
 
Năm 1913, cuốn sách cuối cùng của Hardy, “Người đàn ông thay đổi” (A Changed Man and Other Tales) được xuất bản, nơi ông vẫn trung thành với gốc rễ Dorset của mình. Một năm sau, Hardy bước vào một cuộc hôn nhân mới với nữ nhà văn Florence Dugdale trẻ hơn ông 39 tuổi. Họ sống cùng nhau ở Max Gate cho đến khi Hardy qua đời vào năm 1928, khi ông 87 tuổi. Tro cốt của Thomas Hardy được chôn cất trong Góc Thi sĩ ở Tu viện Westminster và trái tim của ông trong mộ Emma, không xa nơi sinh của nhà văn. Thomas Hardy hai lần được đề cử vào danh sách những người đoạt giải Nobel Văn học.
 
Tác phẩm:
 
Văn
*Gã nghèo và nàng tiểu thư, The Poor Man and the Lady), 1867
*Những phương thuốc tuyệt vọng, Desperate Remedies), 1871
*Dưới tán cây rừng (Under the Greenwood Tree), 1872 
*Mắt biếc (A Pair of Blue Eyes), 1873
*Xa đám đông điên loạn (Far from the Madding Crowd),1874
*Bàn tay của Ethelberta (The Hand of Ethelberta, 1876)
*Trở lại cố hương (The Return of the Native), 1878
*Thị trưởng Casterbridge (The Mayor of Casterbridge), 1886
*Người yêu dấu (The Well Beloved), 1892
*Người đàn ông thay đổi” (A Changed Man), 1913
 
Thơ
*Những bài thơ Wessex (Wessex Poems, Стих.;
*Thơ về quá khứ và hiện tại (Poems of the Past and Present), 1902
*Trò đùa của thời gian (Times Laighing-Stocks), 1909
*Thơ tuyển (Selected Poems), 1916
*Tuyển tập thơ (Collected Poems), 1919
*Thơ cuối đời (Late Lyrics), 1920
 
5 bài thơ
 


BIỆT LY
 
Trời đang đổ cơn mưa
Tiếng xạc xào cây lá
Anh đây – em đâu đó
Trăm dặm giữa hai ta.
 
Giá không vì tiết trời
Giá không vì đường dài
Làm cho ta ly biệt
Có lẽ chỉ nụ cười.
 
Nhưng cái điều ngăn cản
Làm ta phải biệt ly
Mạnh hơn gió, hơn mưa
Và dài hơn năm tháng.
1893
 
The Division
 
Rain on the windows, creaking doors,
With blasts that besom the green,
And I am here, and you are there,
And a hundred miles between!
 
O were it but the weather, Dear,
O were it but the miles
That summed up all our severance,
There might be room for smiles.
 
But that thwart thing betwixt us twain,
Which nothing cleaves or clears,
Is more than distance, Dear, or rain,
And longer than the years!
 
 
VĂN BIA CHO NGƯỜI BI QUAN
 
Tôi là Smith ở Stoke, ngoài sáu mươi
Sống thiếu đàn bà trong suốt cuộc đời
Giờ chỉ một điều ước mong ở Chúa
Giá mà bố tôi xưa cũng giống tôi.
 
Epitaph On A Pessimist
 
I'm Smith of Stoke aged sixty odd
I've lived without a dame all my life
And wish to God
My dad had done the same.
 
 


NGƯỜI MÀ ANH ĐÃ GIẾT
 
Giá mà gặp lại anh
Tôi sẽ ngồi chung bàn
Và cùng nhau rót rượu
Uống với nhau nhẹ nhàng.
 
Nhưng ở ngoài chiến trường
Khi xông lên đối mặt
Thì tôi đã giết chết
Anh ngay chỗ của mình.
 
Vâng, tôi đã bắn anh
Bởi vì anh là giặc
Không còn cách nào khác
Điều đó đã rõ ràng.
 
Có thể, anh cũng từng
Như tôi, không việc làm
Không còn nơi ẩn náu
Mới phải ra chiến trường.
 
Chiến tranh là chiến tranh!
Với người ta đã giết
Có lẽ rượu ta rót
Và chia sẻ chút tiền.
 
The Man He Killed
 
Had he and I but met
By some old ancient inn,
We should have set us down to wet
Right many a nipperkin!
 
But ranged as infantry,
And staring face to face,
I shot at him as he at me,
And killed him in his place.
 
I shot him dead because—
Because he was my foe,
Just so: my foe of course he was;
That's clear enough; although
 
He thought he'd 'list, perhaps,
Off-hand like—just as I—
Was out of work—had sold his traps—
No other reason why.
 
Yes; quaint and curious war is!
You shoot a fellow down
You'd treat, if met where any bar is,
Or help to half a crown.
 
 
ĐÊM THÁNG MƯỜI MỘT
 
Tôi để ý đổi thay
Thời tiết trên cửa kính
Khi cơn gió lay động
Đêm nửa tỉnh nửa mơ.
 
Rồi lá rơi vào phòng
Và lá rơi xuống giường
Cây có điều buồn bã
Muốn nói cùng bóng đêm.
 
Lá chạm vào tay tôi
Tôi nghĩ là em đến
Dường như em đang đứng
Và đã biết điều này!
 
A Night in November
 
I marked when the weather changed,
And the panes began to quake,
And the winds rose up and ranged,
That night, lying half-awake.
 
Dead leaves blew into my room,
And alighted upon my bed,
And a tree declared to the gloom
Its sorrow that they were shed.
 
One leaf of them touched my hand,
And I thought that it was you
There stood as you used to stand,
And saying at last you knew!
 
 

NHÀ THƠ
 
Ánh mắt nhìn nghiêm khắc và kiêu hãnh
Trí tuệ của anh như muốn nói rằng
Anh không cần bữa tối với rượu vang
Và không cần những bàn ăn tự chọn.
 
Tôn vinh của người đời không cần đến
Quyền lực, vinh quang, giàu có không cần
Không cần người hành hương từ xa xăm
Tò mò ghé đến nhà anh thăm viếng.
 
Nhưng khi anh đã đi hết cuộc đời
Và cho bạn người ta mang tin đến
Thì buổi hoàng hôn, giữa trời chạng vạng
Hãy ghé mồ anh và nói những lời:
 
“Dù thơ anh hay dở, nhưng trên đời
Từng yêu anh có hai người phụ nữ”.
Bạn hãy đứng và nói lúc tối trời:
Lời khen cho anh thế này là đủ.
 
A Poet
 
Attentive eyes, fantastic heed,
Assessing minds, he does not need,
Nor urgent writs to sup or dine,
Nor pledges in the roseate wine.
 
For loud acclaim he does not care
By the august or rich or fair,
Nor for smart pilgrims from afar,
Curious on where his hauntings are.
 
But soon or later, when you hear
That he has doffed this wrinkled gear,
Some evening, at the first star-ray,
Come to his graveside, pause and say:
 
'Whatever his message his to tell
Two thoughtful women loved him well.'
Stand and say that amid the dim:
It will be praise enough for him.