Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

Thơ Adrian Mitchell

 


Adrian Mitchell (24 tháng 10 năm 1932 – 20 tháng 12 năm 2008) – nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch người Anh. Ông khởi đầu là một nhà báo, sau đó trở thành một nhân vật nổi tiếng trong giới Cánh tả Anh. Trong gần nửa thế kỷ, ông là người dùng thơ để phản đối chiến tranh và chạy đua vũ trang hạt nhân.
 
Tiểu sử
Mitchell sinh ra gần Hampstead Heath, Bắc London. Mẹ ông, Kathleen Fabian, là giáo viên trường mầm non và cha ông, Jock Mitchell, là một nhà hóa học. Adrian đã dàn dựng vở kịch đầu tiên của mình vào năm 9 tuổi, khi vẫn còn đi học. Sau khi tốt nghiệp, Mitchell phục vụ trong Lực lượng Không quân Hoàng gia. Ông tiếp tục theo học tiếng Anh tại Christ Church College, Oxford. Ông trở thành chủ tịch hội thơ ca của trường đại học và biên tập viên văn học của tạp chí “Isis magazine”. Sau khi tốt nghiệp, ông làm phóng viên của tờ “Oxford Mail” và sau đó là tờ “Evening Standard” ở Luân Đôn. Là biên tập viên mảng thơ của tạp chí “New Statesman”, ông là người đầu tiên đăng bài phỏng vấn với nhóm “The Beatles”.
 
Mitchell thường xuyên đọc thơ trước đám đông đặc biệt tại các sự kiện liên quan đến phong trào cánh tả.
 
Bài thơ nổi tiếng của ông “Cho những ai quan tâm” (To Whom It May Concern) đầy mỉa mai cay đắng về sự khủng khiếp của Chiến tranh Việt Nam được chiếu hằng ngày trên truyền hình:
 
Sự thật đã đến với tôi một hôm
Từ ngày đó tôi như người bị nạn
Vỏ thạch cao vào chân tôi hãy dán
Kể tôi nghe điều gian dối về Việt Nam…
 
Ông đọc bài thơ này lần đầu tiên trước một cuộc biểu tình phản chiến hàng nghìn người, bắt đầu từ khu phức hợp hạt nhân ở Berkshire, đi qua các đường phố chính ở London và cuối cùng tràn vào Quảng trường Trafalgar vào ngày lễ Phục Sinh năm 1964. Trong khi Mitchell đọc thơ thì những người biểu tình giận dữ đã lao vào xô xát với cảnh sát. Sau đó ông đã cập nhật các sự kiện hiện tại cho bài thơ này. Nhiều người đã bị sốc khi Mitchell đọc “Kể tôi nghe điều gian dối về Việt Nam” ngay trước cuộc xâm lược Iraq năm 2003.
 
Adrian Mitchell qua đời ở tuổi 76 tại một bệnh viện ở Bắc London do một cơn đau tim. Hai ngày trước khi mất, ông đã hoàn thành bài thơ cuối cùng của mình: “My Literary Career So Far”. Ông coi bài thơ này như một món quà Giáng sinh “cho tất cả bạn bè, gia đình và những động vật mà ông yêu quý”.
 
 


NHỮNG NGƯỜI SỐNG SÓT
HAY SỰ LỰA CHỌN CỦA CALIBAN
 
Thái Bình Dương –
Bán cầu xanh.
Những hòn đảo như dấu chấm.
Máy bay kêu ù ù
Hành khách mở giấy gói bơ.
Một cơn bão ập đến
Ném máy bay rơi xuống biển.
Năm người bơi vào hòn đảo hoang sơ
Và sống sót.
 
Tom là một phóng viên.
Susan là nhà thực vật học.
Jim là nhà vô địch nhảy cao.
Bill là thợ mộc.
Mary là một góa phụ rất kỳ cục.
 
Tom phóng viên ngay lập tức tìm ra nước uống.
Susan nhà thực vật học liền xác định cây chuối rừng
Jim nhà vô địch nhảy cao cắt buồng chuối từ trên ngọn
Bill thợ mộc làm ngay ra một chiếc bàn ăn.
Mary góa phụ lập dị chôn vỏ chuối, nhưng phải nói hai lần.
 
Tất cả họ đi gom củi và đốt lửa.
Buổi hoàng hôn đẹp đến lạ thường.
Sáng hôm sau họ cùng nhau họp bàn.
Tom, Jim, Bill và Susan
Bình chọn để làm sao cho tốt nhất.
Mary, góa phụ lập dị, ngồi im.
 
Tom phóng viên đã giết vài chục con lợn rừng.
Rồi dùng da của chúng để làm ra giấy
Dùng mực bạch tuộc in tờ “Tin tức của Đảo”
Susan nhà thực vật học phát triển các loài chuối mới
Có mùi của sô cô la, bò bít tết, bơ từ đậu
Gà và xi để đánh bóng giày.
 
Jim vô địch nhảy cao tổ chức trò chơi thể thao
Mà anh ta vẫn luôn dễ dàng giành thắng lợi.
Bill thợ mộc làm một bánh xe nước bằng gỗ
Và chuyển đổi năng lượng nước thành điện để dùng
Và sử dụng quặng sắt trên đảo để xây dựng cột đèn.
Tất cả họ đều lo lắng cho Mary, góa phụ lập dị
Cô ấy thiếu tự tin vào chính bản thân mình
Nhưng họ không có thời gian để dỗ dành cô ấy.
 
Núi lửa phun trào, nhưng họ đào một rãnh
Để chuyển hướng cho dung nham xuống biển
Biến thành một bến tàu nơi chúng đóng băng
Họ bị cướp biển tấn công nhưng họ giành chiến thắng
Từ những  khẩu pháo bazooka làm bằng tre họ bắn
Bằng nhím biển đóng gói với thuốc nổ tự làm.
 
Họ cho kẻ ăn thịt người uống liều thuốc của mình
Nhờ kỹ năng nhảy mà sống sót sau động đất
Tom đã từng là một phóng viên về luật pháp
Vì vậy, thành thẩm phán giải quyết mọi tranh giành
Còn nhà thực vật học Susan đi thành lập
Một trường đại học, cũng là một bảo tàng.
Jim – người vô địch môn nhảy cao nhiều lần
Được giao trách nhiệm thực thi pháp luật –
Nhảy vào can thiệp khi có sự bất luân
Bill thợ mộc xây một nhà thờ cho mình
Để đọc bài giảng vào mỗi ngày chủ nhật.
 
Nhưng còn Mary – góa phụ lập dị đáng thương
Mỗi tối cô lang thang qua những đường phố chính
Ngang qua Nhà Quốc hội, qua sàn Chứng khoán
Ngang qua kho vũ khí, ngang qua nhà tù
Ngang qua cửa hàng lưu niệm Prospero
Qua xưởng phim R.L.Stevenson, khách sạn Defoe
Cô lo lắng khi lang thang rồi ngồi trên bến cảng
Cô thở dài ngao ngán
Như thể mất mát rất nhiều
Như một kẻ đang yêu
Và cô mở to đôi mắt
Nhìn buổi hoàng hôn có một không hai.
______________
*Caliban là quái vật độc ác của Shakespeare trong vở “The Tempest”.
 
The Castaways or Vote for Caliban
 
A Pacific Ocean —
A blue demi-globe.
Islands like punctuation marks.
A cruising airliner;
Passengers unwrapping pats of butter.
A hurricane arises,
Tosses the plane into the sea.
Five of them, flung onto an island beach,
Survived.
 
Tom the reporter.
Susan the botanist.
Jim the high jump champion.
Bill the carpenter.
Mary the eccentric widow.
 
Tom the reporter sniffed out a stream of drinkable water.
Susan the botanist identified the banana tree.
Jim the high-jump champion jumped up and down and gave them each a bunch.
Bill the carpenter knocked up a table for their banana supper.
Mary the eccentric widow buried the banana skins, but only after they had asked her twice.
 
They all gathered sticks and lit a fire.
There was an incredible sunset.
Next morning they held a committee meeting.
Tom, Susan, Jim and Bill
Voted to make the best of things.
Mary, the eccentric widow, abstained.
 
Tom the reporter killed several dozen wild pigs.
Tanned their skins into parchment
And printed the Island News with the ink of squids.
Susan the botanist developed the new strains of banana
Which tasted of chocolate, beefsteak, peanut butter,
Chicken and boot polish.
 
Jim the high jump champion organized organized games
Which he always won easily.
Bill the carpenter constructed a wooden water wheel
And converted the water’s energy into electricity
Using iron ore from the hills, he constructed lamppost.
They all worried about Mary, the eccentric widow,
Her lack of confidence and her-
But there was not time to coddle her.
 
The volcano erupted, but they dug a trench
And diverted the lava into the sea
Where it found a spectacular pier
They were attacked by the pirates but defeated them
With bamboo bazookas firing
Sea-urchins packed with home-made nitro-glycerin.
 
They gave the cannibals a dose of their own medicine
And survived an earthquake thanks to their skill in jumping.
Tom had been a court reporter
So he became a magistrate and solved disputes
Susan the Botanist established
A University which also served as a museum.
Jim the high-jump champion
Was put in charge of law enforcement-
Jumped on them when they were bad.
Bill the carpenter built himself a church,
Preached there every Sunday.
 
But Mary the eccentric widow …
Each evening she wandered down the island’s main street,
Past the Stock Exchange, the Houses of Parliament,
The prison and the arsenal.
Past the Prospero Souvenir Shop,
Past the Robert Louis Stevenson Movie Studios, past the Daniel Defoe Motel
She nervously wandered and sat on the end of the pier of lava,
Breathing heavily,
As if at a loss,
As if at a lover,
She opened her eyes wide
To the usual incredible sunset.
 
 

CHO NHỮNG AI QUAN TÂM
 
Sự thật đã đến với tôi một hôm
Từ ngày đó tôi như người bị nạn
Vỏ thạch cao vào chân tôi hãy dán
Kể tôi nghe điều gian dối về Việt Nam.
 
Nghe đồng hồ báo thức kêu đau đớn
Không hiểu sao, sau đấy lại mơ màng
Tai của tôi lấy ngọc trai che kín
Vỏ thạch cao vào chân tôi hãy dán
Kể tôi nghe điều gian dối về Việt Nam.
 
Hễ nhắm mắt lại thấy lửa cháy lên
Tôi tạo một danh bạ bằng đá trắng
Hãy dán mí mắt của tôi bằng mật ong
Tai của tôi lấy ngọc trai che kín
Vỏ thạch cao vào chân tôi hãy dán
Kể tôi nghe điều gian dối về Việt Nam.
 
Mùi gì đang cháy, hy vọng là não của tôi
Chúng giống như những cánh hoa rơi xuống
Hãy nhét vào lỗ mũi tôi củ hành
Hãy dán mí mắt của tôi bằng mật ong
Tai của tôi lấy ngọc trai che kín
Vỏ thạch cao vào chân tôi hãy dán
Kể tôi nghe điều gian dối về Việt Nam.
 
Bạn đã ở đâu khi người ta gây án?
Dưới tượng đài Cenotaph lang thang?
Hãy xích lưỡi của tôi bằng rượu mạnh
Hãy nhét vào lỗ mũi tôi củ hành
Hãy dán mí mắt của tôi bằng mật ong
Tai của tôi lấy ngọc trai che kín
Vỏ thạch cao vào chân tôi hãy dán
Kể tôi nghe điều gian dối về Việt Nam.
 
Những kẻ ném bom có còn lương tâm
Bóp nghẹt mọi thứ của con người trần
Hãy cạo da của tôi với người phụ nữ
Hãy xích lưỡi của tôi bằng rượu mạnh
Hãy nhét vào lỗ mũi tôi củ hành
Hãy dán mí mắt của tôi bằng mật ong
Tai của tôi lấy ngọc trai che kín
Vỏ thạch cao vào chân tôi hãy dán
Kể tôi nghe điều gian dối về Việt Nam.
______________
*Cenotaph – tượng đài tưởng niệm những người Anh đã chết trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.
 
Trong bài thơ đọc trước hàng ngàn người năm 2003 chống chiến tranh tại I-rắc có thêm những dòng sau:
 
Kể tôi nghe điều gian dối về Aghanistan.
Kể tôi nghe điều gian dối về Israel.
Kể tôi nghe điều gian dối về Congo.
Kể tôi nghe điều gian dối, hở ngài Bush.
Kể tôi nghe điều gian dối, ngài Blair, Brown, Blair-Brown.
Kể tôi nghe điều gian dối về Việt Nam.  
 

To Whom It May Concern
 
I was run over by the truth one day.
Ever since the accident I've walked this way
So stick my legs in plaster
Tell me lies about Vietnam.
 
Heard the alarm clock screaming with pain,
Couldn't find myself so I went back to sleep again
So fill my ears with silver
Stick my legs in plaster
Tell me lies about Vietnam.
 
Every time I shut my eyes all I see is flames.
Made a marble phone book and I carved out all the names
So coat my eyes with butter
Fill my ears with silver
Stick my legs in plaster
Tell me lies about Vietnam.
 
I smell something burning, hope it's just my brains.
They're only dropping peppermints and daisy-chains
So stuff my nose with garlic
Coat my eyes with butter
Fill my ears with silver
Stick my legs in plaster
Tell me lies about Vietnam.
 
Where were you at the time of the crime?
Down by the Cenotaph drinking slime
So chain my tongue with whisky
Stuff my nose with garlic
Coat my eyes with butter
Fill my ears with silver
Stick my legs in plaster
Tell me lies about Vietnam.
 
You put your bombers in, you put your conscience out,
You take the human being and you twist it all about
So scrub my skin with women
Chain my tongue with whisky
Stuff my nose with garlic
Coat my eyes with butter
Fill my ears with silver
Stick my legs in plaster
Tell me lies about Vietnam.
 
=
You put your bombers in, you put your conscience out,
You take the human being and you twist it all about
So scrub my skin with women
Chain my tongue with whisky
Stuff my nose with garlic
Coat my eyes with butter
Fill my ears with silver
Stick my legs in plaster
Tell me lies, tell me lies about Aghanistan.
Tell me lies about Israel.
Tell me lies about Congo.
Tell me, tell me lies Mr Bush.
Tell me lies Mr B-B-Blair, Brown, Blair-Brown.
Tell me lies about Vietnam.
 

Thơ Lewis Carroll

 


Lewis Carroll là bút danh của Charles Lutwidge Dodgson (27 tháng 1 năm 1832 – 14 tháng 1 năm 1898) – nhà văn, nhà thơ, nhà toán học, nhà logic học, nhà triết học, nhiếp ảnh gia người Anh. Ông là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng thế giới như: “Alice ở xứ sở thần tiên”, “Alice trong gương”, cũng như các tập thơ “Săn tìm quái vật”, “Jabberwocky” vv…
 
Tiểu sử
Dodgson sinh ngày 27 tháng 1 năm 1832 tại Darsbury, Cheshire trong một gia đình có 7 đứa con gái và 4 trai. Ông bắt đầu tự học ở nhà, tỏ ra thông minh và nhanh trí.. Là người thuận tay trái, theo tài liệu chưa được xác minh, ông bị cấm viết bằng tay trái, do đó đã làm tổn thương tâm lý trẻ (có thể điều này dẫn đến bệnh nói lắp).
 
Dodgson muốn trở thành một linh mục giống như cha mình, vì vậy đã vào học tại khoa thần học, Đại học Oxford, nhưng ở đó ông lại thích toán học. Sau đó, ông đã dạy toán trong suốt một phần tư thế kỷ tại Christ Church, Oxford (1855-1881).
 
Ông bắt đầu sự nghiệp viết lách khi đang học Đại học. Ông làm thơ và viết truyện gửi đến nhiều tạp chí khác nhau dưới bút danh “Lewis Carroll”. Bút danh này được đặt theo lời khuyên của nhà xuất bản và nhà văn Yates. Nó được hình thành từ tên thật của tác giả “Charles Lutwidge”, tương ứng với tên “Karl” (latin –
Carolus) và “Louis” (latin – Ludovicus). Dodgson đã chọn những từ tương đương tiếng Anh khác có cùng tên và thay đổi chúng.   
 
Ngày 4 tháng 7 năm 1862, giáo sư Dodgson đi dạo với gia đình Henry Liddell. Trong chuyến đi này có Alice Liddell và hai chị gái của Alice, Dodgson đã kể câu chuyện về cuộc phiêu lưu của Alice. Ba chị em nhà Liddel đã thuyết phục Dodgson viết ra câu chuyện do ông bịa ra. Năm 1865, “Alice trong xứ sở thần tiên” được xuất bản thành một cuốn sách riêng với bút danh Lewis Carroll. Bản thân tác giả cũng coi “Alice” là truyện cổ tích dành cho người lớn và chỉ đến năm 1890 mới phát hành phiên bản dành cho trẻ em. Sau khi ấn bản đầu tiên của truyện được phát hành, độc giả đã gửi nhiều thư yêu cầu ông tiếp tục câu chuyện hấp dẫn này. Và Carroll đã viết “Alice trong gương” (xuất bản năm 1871).
 
Những cuốn sách về Alice không phải là những tác phẩm duy nhất của Carroll.
 
Bản thân nhà văn đã gọi những tác phẩm của mình là vô nghĩa (nonsense) và không coi trọng chúng. Ông coi công việc chính của cuộc đời mình là công trình toán học nghiêm túc dành riêng cho nhà toán học Hy Lạp cổ đại Euclid.
 
Các chuyên gia hiện đại tin rằng sự đóng góp khoa học chính của Dodgson là do các công trình của ông về logic toán học. Còn trẻ em và người lớn khắp thế giới lại đọc truyện cổ tích của ông một cách thích thú.
 
Dodgson chết vì bệnh viêm phổi sau bệnh cúm vào ngày 14 tháng 1 năm 1898 tại nhà của chị gái ông ở Guildford thuộc hạt Surrey, chỉ 4 ngày trước khi người bạn Henry Liddell qua đời. Hai tuần nữa ông sẽ bước sang tuổi 66. Tang lễ của ông được tổ chức tại Nhà thờ St. Mary gần đó. Thi thể của ông được chôn cất tại Nghĩa trang Mount ở Guildford.
 
Ông được tưởng niệm tại Nhà thờ All Saints ', Daresbury, trong các ô cửa sổ kính màu mô tả các nhân vật của “Alice ở xứ sở thần tiên”. Năm 1982, một phiến đá tưởng niệm Carroll được khánh thành ở “Góc Thi Sĩ” (Poets 'Corner) của Tu viện Westminster danh tiếng. 
 
3 bài thơ
 

TẤT CẢ Ở TRONG MỘT BUỔI CHIỀU VÀNG
 
Tất cả ở trong một buổi chiều vàng
Khi chúng tôi bơi thuyền rất thong thả
Bởi chèo thuyền là việc không hề dễ
Những cánh tay nhỏ bé vẫn nhịp nhàng
Theo dòng nước êm ả, chiếc thuyền con
Đưa chúng tôi đi về nơi xa lạ.
 
Bộ ba nghiệt ngã! Trong giờ như vậy
Dưới tiết trời đáng lẽ ngủ mơ màng
Đáng lẽ nghỉ ngơi, đáng lẽ nhìn sông
Thì ba cô gái đòi tôi chuyện kể
Chỉ một mình tôi làm sao có thể
Từ chối ba giọng nói vẻ cầu xin?
 
Cô thứ nhất lên tiếng: “Nào bắt đầu”
Có vẻ như cần làm ngay lập tức
Cô thứ hai: “Nhẹ nhàng hơn một chút
Chỉ cần những điều vô nghĩa mà thôi!”
Còn cô thứ ba ngắt lời chúng tôi
Không dưới một lần chỉ trong một phút.
 
Thế rồi đến lúc có sự lặng yên
Có vẻ như trong mơ đang tìm bắt
Những giấc mơ trẻ đi về vùng đất
Mới mẻ, hoang vu đầy nét diệu huyền
Nơi những con thú trò chuyện với chim
Khó mà tin rằng đấy là sự thật.
 
Cho đến khi ý tưởng dần cạn kiệt
Như mạch nước nguồn trong giếng đã khô
Thì tôi nói: “Ta dừng lại ở đây
Và có thể lần sau ta tiếp tục”
“Đây là lần sau! Lần sau là đây!”
Ba giọng nói kêu lên đầy hạnh phúc.
 
Và câu chuyện về xứ sở thần tiên
Cứ dần dần kéo dài ra như vậy
Có bao sự kiện lạ kỳ trong đấy
Cho đến lúc này câu chuyện đã xong
Còn chúng tôi – phi hành đoàn vui vẻ
Trở về nhà trong nắng buổi hoàng hôn.
 
Alice! Câu chuyện cho trẻ con
Trong những bàn tay dịu dàng hãy giữ
Có bao ước mơ tuổi thơ trong đó
Hãy nhớ giữ trong ký ức của mình
Giống như những người hành hương bảo vệ
Hoa mang về từ xứ sở xa xăm.
______________
*“Tất cả ở trong buổi một chiều vàng” là bài thơ mở đầu cho cuốn sách “Alice ở xứ sở thần tiên” (Alice's Adventures in Wonderland) in năm 1865 của Lewis Carroll. Carroll nhớ lại một “buổi chiều vàng” năm 1862, khi ông đi thuyền trên sông Thêm từ Oxford đến Godstow cùng với ba cô con gái của ngài Henry Liddell. “Cô thứ nhất” là Lorina (Prima) 13 tuổi, “Cô thứ hai” là Alice (Secunda) 10 tuổi và “Cô thứ ba” là Edith (Tertia) 8 tuổi. Alice đã truyền cảm hứng cho nhân vật chính của Carroll, Alice.
 
All in the golden afternoon
 
All in the golden afternoon
Full leisurely we glide;
For both our oars, with little skill,
By little arms are plied,
While little hands make vain pretence
Our wanderings to guide.
 
Ah, cruel Three! In such an hour,
Beneath such dreamy weather,
To beg a tale of breath too weak
To stir the tiniest feather!
Yet what can one poor voice avail
Against three tongues together?
 
Imperious Prima flashes forth
Her edict "to begin it"—
In gentler tones Secunda hopes
"There will be nonsense in it!"—
While Tertia interrupts the tale
Not more than once a minute.
 
Anon, to sudden silence won,
In fancy they pursue
The dream-child moving through a land
Of wonders wild and new,
In friendly chat with bird or beast—
And half believe it true.
 
And ever, as the story drained
The wells of fancy dry,
And faintly strove that weary one
To put the subject by,
"The rest next time—" "It is next time!"
The happy voices cry.
 
Thus grew the tale of Wonderland:
Thus slowly, one by one,
Its quaint events were hammered out—
And now the tale is done,
And home we steer, a merry crew,
Beneath the setting sun.
 
Alice! A childish story take,
And with a gentle hand,
Lay it where Childhood's dreams are twined
In Memory's mystic band,
Like pilgrim's withered wreath of flowers
Plucked in far-off land.
 
 


BÀI HÁT CHO BÚP BÊ CỦA BESSIE
 
Matilda Jane, em không bao giờ nhìn
Nhưng thứ đồ chơi hoặc sách ảnh đẹp.
Bởi những thứ đó đều là vô ích
Em bị mù, Matilda Jane, biết không!
 
Tôi hỏi em, tôi kể chuyện cho em
Nhưng những câu chuyện của tôi vô bổ
Không bao giờ em trả lời tôi cả
Em bị câm rồi, Matilda Jane!
 
Matilda yêu dấu, tôi gọi em
Nhưng dường như em không nghe gì cả.
Tôi hét lên, to đến mức có thể
Em bị điếc rồi, Matilda Jane!
 
Matilda Jane, em không phải bận tâm
Mặc dù em bị mù, em câm điếc
Nhưng có người yêu em rất chân thật
Người đó là tôi, Matilda Jane!
 
Bessie's Song To Her Doll
 
Matilda Jane, you never look
At any toy or picture-book.
I show you pretty things in vain
You must be blind, Matilda Jane!
 
I ask you riddles, tell you tales,
But all our conversation fails.
You never answer me again
I fear you're dumb, Matilda Jane!
 
Matilda darling, when I call,
You never seem to hear at all.
I shout with all my might and main
But you're so deaf, Matilda Jane!
 
Matilda Jane, you needn't mind,
For, though you're deaf and dumb and blind,
There's some one loves you, it is plain
And that is me, Matilda Jane!
 
 

JABBERWOCKY
 
Chuyện kể rằng xưa có con quái vật
Móng vuốt sắc, đôi mắt nó đỏ bừng
Khi nằm bên sông, khi ở trong rừng
Tiếng gầm của nó vô cùng khủng khiếp.
 
“Hãy coi chừng Jabberwock, con trai!
Hàm nó cắn, móng nó dùng để bắt!
Và coi chừng loài chim Jubjub
Người Bandersnatch dữ nhất đời!”
 
Nhưng người con trai đi mài sắc kiếm
Trong một thời gian phóng ngựa đi tìm
Rồi chàng ngồi nghỉ dưới cây Tum Tum
Và suy nghĩ một hồi trong im lặng.
 
Trong lúc đó, ở gần nơi chàng đứng
Jabberwock với đôi mắt đỏ bừng
Đi xuyên qua những bụi cây trong rừng
Và gầm lên khủng khiếp khi nó đến!
 
Một hai, một hai… chàng giơ thanh kiếm
Rồi đâm vào con quái vật thật mau
Con quái vật đã chết, chàng chặt đầu
Mang theo mình trở về nơi chàng đến.
 
“Có thật con đã giết Jabberwock?
Hãy để cha ôm con nhé, con trai
Thật tuyệt vời, ngày vui nhất là đây!”
Và ông cười thầm trong niềm hạnh phúc.
 
Chuyện kể rằng xưa có con quái vật
Móng vuốt sắc, đôi mắt nó đỏ bừng
Khi nằm bên sông, khi ở trong rừng
Tiếng gầm của nó vô cùng khủng khiếp.
____________
*Jabberwocky – một trong những bài thơ hay nhất của thơ vô nghĩa (nonsensical poetry) – được Carroll đưa vào chương I của cuốn “Alice ở trong gương” (Through the Looking-Glass and What Alice Found There), dịch sát từng chữ sẽ là “Nhìn qua gương soi, và Alice tìm thấy gì?” Nó cũng được coi là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca nhân loại nói chung.
 
Jabberwocky
 
`Twas brillig, and the slithy toves
Did gyre and gimble in the wabe:
All mimsy were the borogoves,
And the mome raths outgrabe.
 
«Beware the Jabberwock, my son!
The jaws that bite, the claws that catch!
Beware the Jubjub bird, and shun
The frumious Bandersnatch!»
 
He took his vorpal sword in hand:
Long time the manxome foe he sought —
So rested he by the Tumtum tree,
And stood awhile in thought.
 
And, as in uffish thought he stood,
The Jabberwock, with eyes of flame,
Came whiffling through the tulgey wood,
And burbled as it came!
 
One, two! One, two! And through and through
The vorpal blade went snicker-snack!
He left it dead, and with its head
He went galumphing back.
 
«And, has thou slain the Jabberwock?
Come to my arms, my beamish boy!
O frabjous day! Callooh! Callay!»
He chortled in his joy.
 
`Twas brillig, and the slithy toves
Did gyre and gimble in the wabe;
All mimsy were the borogoves,
And the mome raths outgrabe.
 

Thơ Edward Lear

 


Edward Lear (12 tháng 5 năm 1812 – 29 tháng 1 năm 1888) – nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ người Anh, một trong những người sáng lập “thơ vô nghĩa” (nonsensical poetry). Ông nổi tiếng nhất với “Cuốn sách vô nghĩa” (A Book of Nonsense) gồm những bài thơ 5 câu (limerick).
 
Edward Lear sinh ngày 12 tháng 5 năm 1812 tại Holloway, Bắc Luân Đôn. Lear là con thứ 20 trong gia đình có 21 người con. Khi lên 15 tuổi, Lear và chị gái được định cư ở một ngôi nhà riêng. Là một họa sĩ tài năng từ bé, Lear bắt đầu làm việc như một họa sĩ minh họa sách. Ở tuổi 19, ông đã xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình.
 
Từ nhỏ, Lear có sức khỏe kém – ông mắc chứng động kinh và hen suyễn. Ở tuổi trưởng thành còn bị thêm bệnh thị lực yếu.
 
Năm 1846, Lear xuất bản “Cuốn sách Vô nghĩa” (A Book of Nonsense), tiếng Việt cũng có thể dịch là cuốn sách của những điều nhảm nhí, vớ vẫn… trong đó bao gồm những bài thơ 5 câu (limerick) ngộ nghĩnh. Thể loại này sớm được phổ biến và trở nên nổi tiếng ở Anh cũng như ở châu Âu.
 
Edward Lear qua đời vào ngày 29 tháng 1 năm 1888 tại Sanremo, Ý.
 
50 Limerick 


1**
Có cô thiếu nữ thành Tơ-roa
Một hôm bầy ruồi làm phiền cô
Một số cô đưa tay ra bóp
Dùng chân giẫm chết một số khác
Một số mang về thành Tơ-roa.
*
There was a Young Lady of Troy,
Whom several large flies did annoy;
Some she killed with a thump,
Some she drowned at the pump,
And some she took with her to Troy.
 
 
2**
Có một ông già ở Tring
Đeo chiếc nhẫn trên mũi của mình
Rồi cứ mỗi đêm trời trăng sáng
Ông lại bước ra, ông chiêm ngưỡng
Ông già ngây ngất với trăng thanh.
*
There was an Old Person of Tring
Who embellished his nose with a ring;
Ha gazed at the moon
Every evening in June,
That ecstatic Old Person in Tring.
 
 
3**
Có một ông già ở Béc-lanh
Hình dáng mong manh đến khác thường
Thế rồi một hôm do nhầm lẫn
Người ta trộn ông vào bột bánh
Đem nướng ông già ở Béc-lanh.
*
There was an Old Person of Berlin,
Whose form was uncommonly thin;
Till he once, by mistake,
Was mixed up in a cake,
So they baked that Old Man of Berlin.
 
 
4**
Có một ông già Tây Ban Nha
Ghét những bệnh tật của tuổi già
Một hôm ông ngồi trên chiếc ghế
Giơ đôi bàn chân trong không khí
Ông già vui tính Tây Ban Nha.
*
There was an Old Person of Spain,
Who hated all trouble and pain;
So he sat on a chair,
With his feet in the air,
That umbrageous Old Person of Spain.
 
 
5**
Có cô gái trẻ ở Welling
Trở nên nổi tiếng khắp trần gian
Một hôm cô vừa chơi đàn hạc
Vừa câu được mấy con cá chép
Cô gái tuyệt vời ở Welling.
*
There was a Young Lady of Welling,
Whose praise all the world was a-telling;
She played on a harp,
And caught several carp,
That accomplished Young Lady of Welling.
  

6**
Một cô gái trẻ ở xứ Uên
Một hôm câu cá, cô ngạc nhiên
Thấy con cá to không có vảy
Cô liền kêu lên: “Sao kỳ vậy!”
Ngất ngây cô gái ở xứ Uên.
*
There was a Young Lady of Wales,
Who caught a large fish without scales
When she lifted her hook
She exclaimed, 'Only look!'
That ecstatic Young Lady of Wales.
 
Variant
Có cô gái trẻ ở Hương Sơn
Tuổi xuân phơi phới khát khao tình
Thời buổi chiến tranh người chẳng thấy
Xứ sở nhiều khe và lắm núi
Khổ thân cô gái ở Hương Sơn.
 
 
7**
Có một ông già ở Hồng Kông
Vốn thích im lặng, sợ tiếng ồn
Một hôm rúc đầu vào bao tải
Để cho yên ổn, không nghe thấy
Tiếng ồn đường phố ở Hồng Kông.
*
There was an Old Man of Hong Kong,
Who never did anything wrong.
He lay on his back,
With his head in a sack,
That innocuous Old Man of Hong Kong.
 
Variant:
Có một ông già ở Hà Nam
Ông thích bật nhạc nhảy rầm rầm
Nhưng ông hàng xóm sang gõ cửa:
“Cái tật xấu này ông phải bỏ
Không thì cút khỏi xứ Hà Nam”.
 
 
8**
Một ông già ở Sparta
Có hơn hai chục đứa con trai
Ông nuôi con mình bằng cua ốc
Cẩn thận đem cân thành từng chục
Ông già tuyệt vời ở Sparta.
*
There was an Old Person of Sparta,
Who had twenty-one sons and one 'darter';
He fed them on snails,
And weighed them in scales,
That wonderful Person of Sparta.
 
 
9**
Một người ốm ở Tobago
Chỉ ăn cháo gạo, cháo sago
Nhưng cuối cùng thì may mắn đến
Ông bác sĩ khám xong đã dặn:
“Từ nay chuyển sang ăn thịt bò”.
*
There was a sick man of Tobago
Lived long on rice-gruel and sago;
But at last, to his bliss,
The physician said this:
“To a roast leg of mutton you may go.”
 
 
10**
Một cô gái trẻ từ nước Nga
Hét to lấn át hết người ta
Tiếng hét của cô to ầm ĩ
Chưa ai từng nghe to như thế
Như tiếng cô gái từ nước Nga.
*
There was a Young Lady of Russia,
Who screamed so that no one could hush her;
Her screams were extreme,
No one heard such a scream,
As was screamed by that lady of Russia.
 
 
11**
Một cô gái trẻ có chiếc cằm
Nhọn sắc, trông giống như cây kim
Cô muốn làm cho nó thêm sắc
Bằng cách mua một cây đàn hạc
Rồi gảy đàn hạc bằng chiếc cằm.
*
There was a Young Lady whose chin,
Resembled the point of a pin;
So she had it made sharp,
And purchased a harp,
And played several tunes with her chin.
 
 
12**
Một cô gái trẻ đội chiếc mũ
Một con chim sẻ đậu lên đó
Và cô gái nói: “Ta rất mừng
Ta mời chim bay giữa không trung
Hãy ghé xuống đây, đậu lên mũ”
*
There was a Young Lady whose bonnet,
Came untied when the birds sate upon it;
But she said: 'I don't care!
All the birds in the air
Are welcome to sit on my bonnet!'
 
 
13**
Một cô gái trẻ Bồ Đào Nha
Mơ ước bơi về phía biển xa
Cô trèo lên cây nhìn biển cả
Trong khi nhìn biển cô tuyên bố
Không bao giờ bỏ Bồ Đào Nha.
*
There was a Young Lady of Portugal,
Whose ideas were excessively nautical:
She climbed up a tree,
To examine the sea,
But declared she would never leave Portugal.
 
 
14**
Có cô gái trẻ Thổ Nhĩ Kỳ
Thường khóc khi thời tiết âm u
Còn hôm trời không còn u ám
Thì cô gái trẻ thôi đỏng đảnh
Ôi cô gái trẻ Thổ Nhĩ Kỳ.
*
There was a Young Lady of Turkey,
Who wept when the weather was murky;
When the day turned out fine,
She ceased to repine,
That capricious Young Lady of Turkey.
 
 
15**
Có một ông già ở Peru
Thường xem vợ nấu xương hầm nhừ
Nhưng có một lần do nhầm lẫn
Trên bếp của mình bà đã nướng,
Người chồng bất hạnh của Peru.
*
There was an Old Man of Peru,
Who watched his wife making a stew;
But once by mistake,
In a stove she did bake,
That unfortunate Man of Peru.
 
 
16**
Có một ông già trên đảo Rhodes
Ghét cay ghét đắng những loài cóc
Và ông đưa tiền thuê các con
Để đi bắt chúng, nhưng uổng công
Việc làm ông già trên đảo Rhodes.
*
There was an Old Person of Rhodes,
Who strongly objected to toads;
He paid several cousins,
To catch them by the dozens,
That futile Old Person of Rhodes.
 
 
17**
Có ông già xứ Bohemia
Đặt tên con gái Euphemia
Nhưng đến một ngày ông đau đớn
Thấy con đi lấy thằng kẻ trộm
Khổ thân ông già Bohemia.
*
There was an Old Man of Bohemia,
Whose daughter was christened Euphemia,
Till one day, to his grief,
She married a thief,
Which grieved that Old Man of Bohemia.
 
 
18**
Có người đàn ông ở Anerley
Cư xử lạ lùng chẳng giống ai
Một hôm bước ra đường phố lớn
Mỗi tay ông cầm một con lợn
Đến chiều trở lại Anerley.
*
There was an Old Person of Anerley,
Whose conduct was strange and unmannerly;
He rushed down the Strand
With a pig in each hand,
But returned in the evening to Anerley.
 
 
19**
Một ông già ở Moldavia
Không cần xấu hổ trước một ai
Một khi thấy rằng mình vui vẻ
Là ông leo lên bàn nằm ngủ
Ông già vui tính Moldavia.
*
There was an Old Man of Moldavia,
Who had the most curious behaviour;
For while he was able,
He slept on a table.
That funny Old Man of Moldavia.
 
 
20**
Có ông già ở Kilkenny
Trong túi ông chỉ có một xu
Và ông tiêu hết số tiền đó
Mua mật và mua củ hành nhỏ
Ông già đồng bóng Kilkenny.
*
There was an Old Man of Kilkenny,
Who never had more than a penny;
He spent all that money,
In onions and honey,
That wayward Old Man of Kilkenny.
 
 
21**
Ông già từ Columbia
Ông thấy khát nước gọi ly bia
Nhưng người ta mang ra bia nóng
Trong nồi đồng nhỏ cho ông già
Làm cho ông già kia nổi giận.
*
There was an Old Man of Columbia,
Who was thirsty, and called out for some beer;
But they brought it quite hot,
In a small copper pot,
Which disgusted that man of Columbia.
 
 
22**
Có một ông già ngồi trên thuyền
Kêu lên: “Tôi sắp chìm, sắp chìm!”
Người ta trả lời: “Ông đang nổi!”
Nhưng ông lại kêu: “Cứu tôi với”
Ông già bất hạnh ngồi trên thuyền.
*
There was an Old Man in a boat,
Who said, 'I'm afloat, I'm afloat!'
When they said, 'No! you ain't!'
He was ready to faint,
That unhappy Old Man in a boat.
 
 
23**
Có một ông già ở Basing
Đầu óc suy nghĩ cũng đàng hoàng
Ông mua cho mình một con ngựa
Ngồi lên và phóng hết tốc độ
Trốn khỏi người dân ở Basing.
*
There was an Old Person of Basing,
Whose presence of mind was amazing;
He purchased a steed,
Which he rode at full speed,
And escaped from the people of Basing.
 
 
24**
Thành phố Cadiz có ông già
Luôn luôn lịch sự với đàn bà
Một hôm đưa tay cho con gái
Bỗng nhiên ngã xuống dòng nước chảy
Có vẻ như chưa sống bao giờ.
*
There was an Old Person of Cadiz,
Who was always polite to all ladies;
But in handing his daughter,
He fell into the water,
Which drowned that Old Person of Cadiz.
 
 


25**
Thành phố Dover có ông già
Thích dạo chơi trên cỏ trên hoa
Nhưng có những con ong rất lớn
Chúng cắn ông lên mũi lên trán
Nên phải quay về lại Dover.
*
There was an Old Person of Dover,  
Who rushed through a field of blue Clover;
But some very large bees,
Stung his nose and his knees,
 So he very soon went back to Dover.
 
 
26**
Có một ông già với thói quen
Thói quen ăn thịt những con thỏ
Một hôm ăn những mười tám con
Và thân thể ông trở nên xanh
Từ đó không còn ăn thỏ nữa. 
*
There was an Old Person whose habits
Induced him to feed upon rabbits;
When he'd eaten eighteen
He turned perfectly green,
Upon which he relinquished those habits.
 
 
27**
Ở Clare có cô gái trẻ
Một hôm chạy trốn khỏi con gấu
Nhưng chạy đến lúc không còn hơi
Thì cô gái đột ngột qua đời
Bất hạnh thay đời cô gái trẻ.
*
There was a Young Lady of Clare,
Who was sadly pursued by a bear;
‎ When she found she was tired,
‎ She abruptly expired,
That unfortunate Lady of Clare.
 
 
28**
Một ông già ở Abruzzi
Ông mù đến mức chẳng thấy gì
Khi người ta nói: “Giày ông đấy!”
Thì ông hỏi lại: “Có phải vậy?”
Ôi ông già mù Abruzzi.
*
There was an Old Man of th' Abruzzi,
So blind that he couldn't his foot see;
When they said, "That's your toe!"
He replied, "Is it so?"
That doubtful Old Man of th' Abruzzi.
 
 
29**
Ông già có một bộ râu dài
Một hôm than thở: “Khổ thân tôi
Những con chim sẻ, chim sáo đá
Những con chim ác là, cú vọ
Chúng làm tổ trên bộ râu này”.  
*
There was an Old Man with a beard,
Who said, 'It is just as I feared!
‎Two Owls and a Hen,
‎Four Larks and a Wren,
Have all built their nests in my beard!'
 
 
30**
Ở Praha có một ông già
Một hôm bệnh dịch ghé thăm nhà
Có người lấy bơ bôi lên miệng
Làm cho cái miệng ông lẩm bẩm
Và chữa lành bệnh cho ông già.
*
There was an Old Person of Prague,
Who was suddenly seized with the Plague;
But they gave his some butter,
Which caused him to mutter,
And cured that Old Person of Prague.
 
 
31**
Ở Poole có cô gái trẻ
Muốn ăn xúp nhưng xúp lạnh quá
Vì vậy cô cần đem đun sôi
Cô cho vào bếp một ít dầu
Cô gái Poole thông minh quá.
*
There was a Young Lady of Poole,
Whose soup was excessively cool;
So she put it to boil
By the aid of some oil,
That ingenious Young Lady of Poole.
 
 
32**
Ở Melrose có người đàn ông
Thích đi trên đầu những ngón chân
Nhưng mọi người kêu: “Thật khó chịu
Khi nhìn thấy ông đi như vậy
Ông đúng là một kẻ ngu đần”.
*
There was an Old Man of Melrose,
Who walked on the tips of his toes;
But they said, “It ain't pleasant,
To see you at present,
You stupid Old Man of Melrose”.
 
 
33**
Có cô gái trẻ từ Lucca
Với người yêu trong cảnh biệt ly
Cô trèo lên cây to và hát:
“Fiddle-de-dee! Đồ lừa bịp!”
Bối rối người dân ở Lucca.
*
There was a Young Lady of Lucca,
Whose lovers completely forsook her;
She ran up a tree,
And said, 'Fiddle-de-dee!'
Which embarassed the people of Lucca.
 
 
34**
Một ông già ở Vesuvius
Đọc tác phẩm của Vitruvius
Khi ngọn lửa cháy trên sách ông
Thì ông uống nó như nước chanh
Ông già bệnh hoạn ở Vesuvius.
*
There was an Old Man of Vesuvius,
Who studied the works of Vitruvius;
When the flames burnt his book,
To drinking he took,
That morbid Old Man of Vesuvius.
 
 
35**
Có một ông già ở Mũi Horn
Thấy tiếc rằng sống trên trần gian
Ông ngồi trên ghế, ông đau khổ
Rồi ông đã chết luôn ở đó
Ông già đau khổ ở Mũi Horn.
*
There was an Old Man of Cape Horn,
Who wished he had never been born;
So he sat on a chair,
Till he died of despair,
That dolorous Man of Cape Horn.
 
 
36**
Một ông già sống ở miền Nam
Có cái miệng to như chiếc thuyền
Một hôm ông ăn con cá lớn
Và ông đã chết vì bị nghẹn
Khổ thân ông già ở miền Nam.
*
There was an Old Man of the South,
Who had an immederate mouth;
But in swallowing a dish,
That was quite full of fish,
He was choked, that Old Man of the South.
 
 
37**
Có một ông già ở Corfu
Không bao giờ biết nên làm gì
Vì vậy ông thường ra sưởi nắng
Đến khi làn da ông nâu sẫm
Mới thỏa ông già ở Corfu.
*
There was an Old Man of Corfu,
Who never knew what he should do;
So he rushed up and down,
Till the sun made him brown,
That bewildered Old Man of Corfu.
 
 
38**
Có ông già ở Calcutta
Thường xuyên ăn bánh mì với bơ
Một hôm đưa ổ bánh vào miệng
Bỗng nhiên ông già cứng cổ họng
Thôi rồi ông già Calcutta.
*
There was an Old Man of Calcutta,
Who perpetually ate bread and butter,
Till a great bit of muffin,
On which he was stuffing,
Choked that horrid Old Man of Calcutta.
 
 
39**
Một ông già ở Coblenz
Có bước chân dài đến vô cùng
Ông ấy chỉ cần trong một bước
Đi từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Pháp
Ông già kinh ngạc ở Coblenz.
*
There was an Old Man of Coblenz,
The length of whose legs was immense;
He went with one prance
From Turkey to France,
That surprising Old Man of Coblenz.
 
 
40**
Có ông già ở Leghorn
Vóc dáng của ông bé tí hon
Một hôm ông gặp con chó khủng
Con chó khủng kia đè ông xuống
Nuốt chửng ông già ở Leghorn.
*
There was an Old Man of Leghorn,
The smallest that ever was born;
But quickly snapped up he
Was once by a puppy,
Who devoured that Old Man of Leghorn.
 
 
41**
Có ông già ở Whitehaven
Ông này thích nhảy với quạ đen
Ông làm cho người ta giận dữ:
“Không nhảy với người mà với quạ!”
Họ đánh ông già ở Whitehaven.
*
There was an Old Man of Whitehaven,
Who danced a quadrille with a raven;
But they said, 'It's absurd
To encourage this bird!'
 So they smashed that Old Man of Whitehaven.
 
 
42**
Có ông già ở Jamaica
Ông cưới cho mình mụ đàn bà
Nhưng bà ấy khóc: “Tôi khổ lắm
Ông chồng tôi đen như bồ hóng!”
Khổ thân ông già Jamaica.
*
There was an Old Man of Jamaica,  
Who suddenly married a Quaker;
But she cried out, 'Alack!
I have married a black!'
Which distressed that Old Man of Jamaica.
 
 
43**
Có một ông già ở Dundee
Ông thường trèo lên ngồi trên cây
Một hôm có bầy quạ bay đến
Thì ông đứng dậy và kêu lớn:
“Ta sắp quay về với Dundee”.
*
There was an Old Man of Dundee,
Who frequented the top of a tree;
When disturbed by the crows,
He abruptly arose,
And exclaimed, 'I'll return to Dundee.'
 
 
44**
Có một cô gái trẻ với mũi
Dài chạm đến ngón chân của cô
Vì vậy, cô thuê một Bà già
Người vốn cẩn thận trong ứng xử
Đi theo vác cái mũi dài kia.
*
There was a Young Lady whose nose,
Was so long that it reached to her toes;
So she hired an Old Lady,
Whose conduct was steady,
To carry that wonderful nose.
 
 
45**
Một cô gái trẻ mặc áo trắng
Nhìn ra vực thẳm của trời đêm
Nhưng những con chim giữa không trung
Đã làm cho cô nàng hốt hoảng
Từ đó không còn ngắm trời đêm.
*
There was a young lady in white,
Who looked out at the depths of the night;
But the birds of the air,
Filled her heart with despair,
And oppressed that young lady in white.
 
 
46**
Một bà già ngớ ngẩn
Trèo lên cây gai nhọn
Làm rách váy của mình
Gai chích cả vào mông
Bà già ngồi đau đớn.
*
There was an Old Lady whose folly,
Induced her to sit on a holly;  
Whereon by a thorn,
Her dress being torn,
She quickly became melancholy.
 
 
47**
Có một ông già ở xứ Ems
Một hôm bị ngã xuống sông Thêm
Và khi ông được người tìm thấy
Thiên hạ đồn ông bị chết đuối
Tội nghiệp ông già ở xứ Ems.
*
There was an Old Person of Ems,
Who casually fell in the Thames;
And when he was found
They said he was drowned,
That unlucky Old Person of Ems.
 
 
48**
Có một ông già ở Burton
Ăn nói làm ai cũng ngạc nhiên
Khi có người nói: “Chào ông ạ!”
Thì ông trả lời: “Ai hỏi vậy?”
Ông già đau khổ của Burton.
*
There was an Old Person of Burton,
Whose answers were rather uncertain;
When they said, 'How d'ye do?'
He replied, 'Who are you?'
That distressing Old Person of Burton.
 
 
49**
Có ông già ở Aosta
Một hôm ông để mất con bò
Nhưng người ta nói: “Tìm cho kỹ
Xem bò trèo lên cây không đã?
Ông già ngớ ngẩn ở Aosta!”
*
There was an Old Man of Aosta,
Who possessed a large cow, but he lost her;
But they said, 'Don't you see
She has rushed up a tree?
You invidious Old Man of Aosta!'
 
 
50**
Có một ông già ở miền Tây
Mặc chiếc áo vét màu mận nhạt
Người ta hỏi ông: “Áo có vừa?”
Ông liền trả lời: “Cũng tạm được!”
Ông già dễ tính ở miền Tây.
*
There was an Old Man of the West,
Who wore a pale plum-coloured vest;
When they said, 'Does it fit?'
He replied, 'Not a bit!'
That uneasy Old Man of the West.
 

Thơ Geoffrey Chaucer

 


Geoffrey Chaucer (khoảng 1340/1345 - ngày 25 tháng 10 năm 1400) - nhà thơ Anh, được coi là “cha đẻ của thơ ca Anh” và là một trong những người sáng lập văn học Anh và tiếng Anh văn học. Ông là người đầu tiên viết các tác phẩm của mình không phải bằng tiếng Latin, mà bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Tác phẩm nổi tiếng và hay nhất của ông, mang lại cho ông một cái tên bất tử trong văn học thế giới là “Truyện Canterbury”.
 
Tiểu sử
Theo những gì còn lưu lại được thì cha của Chaucer là một người buôn rượu vang, đã cung cấp rượu vang cho triều đình của nhà vua, nhờ đó con trai ông được tiếp xúc với triều đình khá sớm. Năm 1359, ông tham gia một chiến dịch chống Pháp và bị bắt làm tù binh. Nhà vua đã chuộc ông bằng 16 bảng và sau khi trở về Anh, ông bắt đầu làm thơ và viết văn.
 
Geoffrey Chaucer kết hôn với Philippa de Roet. Họ có hai người con trai: Thomas (1367) và Lewis (1380).
 
Từ 1372 đến 1377 Chaucer thường xuyên đến thăm Ý, Pháp và Flanders, thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao cho vua Edward III. Ông đã xin phép người Genova thành lập một cảng thương mại của Anh, và xin người Florence một khoản vay đáng kể cho nhà vua.
 
Trong những năm cuối đời, Chaucer đã viết một số bài thơ với tâm trạng buồn bã: ông bày tỏ mong muốn thoát khỏi ánh sáng và đám đông, xin nhà vua giúp mình thoát nghèo, lui về ở ẩn và tập trung cho thơ ca. Và hạnh phúc đã mỉm cười với Chaucer: nhà vua đã chỉ định cho ông một khoản trợ cấp khá quan trọng vào thời điểm đó, và ông đã thuê được một ngôi nhà đẹp gần Tu viện Westminster.
 
Năm 1400, Chaucer qua đời và được chôn cất trong danh dự tại Tu viện Westminster danh tiếng (tại “Góc Thi Sĩ”, ông là người đầu tiên được chôn cất ở đó).
 
Vài nét về “Truyện Canterbury”
 
Truyện Canterbury (tiếng anh hiện đại: The Canterbury Tales; tiếng Anh trung cổ: Tales of Caunterbury) là tác phẩm gồm 24 câu chuyện (22 bằng thơ và 2 bằng văn xuôi). Những câu chuyện do những người hành hương về các thánh tích của Thánh Thomas Becket ở Canterbury kể và được mô tả trong lời mở đầu của tác giả. Chaucer hình dung mỗi người trong số họ kể bốn câu chuyện (hai trên đường đến Canterbury và hai trên đường trở về).
 
Những người kể chuyện thuộc tất cả các tầng lớp trong xã hội Anh thời trung cổ: trong số họ có hiệp sĩ, linh mục, bác sĩ, thủy thủ, thương nhân, thợ dệt, đầu bếp… v.v. Những câu chuyện của những người hành hương rất đa dạng về chủ đề, thường gắn liền với chủ đề tình yêu và sự phản bội, một số trong đó châm biếm sự lạm dụng của Giáo hội Công giáo. Tài năng văn học của Chaucer được thể hiện trong những câu chuyện phản ánh những đặc điểm và cách nói chuyện riêng của những người kể chuyện.
 
Phần dịch tiếng Việt mới chỉ có phần “Lời bạt của Chaucer”. Lúc đầu chúng tôi có ý định sẽ dịch toàn bộ tác phẩm này nhưng vì nó quá lớn trong khi quỹ thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ dịch một số câu chuyện và sẽ công bố khi đã chốt lại.
 
 


LỜI BẠT CỦA CHAUCER
 
Griselda đã chết và sự khiêm nhường
Cả hai đều bị vùi chôn ở Ý
Và tôi khóc, cảnh báo các ông chồng
1180 Sự kiên nhẫn của vợ đừng đem thử
Vợ chết rồi, đừng hy vọng đi tìm
Griselda, vì điều này không thể!
 
Hỡi những người vợ cao thượng và can đảm
Hãy biết cách tự bảo vệ lấy mình
1185 Để không ai sẽ tìm cách kiếm chuyện
Rồi ba hoa về cư xử của em
Griselda kiên nhẫn và tốt bụng
Không để thú Chichevache nuốt vào lòng.
 
Lấy tiếng vang nữ thần làm hình mẫu
1190 Phản đối bất cứ điều gì mông lung
Đừng bị lừa vì ngây thơ của mình
Chiếm thế thượng phong để luôn có lý
Tôi khuyên em: khắc ghi trong tâm trí
Vì lợi ích chung hãy nắm dây cương.
 
1195 Em phụ nữ, hãy tìm cách bảo vệ
Với lạc đà em còn mạnh mẽ hơn
Không cho chồng được phép xúc phạm em
Dù so về sức lực em yếu đuối
Hãy hoang dã, hãy dữ dằn như hổ
Gào như cối xay để thắng được chồng.
 
Đi sợ chồng, quả là điều ngớ ngẩn
Dù anh ta có thế mạnh của mình
Nhưng hùng biện của em như mũi tên
Sẽ đâm qua áo khoác, xuyên vào ngực
1205 Trong ghen tuông hãy tìm cách ràng buộc
Bắt chồng thu mình như một con chim.
 
Nếu em đẹp, trong con mắt thế gian
Cứ nở hoa, đeo những đồ trang trí
Nếu em xấu, đừng tiếc tiền chi phí
1210 Để có bạn bè, để có người thân
Hãy vui vẻ như chiếc lá mùa xuân
Cứ mặc chồng khóc khóc và đau khổ.
 
Lenvoy de Chaucer
 
       Griselda's dead, and dead is her patience,
In Italy both lie buried, says the tale;
For which I cry in open audience,
1180  That no man be so hardy as to assail
His own wife's patience, in a hope to find
Griselda, for 'tis certain he shall fail!
 
       O noble wives, full of a high prudence,
Let not humility your free tongue nail,
1185  Nor let some clerk have cause for diligence
To write of you, such marvelous detail
As of Griselda, patient and so kind;
Lest Chichevache swallow you in her entrail!
 
       Nay, follow Echo, that holds no silence,
1190 But answers always like a countervail;
Be not befooled, for all your innocence,
But take the upper hand and you'll prevail.
And well impress this lesson on your mind,
For common profit, since it may avail.
 
1195 Strong-minded women, stand at your defence,
Since you are strong as camel and don't ail,
Suffer no man to do to you offence;
And slender women in a contest frail,
Be savage as a tiger there in Ind;
1200 Clatter like mill, say I, to beat the male.
 
Nay, fear them not, nor do them reverence;
For though your husband be all armed in mail,
The arrows of your shrewish eloquence
Shall pierce his breast and pierce his aventail.
1205 In jealousy I counsel that you bind,
And you shall make him cower as does a quail.
 
       If you are fair to see, in folks' presence,
Show them your face and with your clothes regale;
If you are foul, be lavish of expense,
1210 To gain friends never cease to do travail;
Be lightsome as a linden leaf in wind,
And let him worry, weep and wring and wail!
 

Thơ Robert Browning

 

Robert Browning (7 tháng 5 năm 1812 - 12 tháng 12 năm 1889) – nhà thơ và nhà viết kịch người Anh, khả năng độc thoại kịch tính đã khiến ông trở thành một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất thời đại Victoria.
 
Tiểu sử
Robert Browning sinh ngày 7 tháng 5 năm 1812 tại thành phố Luân Đôn. Sinh ra trong gia đình của một quan chức giàu có, Robert nhận được một nền giáo dục tốt ở nhà. Người cha mơ ước rằng con trai mình sẽ tham gia vào một hoạt động thực tế nào đó. Tuy nhiên, Robert lại có ý kiến khác. Năm mười sáu tuổi, ông bắt gặp những tác phẩm lãng mạn của Shelley và Keats. Theo sự thừa nhận của ông, những bài thơ của họ đã biến ông trở thành một nhà thơ.
 
Năm 19 tuổi, Browning xuất bản trường ca đầu tiên của mình, “Pauline” và ngay lập tức mang lại cho ông danh tiếng. Sau khi xuất bản, Browning được mời tham gia nhóm văn học của Dickens và Wordsworth. Nhà thơ đi rất nhiều. Ông tự hào nói rằng nước Ý đã thay thế cho nước Anh của ông.
 
Năm 1833, ông thực hiện một chuyến đi đến Nga. Trong những năm sau đó, Robert sống chủ yếu ở Florence, Ý. Đỉnh cao sáng tạo của ông là cuốn tiểu thuyết thơ “Chiếc nhẫn và cuốn sách, 1868”.
 
Browning kết hôn với nữ nhà thơ Elizabeth Barrett, người lớn hơn ông 6 tuổi. Đứa con duy nhất của họ, Robert Wiedemann Barrett Browning, biệt danh là “Penini” hay “Pen”, sinh năm 1849 cũng là một họa sĩ có tiếng ở Anh.
 
Năm 1881, người hâm mộ của nhà thơ đã thành lập “Hội Browning” để diễn giải ý nghĩa của các tác phẩm của ông. Trong các tác phẩm của mình, Browning thể hiện niềm tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia. Đối với ông, đây là phần thưởng cho cuộc đời mà ông đã sống trên trái đất. Đồng thời, cuộc sống trần gian được thể hiện bằng những màu sắc tươi sáng.
 
Điều duy nhất có thể làm lu mờ một người là nỗi buồn và những đam mê trần thế, nhưng cũng có sự cứu rỗi cho họ. Đấy là niềm tin vào Chúa. Tuy nhiên, Browning sẽ không còn trong lịch sử văn học Anh nếu chỉ có những quan điểm triết học không thôi. Thành tựu chính của ông là sự mô tả rất thành công về những niềm đam mê của con người và phong cảnh trữ tình. Nhiều nhân vật của ông là những hình ảnh mẫu mực của chân lý và sự thật thuần khiết.
 
Robert Browning qua đời vào ngày 12 tháng 12 năm 1889 tại Venice, Ý. Nhà thơ vĩ đại được chôn cất tại “Góc Thi Sĩ” của Tu viện Westminster ở London.
 
Tác phẩm chính
*Pauline: A Fragment of a Confession, 1833), trường ca
*Paracelsus, 1835, kịch thơ
*Strafford, 1837, kịch
*Sordello, 1840, trường ca
*Pippa đi ngang qua (Pippa Passes, 1841), kịch thơ
*Thơ trong kịch ((Dramatic Lyrics, 1842), tập thơ
*Những vở kịch lãng mạn và lời thơ (Dramatic Romances and Lyrics, 1845) tập thơ
*Đàn ông và phụ nữ (Men and Women, 1855), tập thơ
*Chiếc nhẫn và cuốn sách, The Ring and the Book, 1868) tiểu thuyết thơ
 
3 bài thơ
 

SUMMUM BONUM*
 
Tất cả hơi thở và sự nở hoa của năm trong túi của con ong
Tất cả sự kỳ diệu và giàu có của mỏ trong trái tim viên đá quý
Trong lõi của viên ngọc tất cả bóng mát và sáng ngời biển cả
Hơi thở và sự nở rộ, bóng râm và tỏa sáng, thật lạ, giàu có và xa xôi
         Sự thật, nó sáng hơn đá quý
         Lòng tin – tinh khiết hơn ngọc trai
Chân lý sáng ngời, niềm tin thuần khiết nhất trong vũ trụ. Tất cả cho tôi
         Trong nụ hôn của một cô gái.
_______________
*Summum Bonum (tiếng Latinh) – hạnh phúc nhất, tuyệt nhất. Nhà phê bình văn học người Ba Lan, Leon Winiarski, không thích bài thơ này. Ông viết: “Chúng ta phải cười khi đọc rằng người đàn ông tám mươi tuổi đã đứng bên ngôi mộ lại nghĩ rằng niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời là ở “trong nụ hôn của một cô gái”.

Summum Bonum
 
All the breath and the bloom of the year in the bag of one bee:
All the wonder and wealth of the mine in the heart of one gem:
In the core of one pearl all the shade and the shine of the sea:
Breath and bloom, shade and shine,—wonder, wealth, and—how far above them—
        Truth, that's brighter than gem,
        Trust, that's purer than pearl,—
Brightest truth, purest trust in the universe—all were for me
        In the kiss of one girl.
 
 


CHIA TAY VÀO BUỔI SÁNG
 
Biển đột ngột hiện ra quanh đất mũi
Vầng dương trên cao nhìn xuống núi đồi
Đường của ngươi thẳng băng, vàng chói lọi
Đường của tôi trong thế giới của người.
 
Parting at Morning
 
Round the cape of a sudden came the sea,
And the sun looked over the mountain’s rim:
And straight was a path of gold for him,
And the need of a world of men for me.
 
 
BÀI CA CỦA PIPA
 
Năm đã đến mùa xuân
Ngày đã vào buổi sớm
Vào lúc bảy giờ sáng
Hoa cỏ còn trong sương.
 
Sơn ca trên đôi cánh
Con ốc trong bụi gai
Chúa nhìn từ trên trời –
Thế gian đều yên ổn.
 
Pippa’s Song
 
The year’s at the spring,
And day’s at the morn;
Morning’s at seven;
The hill-side’s dew-pearl’d;
The lark’s on the wing;
The snail’s on the thorn;
God’s in His heaven–
All’s right with the world!
 

Thơ William Ernest Henley

 

William Ernest Henley (23 tháng 8 năm 1849 – 11 tháng 7 năm 1903) – nhà thơ, nhà phê bình và nhà xuất bản người Anh, rất nổi tiếng với bài thơ “Không thể khuất phục” (Invictus) năm 1875.
 
Tiểu sử:
Henley sinh ở Gloucester, là con cả trong sáu người con của gia đình. Cha của ông,William, một người bán sách đã chết năm 1868, để lại nhiều khoản nợ. Mẹ, Mary Morgan, là hậu duệ của nhà thơ và nhà phê bình John Wharton. Trong những năm 1861-1867, Henley học tại trường Crypt School ở Gloucester.
 
Từ năm mười hai tuổi Henley bị bệnh lao xương dẫn đến việc phải cắt cụt chân trái đến đầu gối. Theo những bức thư của Robert Louis Stevenson – bạn của Henley –
thì ông là một trong những nguyên mẫu của Long John Silver, nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết “Đảo châu báu”. Con trai nuôi của Stevenson, Lloyd Osbourne, nói về Henley: “Ông có đôi vai rộng, tính khí bồn chồn, bộ râu đỏ với một cái nạng; vui vẻ, cực kỳ thông minh, có tiếng cười lớn nghe như tiếng nhạc...”.
 
Henley kết hôn với Hannah Johnson Boyle (1855 - 1925) vào ngày 22 tháng 1 năm 1878. Sinh ra ở Stirling, Hannah là con gái út của Edward Boyle, một kỹ sư cơ khí từ Edinburgh và vợ của ông là Mary Ann née Mackie. Trong cuộc điều tra dân số Scotland năm 1891, William và Hannah được ghi nhận là sống với cô con gái hai tuổi của họ, Margaret Emma Henley (sinh ngày 4 tháng 9 năm 1888), tại 11 Howard Place, ở Edinburgh.
 
Henley chết vì bệnh lao vào năm 1903 ở tuổi 53.
 
2 bài thơ
 

INVICTUS*
 
Màn đêm đen dày đặc ở trên đầu
Đen như hố, cực này sang cực khác
Tôi cám ơn bất cứ vị thần nào
Cho tôi linh hồn kiên cường bất khuất.
 
Tôi chịu đựng đòn đau từ số kiếp
Mà không hề nhăn mặt, chẳng khóc than
Chân bước đi nhận biết những gian nan
Đầu đầy máu nhưng không hề cúi gục.
 
Vẫn còn nhiều tai họa và nước mắt
Những kinh hoàng ẩn nấp giữa bóng râm
Và những mối đe dọa của tháng năm
Tôi đã, đang và sẽ không sợ sệt.
 
Dù cánh cổng của đời không mở rộng
Vẫn còn nhiều hình phạt, những khó khăn
Tôi là chủ nhân của số phận mình
Với linh hồn mình – tôi là thuyền trưởng.
____________
*Invictus (tiếng Latinh) – Bất khuất.
 
Invictus
 
Out of the night that covers me
Black as the pit from pole to pole,
I thank whatever gods may be
For my unconquerable soul.
 
In the fell clutch of circumstance,
I have not winced nor cried aloud.
Under the bludgeonings of chance
My head is bloody, but unbowed.
 
Beyond this place of wrath and tears
Looms but the Horror of the shade,
And yet the menace of the years
Finds, and shall find, me unafraid.
 
It matters not how strait the gate,
How charged with punishments the scroll,
I am the master of my fate:
I am the captain of my soul.
 
 
THƠ TRIOLET KHÔNG HỀ KHÓ
 
Thơ triolet, thể thơ không khó
Nếu như bạn là một bậc thầy
Bạn chỉ cần lựa chọn vần điệu thôi
Thơ triolet, thể thơ không khó.
Như bạn thấy đấy! Tôi trả nợ
Với vần điệu khác, dễ dàng thôi
Thơ triolet, thể thơ không khó
Nếu như bạn là một bậc thầy.
_______________
*Thơ thể triôlê (tám câu, trong đó câu thứ nhất lặp lại ở câu thứ 4, thứ 7).
 
Easy is the Triolet
 
Easy is the Triolet,
If you really learn to make it!
Once a neat refrain you get,
Easy is the Triolet.
As you see! I pay my debt
With another rhyme, Deuce take it,
Easy is the Triolet,
If you really learn to make it!
 

Thơ William Allingham

 

William Allingham (19 tháng 3 năm 1824 – 18 tháng 11 năm 1889) – nhà thơ, nhà viết nhật ký và biên tập viên người Ireland.

 Tiểu sử
William Allingham sinh ngày 19 tháng 3 năm 1824 tại Ballyshannon, một thị trấn nhỏ ở phía nam của hạt Donegal ở Ulster ở phía bắc Ireland; ông là con trai của người quản lý một ngân hàng địa phương là người gốc Anh.
 
Cuộc sống của Allingham có thể được chia thành hai nửa rõ ràng – ở Ireland (từ khi sinh, năm 1824 đến năm 1863) và ở Anh (từ năm 1863 cho đến khi ông qua đời ở Hampstead năm 1889).
 
Ông được học tại Viện hàn lâm Hoàng gia Belfast cho đến năm 14 tuổi, khi ông chưa làm việc trong ngành hải quan ở thị trấn quê hương ông. Thời kỳ sau đó ông tiếp tục làm công việc tương tự ở Ireland và Anh cho đến năm 1870. Trong thời kỳ này ông đã xuất bản tập “Thơ” (Poem) năm 1850, “Những bài ca ngày và đêm” (Day and Night Songs) năm 1855 và được Dante Gabriel Rossetti cùng những người khác vẽ minh họa. Ông cũng đã biên tập “Năm mươi bài thơ hiện đại” (Fifty Modern Poems) vào năm 1865.
 
Tháng 4 năm 1870, Allingham nghỉ hưu trong ngành hải quan, chuyển đến London và trở thành biên tập viên của Tạp chí Fraser. Ngày 22 tháng 8 năm 1874, ông kết hôn với nữ họa sĩ minh họa Helen Paterson, người trẻ hơn ông hai mươi bốn tuổi. Họ có ba người con.
 
William qua đời tại Hampstead ngày 18 tháng 11 năm 1889. Thi thể, theo nguyện vọng của ông được hỏa táng. Tro cốt được an táng tại nhà thờ St. Anne ở quê hương Ballyshannon của mình.
 
3 bài thơ

 
BUỔI TỐI
 
Bầu trời đang dần tối
Một ngôi sao giữa trời
Buồn vây lấy ngọn đồi
Tình yêu đang hấp hối.
 
Khó mà rơi nước mắt
Khó mà nói một lời
Kết thúc một ngày hè
Và tình yêu đã chết.
 
An Evening
 
A sunset's mounded cloud;
A diamond evening-star;
Sad blue hills afar;
Love in his shroud.
 
Scarcely a tear to shed;
Hardly a word to say;
The end of a summer day;
Sweet Love dead.
 
 
HÃY ĐỂ TÔI HÁT NHỮNG GÌ TÔI BIẾT
 
Phía tây hoang dã, bờ biển, thành phố nhỏ
Một tộc người nhỏ bé sống ở đây
Thủy triều lên xuống và cơn gió
Màn đêm tối, biển khơi và giông tố.
Ý chí con người, số phận con người:
Điều gì quyết định, điều gì lớn nhỏ?
Hãy để cho tôi tìm câu trả lời
Tôi hát về những gì tôi biết rõ.
 
Let Me Sing Of What I Know
 
A wild west Coast, a little Town,
Where little Folk go up and down,
Tides flow and winds blow:
Night and Tempest and the Sea,
Human Will and Human Fate:
What is little, what is great?
Howsoe'er the answer be,
Let me sing of what I know.
 
 
HOÀI NIỆM
 
Bốn con vịt trên đầm
Trên bờ hoa cỏ màu xanh
Bầu trời mùa xuân xanh thắm
Và mây trắng nằm trên đôi cánh
Có vẻ chỉ là vớ vẩn linh tinh
Nhưng ký ức của nhiều tháng năm
Làm nước mắt rơi trong hoài niệm!
 
A Memory
 
Four ducks on a pond,
A grass-bank beyond,
A blue sky of spring,
White clouds on the wing;
What a little thing
To remember for years-
To remember with tears!